Ăn uống là một trong những việc ai cũng thích vì nó vừa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, vừa giúp vui vẻ và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên các chuyên gia luôn khuyến cáo là ăn vừa phải, tránh ăn quá no. Vậy ăn no sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào ? Sau đây là 6 mối nguy hại xảy ra khi ăn quá no mà bạn không nên bỏ qua.

1. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày chính là biểu hiện đầu tiên cho thấy bạn đã thu nạp quá nhiều thức ăn trong một bữa. Ngoài trào ngược, dạ dày của bạn còn có thể gặp một số các vấn đề khác như đau quặn, viêm loét hoặc chèn ép các cơ quan khác. Một số người còn gặp các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, khó nuốt, khó chịu, nóng trong người,…

Trào ngược dạ dày do ăn quá no (Ảnh: Internet).
Trào ngược dạ dày do ăn quá no (Ảnh: Internet).

2. Tăng đường huyết

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ các thực phẩm giàu carbohydrate mới có thể làm đường huyết tăng cao. Sự thật là tất cả các loại thực phẩm đều có khả năng khiến cơ thể bị tăng đường huyết. Khi bạn ăn no, lượng đường huyết tăng cao buộc cơ thể phải sản sinh nhiều insulin hơn để chuyển đường vào các cơ bắp hoặc tích trữ dưới dạng mỡ tại gan. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tăng đường huyết sau khi ăn quá no (Ảnh: Internet).
Tăng đường huyết sau khi ăn quá no (Ảnh: Internet).

3. Dễ béo phì

Theo nghiên cứu của các giáo sư đầu ngành tại đại học Harvard, nếu buổi tối bạn nạp quá nhiều thức ăn vào dạ dày sẽ làm các phản ứng trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn.

Vốn dĩ trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại một loại phân tử có tên RNA với tác dụng chống virus. Nhưng khi bạn ăn quá no, loại phân tử này sẽ có tác dụng ngược lại trong quá trình chuyển hoá, làm tăng nguy cơ tích luỹ cholesterol và lượng mỡ trong máu, gây nên bệnh tiểu đường và béo phì.

Ăn quá no sẽ khiến cơ thể bị béo phì (Ảnh: Internet).
Ăn quá no sẽ khiến cơ thể bị béo phì (Ảnh: Internet).

4. Đầy bụng khó tiêu

Có một sự thật khá vui nhộn khi ăn, đó là chúng ta sẽ “ăn” cả không khí trong lúc dùng bữa. Nghe thật lạ đúng không nào! Nhưng đó chính là sự thật đã được các nhà nghiên cứu phát hiện ra.

Một khi không khí đi vào đường tiêu hóa, chúng sẽ khiến dạ dày căng ra và làm bạn cảm thấy đầy bụng. Việc uống các loại đồ uống có gas khi ăn càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Đầy bụng, khó tiêu là các triệu chứng thông báo bạn ăn quá no (Ảnh: Internet).
Đầy bụng, khó tiêu là các triệu chứng thông báo bạn ăn quá no (Ảnh: Internet).

5. Ăn quá no khiến cơ thể mệt mỏi

Ăn quá no có thể làm mức đường huyết tăng cao nhanh chóng, khi đó cơ thể sẽ buộc phải sản sinh ra nhiều insulin hơn để giữ đường huyết ở mức bình thường. Kết quả của quá trình này là bạn có thể bị đau đầu, khát nước, mệt mỏi hoặc buồn ngủ.

Cũng có khả năng cơ thể sẽ tích trữ đường và calo dư thừa, dẫn đến tăng cân. Ăn quá no còn khiến bạn hoạt động kém hơn bình thường, giảm sự linh hoạt cũng như giảm hiệu suất làm việc.

Cơ thể sẽ không còn muốn làm việc sau khi bạn ăn quá no (Ảnh: Internet).
Cơ thể sẽ không còn muốn làm việc sau khi bạn ăn quá no (Ảnh: Internet).

6. Tăng nguy cơ bị loãng xương

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, ăn quá no thường xuyên sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương do lượng hormon thyroid ở tuyến giáp tăng, làm cho xương bị thiếu canxi trầm trọng, từ đó khiến cho cơ thể có nguy cơ mắc chứng loãng xương.

Ngoài ra, khi ăn quá no các gốc oxy tự do được tổng hợp trong cơ thể càng nhiều, khiến cho tế bào càng dễ bị tổn thương, quá trình lão hóa diễn ra sớm, tuổi thọ bị rút ngắn.

Ăn quá no góp phần khiến bạn dễ mắc loãng xương (Ảnh: Internet).
Ăn quá no góp phần khiến bạn dễ mắc loãng xương (Ảnh: Internet).

Các bạn hãy đọc thêm các bài viết tương tự khác ở đây nhé!

Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người có thêm các thông tin bổ ích, để chúng ta cùng có một sức khỏe thật tốt. Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi thường xuyên bạn nhé!

Xem thêm

5 điều lầm tưởng về tật cận thị - Bạn đã biết những sự thật này chưa?

Người cận thị có cần đeo kính khi nhìn gần? Hay chỉ cần quan tâm tròng kính còn phần gọng thì chọn sao cũng được? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá 5 quan niệm sai lầm về cận thị mà rất nhiều người hiện nay vẫn tưởng là đúng nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận