Ngày nay, chúng ta dường như không thể thoát khỏi stress. Tất cả chúng ta đều cảm thấy điều đó và tất cả chúng ta đều ghét nó. Chúng ta bị mắc kẹt trong một cuộc sống đầy lo lắng. Nhưng có cách nào để biến stress trở thành nguồn năng lượng tích cực hay không?

Stress vốn là phản ứng có lợi

Stress luôn gắn liền với tiếng xấu nhưng thực ra nó có một chức năng quan trọng: giúp chúng ta giữ an toàn trước nguy hiểm. Stress có liên hệ chặt chẽ với khả năng cảm nhận nỗi sợ hãi của chúng ta, cho phép chúng ta cảnh giác và ứng phó với các mối đe dọa trong môi trường sống.

Stress vốn là phản ứng có lợi (Ảnh: Internet)
Stress vốn là phản ứng có lợi (Ảnh: Internet)

Khi chúng ta nhận thấy mối đe dọa, vùng hạnh nhân trong não sẽ gửi tín hiệu đến vùng dưới đồi để kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm. Điều này khiến cơ thể chúng ta chuyển sang chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, kích hoạt một loạt phản ứng sinh lý để giúp chúng ta thoát khỏi mối đe dọa. Các hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline được giải phóng, nhịp tim và huyết áp của chúng ta tăng lên. Lượng đường trong máu tăng lên để cung cấp cho chúng ta nhiều năng lượng hơn, và hơi thở cũng nhanh hơn. Điều này giúp các giác quan của chúng ta nhạy bén hơn và có tác dụng tăng cường tạm thời về năng lượng, sức mạnh và tốc độ phản ứng.

Tất cả những phản ứng này xảy ra nhằm mục đích tăng cơ hội sống sót và giữ cho chúng ta an toàn. Chúng ta sẽ không thể tồn tại đến ngày nay nếu không có khả năng cảm nhận căng thẳng và đưa ra phản ứng trong những tình huống nguy hiểm.

Điểm mấu chốt ở đây là stress vốn có lợi cho chúng ta và giúp chúng ta an toàn. Điều này có thể khó chấp nhận với nhiều người, khi mà sự kiệt sức khiến họ suy sụp về thể chất, tinh thần, cảm xúc và tinh thần. Chúng ta đổ lỗi cho stress nhưng sự thật thì nó không phải là nguyên nhân. Nếu bạn chấp nhận sự thật đó, nhìn thấy những dấu hiệu đỏ và phản ứng sớm hơn thì có lẽ bạn sẽ không bị kiệt sức.

Tại sao stress ngày nay lại có hại?

Thời xưa, khả năng phát hiện các tác nhân gây stress bên ngoài như động vật ăn thịt và chiến đấu, ẩn náu hoặc bỏ chạy là vấn đề sinh tử đối với con người. Tuy nhiên những thứ khiến chúng ta căng thẳng ngày nay rất khác so với tổ tiên chúng ta, nhưng cơ thể chúng ta lại phản ứng với chúng theo cách tương tự.

Nói cách khác, cơ thể chúng ta phản ứng thái quá với những tác nhân gây stress nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, bao gồm các yếu tố bên trong như suy nghĩ tiêu cực và các yếu tố bên ngoài như công việc và deadline.

Stress ngày nay (Ảnh: Internet)
Stress ngày nay (Ảnh: Internet)

Đó là vấn đề của thời hiện đại, chúng ta gặp căng thẳng 24/7 nhưng lại phản ứng theo cách nguyên thủy. Phản ứng này được kích hoạt thường xuyên đến mức các chức năng cơ thể và hormone căng thẳng của chúng ta hiếm khi trở lại mức bình thường. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, việc bỏ chạy, lẩn trốn hoặc đánh nhau để giải quyết tác nhân gây stress lại khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy chúng ta bị mắc kẹt – một bên là các tác nhân gây stress và các phản ứng sinh học vốn có, nhưng bên kia là không thể đối phó bằng cách giống như thời xa xưa.

Chính sự căng thẳng kéo dài này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Những tác hại lâu dài có thể là rối loạn giấc ngủ, hệ thống miễn dịch bị tổn hại, chức năng tiêu hóa kém, tăng mỡ bụng, thay đổi huyết áp, sương mù não, tâm trạng kém, thèm đồ ngọt, viêm và đau mãn tính.

Làm sao để tắt phản ứng stress?

Mối quan hệ của chúng ta với stress là một mối quan hệ không thể tách rời. Sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào nó. Dưới đây là 3 bước bạn có thể thực hiện để thay đổi mối quan hệ độc hại với stress và khôi phục lại vị trí xứng đáng của nó như một phản ứng có lợi.

1. Thay đổi cách suy nghĩ của bạn về stress

Hãy ngừng nghĩ xấu về stress và đổ lỗi cho nó hủy hoại cuộc sống của bạn. Đó không phải là một thế lực xấu xa bên ngoài ra tay tấn công bạn. Để biến stress thành có lợi, trước tiên bạn phải tin rằng nó tốt cho bạn và bạn có thể kiểm soát.

Hãy tự hỏi bản thân: Stress hiện tại có ý nghĩa gì với bạn? Ví dụ, đó thường là tín hiệu cho thấy bạn đang đảm nhận quá nhiều việc cùng một lúc và cần phải sống chậm lại, hoặc bạn quá ưu tiên những người khác mà chưa chăm sóc bản thân đủ tốt.

Thay đổi cách nhìn về stress (Ảnh: Internet)
Thay đổi cách nhìn về stress (Ảnh: Internet)

2. Hàn gắn mối quan hệ của bạn với stress

Thay vì phán xét, hãy cố gắng tìm hiểu về phản ứng stress của bạn. Giống như bất kỳ mối quan hệ nào dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, bước đầu tiên là lắng nghe. Hãy chú ý xem:

  • Trải nghiệm stress của bạn có cảm giác thế nào?
  • Yếu tố nào kích hoạt stress của bạn?
  • Stress xuất hiện ở đâu trong cuộc sống của bạn?

Ví dụ bạn cảm thấy căng thẳng như đau lưng, cổ và vai, cùng với cảm giác thắt chặt ở bụng thường đi kèm với các vấn đề về tiêu hóa, và một số nguyên nhân khiến bạn gặp các triệu chứng đó bao gồm deadline công việc, thiếu ngủ, ăn bột mì chứa gluten và sữa, giải quyết email, chăm sóc con cái.

3. Thay đổi cách giải quyết stress

Hãy tìm hiểu cách giảm bớt phản ứng stress của bạn. Hầu hết chúng ta không biết làm thế nào vì chúng ta không được dạym nhưng thực ra nó đơn giản như việc học một vài kỹ năng mới để áp dụng khi bạn cảm thấy căng thẳng.

Có những cách đơn giản để dập tắt phản ứng stress, đó là tập thở, cười, tập thiền định và thay đổi cách đối thoại nội tâm của chính mình. Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau tùy theo tác nhân gây căng thẳng mà bạn phải đối mặt, mức độ stress và hoàn cảnh cụ thể. Một số biện pháp phù hợp ở nơi công cộng hơn những biện pháp khác.

Khi một điều gì đó khiến bạn stress ở nơi công cộng, điều quan trọng là phải ý thức rõ và tỏ ra bình tĩnh. Trong những trường hợp đó, nên chọn các kỹ thuật không yêu cầu nhắm mắt hay làm bất cứ hành động gì gây chú ý. Ví dụ, bạn có thể lặp lại trong đầu cụm từ “tất cả đều ổn” kết hợp với thở bằng bụng. Đầu tiên, bạn phải chú ý đến hơi thở của mình. Thở bằng mũi, bắt đầu thở chậm lại và sâu hơn một cách có ý thức, bụng phình ra khi hít vào và co lại khi thở ra. Đặt tay lên bụng có có thể giúp ích. Sau đó bắt đầu lặp lại trong đầu “tất cả đều ổn” khi hít vào và lặp lại lần nữa khi thở ra, vẫn chú ý đến hơi thở và chuyển động của bụng. Duy trì những việc này trong một phút hoặc lâu hơn nếu cần thiết.

Hít thở sâu giúp giảm stress (Ảnh: Internet)
Hít thở sâu giúp giảm stress (Ảnh: Internet)

Thở chậm lại giúp bạn tập trung vào thời điểm hiện tại và tự động dập tắt phản ứng stress của cơ thể. Việc lặp đi lặp lại “tất cả đều ổn” sẽ định hình lại suy nghĩ của bạn và gửi tín hiệu đến tâm trí rằng bạn đang an toàn, đồng thời chuyển cơ thể bạn ra khỏi chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Tóm lại, bạn đang nhắc nhở chính mình rằng không có mối nguy hiểm nào xung quanh nên cứ thư giãn là được.

Bạn có kỹ thuật nào khác để điều chỉnh phản ứng căng thẳng của mình không? Hãy chia sẻ trong phần bình luận bên dưới nhé.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ vườn trường ngọt ngào, dễ thương nhất

Đề tài học đường với những mối tình thanh xuân vườn trường ngọt ngào, hài hước vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tín đồ truyện tranh. Nếu bạn cũng là fan của thể loại này, hãy lưu ngay danh sách những bộ truyện tranh đam mỹ vườn trường hay đang được phát hành sau đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận