Được công bố toàn cầu vào cuối năm 2018, Lenovo đã thực sự không khiến người hâm mộ thất vọng với chiếc laptop 2-trong-1 mới của họ: Yoga C930. Mang danh là “người kế thừa” của dòng sản phẩm “tiền nhiệm” Yoga 920, Yoga C930 được Lenovo “trau chuốt” về ngoại thất lẫn nội thất một cách đột phá nhưng đủ để gây ấn tượng mạnh với người dùng. Sau đây là phần review Lenovo Yoga C930 chi tiết.

Một ý tưởng thiết kế độc đáo của Lenovo dành cho các mẫu Yoga của hãng từ năm 2014 chính là phần bản lề “xoay 360 độ”, mang phong cách dây đeo đồng hồ cổ điển. Điều này hạn chế đi đáng kể độ dày của các dòng laptop 2-trong-1.

Đến đời Yoga C930, Lenovo quyết định thay đổi mảng thiết kế, phần bản lề đặc trưng trước đây giờ được đổi mới bởi bản lề “thanh loa” (vẫn cho phép xoay 360 độ) – tiện lợi hơn nhiều đồng thời gây ấn tượng mạnh bởi vẻ bắt mắt của nó.

Ngoài ra, nội thất của C930 được nâng cấp mạnh mẽ, cải thiện đáng kể hiệu năng và khả năng xử lý – thực sự ấn tượng so với kích thước nhỏ gọn của nó. Yoga C930 có lẽ xứng đáng là một trong những sản phẩm laptop 2 trong 1 tốt nhất hiện tại. Mặc dù vậy, giá thành của nó là không hề dễ chịu.

yoga-c930-1
Lenovo Yoga C930. Nguồn: internet.

 Một bản lề độc đáo

Như các laptop dạng 2-trong-1 khác, bản lề của C930 có thể gập lại 360 độ, nhằm chuyển đổi chiếc máy qua lại giữa hai trạng thái: máy tính xách tay và máy tính bảng. Tuy nhiên, các nhà thiết kế ở Lenovo đã nảy ra một ý tưởng táo bạo, hợp tác cùng Dolby – công ty công nghệ chuyên về âm thanh – họ đã biến phần rãnh bản lề vốn “nhạt nhẽo” ấy thành một thanh loa “360 độ” vô cùng tiện lợi, sáng tạo.

Thanh loa kết hợp cùng bộ loa gắn ngay ở góc trên của bàn phím để tăng cường độ của âm thanh tổng phát ra. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng đều có thể trải nghiệm âm thanh một cách đồng đều và rõ ràng, bất kể bạn gấp màn hình ở vị trí nào đi chăng nữa. Tuy vậy, âm thanh đôi khi có phần “nhẹ”, dễ gây khó chịu.

Điều này chẳng còn là vấn đề với ứng dụng Dolby Atmos được tích hợp sẵn trong máy. Dolby Atmos sẽ tự điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp với mọi bản nhạc, mọi bộ phim hay tựa game mà người dùng đang nghe.

Bạn có thể cần sắm thêm một chiếc tai nghe chất lượng hay bộ loa ngoài nữa để trải nghiệm âm thanh toàn vẹn nhất, nhưng tổng quan thì Dolby Atmos vẫn hoạt động khá ổn – chất lượng âm thanh mà nó đem lại là ổn so với mặt bằng chung các loại laptop 2-trong-1 hiện nay.

yoga-c930-2
Thanh loa trong bản lề của C930. Nguồn: internet.

Đi kèm là chiếc bút cảm ứng “có chỗ để” tiện lợi

Lenovo cũng từng thêm vào dòng Yoga 920 hỗ trợ bút cảm ứng, không may là nó tỏ ra khá vô dụng, bởi đa số cài đặt cũng như tương tác của 920 không cần đến bút cảm ứng. Không những vậy, phần đựng bút mà Lenovo lắp vào bên hông chiếc 920 khá cồng kềnh, hơn nữa, một khi gắn vào khe đựng, chiếc bút gần như che lấp nút nguồn của máy.

Dường như thấu hiểu sự chê bai, Lenovo đổi mới mọi thứ ở đời sau sản phẩm này. Giờ đây, C930 vẫn được trang bị thêm bút cảm ứng, nhưng cùng với đó là một “nhà ga” ở góc phải phía sau phần thân máy, cho phép người dùng cắm bút vào sạc, sẵn sàng để sử dụng một cách tiện lợi và nhanh chóng. Đầu bút có đến 4096 điểm nhạy cảm với áp lực, vì vậy bạn không cần lo lắng về vấn đề giật lag của bút.

yoga-c930-3
Yoga C930 được trang bị bút cảm ứng. Nguồn: internet.

Mặc dù vậy, thân bút có phần ngắn và mỏng, sử dụng trong thời gian dài có thể khiến người dùng đôi chút mỏi tay. Nếu có ý định ưu tiên dùng bút cho những hoạt động tốn thời gian hơn là chỉ để vẽ vời hay ghi chú cho bản thân, người dùng nên cân nhắc sắm cho mình chiếc bút cảm ứng với kích cỡ “đầy đủ” của Lenovo.

Những điểm cộng khác của C930

  • Màn hình “full HD” tạo cảm giác thoải mái khi làm việc hay giải trí trên máy. Độ rộng dải màu hiển thị (color gamut) vừa đủ cao để đem lại chất lượng chân thực nhất của hình ảnh, tuy chưa thể sánh bằng nhiều loại màn hình khác trên thị trường.
  • Độ sáng ở khoảng 300 nit, phù hợp với thị giác của đa số người dùng hiện nay, nhưng nên lưu ý nếu bạn muốn dùng máy làm việc ngoài trời, bởi màn hình lúc này sẽ phản xạ một lượng tương đối lớn ánh sáng mặt trời, gây chói mắt khó chịu.
yoga-c930-4
Màn hình của Yoga C930. Nguồn: internet.
  • Bàn phím (có đèn nền) được thiết kế như dòng 920 tiền nhiệm – vốn đã được đánh giá cao ở mảng này. Các phím cách nhau khoảng vừa phải, cùng độ nảy “dễ chịu”, tránh gây cảm giác “mềm xốp” của phím.
  • Chính những yếu tố này mà bàn phím của C930 vẫn không khiến người dùng thất vọng, so với độ mỏng ấn tượng của máy. Không chỉ vậy, bàn di chuột (touchpad) tỏ ra cực nhạy, với tốc độ phản hồi nhanh và chính xác đến bất ngờ. Năm bên phải touchpad, Lenovo còn lắp vào một thiết bị cảm ứng vân tay, cho phép người dùng đăng nhập dễ dàng vào tài khoản Windows của mình với Windows Hello.
yoga-c930-5
Bàn phím C930. Nguồn: internet.
  • Chiếc Yoga C930 có số lượng cổng kết nối ít hơn hẳn các sản phẩm trước, chúng nằm hoàn toàn ở bên trái. Cổng kết nối video trực tiếp từ các thiết bị khác (như HDMI) hay cả khe chứa thẻ nhớ SD đều bị loại bỏ trên chiếc C930.
  • Tuy nhiên, máy được trang bị 2 cổng USB-Type C loại Thunderbolt 3, hỗ trợ truyền hình ảnh độ phân giải cao đến 2 thiết bị, tốc độ truyền dữ liệu lên đến 40GB/s, đồng thời dùng để sạc pin nhanh chóng cho máy.
  • Ngoài ra, C930 còn có giác cắm dùng chung cho cả tai nghe/mic, cùng với đó là một cổng USB 3.0 tiêu chuẩn – hỗ trợ tính năng luôn-luôn-sạc, cho phép thiết bị điện thoại hay máy tính bảng khác vẫn có thể được “nạp năng lượng” ngay cả khi bạn tắt nguồn C930.
yoga-c930-5
Các cổng kết nối của C930. Nguồn: internet.

Khả năng xử lý khá ấn tượng 

Tương tự sản phẩm tiền nhiệm Yoga 920, chiếc C930 có thể tích hợp với dòng chip “Core i-series” thế hệ thứ 8 của Intel, như chip 1.6GHz Core i5-8250U hay 1.8GHz Core i7-8550U – giúp tăng đáng kể tốc đồ phản hồi của hệ thống.

Một điều cần lưu ý khi mua máy chính là bạn nên tham khảo và lựa chọn trước thanh RAM mà mình muốn, bởi khi đã lắp vào, bộ nhớ trong không thể mở rộng lên được nữa. Trong khi đó, bạn vẫn có thể nâng cấp cho ổ SSD của máy.

C930 được đánh giá không quá mạnh, có thể không phù hợp cho các công việc edit video, hình ảnh chuyên nghiệp hay các tựa game dung lượng lớn. Mặc dù vậy, việc giải trí nhẹ nhàng bằng các con game “không quá nặng” là hoàn toàn mượt mà nhờ hệ thống đồ họa của Intel được tích hợp sẵn trong máy. Vài trận Liên quân, PUBG hay Đột kích cùng đám bạn hay chỉnh sửa hình ảnh, video đơn giản vẫn được C930 đảm bảo.

yoga-c930-5
Người dùng có thể trải nghiệm giải trí nhẹ nhàng trên C930. Nguồn: internet.

Trong một cuộc thử nghiệm “bật liên tục” bởi CNET, C930 đã hoàn thành thử thách với khoảng thời gian “tồn tại” ấn tượng lên đến 12 giờ 26 phút. Trong quá trình này, sử dụng nhiều phương tiện, phần mềm, cùng độ sáng hiển thị 70%, người thử nghiệm có thể làm việc không nghỉ suốt 8 giờ, vậy mà lượng pin vẫn còn khá đầy đủ.

Đó là kết quả đối với màn hình “full HD”, đối với màn hình hiển thị chất lượng 4K, khoảng thời gian này có thể sẽ ngắn hơn đáng kể – tuy nhiên, đây vẫn là một con số cực ấn tượng, so sánh với các sản phẩm laptop 2-trong-1 khác.

Tổng kết về Yoga C930

  • Ưu điểm: bản lề được thêm “thanh loa” vào bên trong độc đáo; bút cảm ứng đi kèm nay có chỗ đựng (và sạc) gọn gàng, cắm thẳng vào bên trong máy; tốc độ xử lý chấp nhận được; thời lượng pin cực ấn tượng.
  • Khuyết điểm: bút cảm ứng có phần nhỏ và ngắn, gây khó khăn nếu sử dụng lâu; đồ họa rời không thể được thay đổi; đặc biệt là giá thành có phần “chua” của sản phẩm (khoảng 50 triệu đổ xuống).
  • Câu kết: Khả năng xử lý tuyệt vời, thiết kế sang trọng, không một chi tiết thừa khiến chiếc Yoga C930 xứng đáng trở thành sản phẩm laptop 2-trong-1 tốt nhất hiện nay của ông lớn Lenovo.

Đặt mua Yoga C930 tại đây. 

 

 

Xem thêm

Review điện thoại Apple iPhone 7 : Có thực sự còn "mạnh mẽ" ở năm 2020?

Sau gần 4 năm ra đời, chiếc iPhone 7 của hãng Apple vẫn xếp vào top những điện thoại mượt mà và hiệu năng "khủng" hiện nay. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu rõ về chiếc dế khủng hoàn kim này, liệu có đáng mua ở năm 2020!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận