Rãnh Mariana là một trong những nơi bí ẩn và ít được khám phá nhất cho tới thời điểm hiện tại. Trong hàng ngàn năm tồn tại và phát triển của mình, con người đã hầu hết ghi lại dấu ấn của mình trên tất cả các vùng đất khác nhau. Duy chỉ có đại dương là nơi duy nhất trên Trái Đất mà sự hiểu biết của ta hạn chế nhất. Hiện tại, đáy vực đại dương vẫn là một dấu hỏi lớn trong kho tàng tri thức của nhân loại.

Vị trí địa lý của rãnh Mariana

Vị trí địa lý của rãnh Mariana trên bản đồ thế giới (Nguồn: Internet)
Vị trí địa lý của rãnh Mariana trên bản đồ thế giới (Nguồn: Internet)

Rãnh Mariana nằm ở phía Tây của Thái Bình Dương. Rãnh sâu nhất thế giới này được đặt theo tên của hòn đảo Mariana cách đó 200 km về phía Đông, Điểm sâu nhất của rãnh – điểm sâu Challenger, nằm cách lãnh thổ Guam của Mỹ khoảng 320 km về phía Tây Nam.

Kích thước của rãnh Mariana

Sự khám phá Mariana của Hải quân Hoàng gia Anh (Nguồn: Internet)
Quá trình khám phá Mariana của Hải quân Hoàng gia Anh (Nguồn: Internet)

Rãnh sâu Mariana được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1858 bởi một con tàu thuộc Hải quân Hoàng gia Anh mang tên “HMS Challenger”. Tuy nhiên phải mãi đến năm 1951, một con tàu khác có tên “Challenger II” mới có cơ hội đi khảo sát về nơi sâu nhất đại dương này.

Tại thời điểm đó, dù khoa học công nghệ vẫn chưa phát triển nhưng họ cũng đã đo lường được độ sâu của Mariana rất chính xác. Bằng việc sử dụng kỹ thuật sóng âm thời bấy giờ, người ta ước lượng được độ sâu của rãnh là khoảng 10.900 m. Và điểm sâu này được đặt theo tên con tàu khám phá ra nó – điểm tận cùng Challenger.

Kích thước của rãnh Mariana đối với một số cột mốc về độ cao khác (Nguồn: Internet)
Kích thước của rãnh Mariana đối với một số cột mốc về độ cao khác (Nguồn: Internet)

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, con người đã tính toán được kích thước của toàn bộ rãnh Mariana. Nơi được coi là tận cùng của đại dương này có chiều dài 2.550 km. Độ rộng trung bình của rãnh là 69 km. Và điểm tận cùng Challenger có độ sâu 11.034 m tính từ mực nước biển. Để cho dễ hình dung thì nếu đạt đỉnh Everest (8849 m) vào Mariana thì nóc nhà của thế giới vẫn còn cách mực nước biển hơn 2000 m nữa.

Áp suất khủng khiếp tại rãnh Mariana

Tại nơi sâu thẳm dưới đáy đại dương này, mọi điều kiện về yếu tố tự nhiên đều bị hạn chế. Ánh sáng mặt trời không thể chiếu xuống tới tận đáy Mariana. Đương nhiên, nếu thiếu đi yếu tố ánh sáng thì nhiệt độ cũng bị ảnh hưởng theo. Theo các khảo sát của các nhà khoa học, nhiệt độ đo đạt được nơi đây thường khá thấp, ảnh hưởng rất nhiều tới việc nghiên cứu đáy vực này.

Áp suất tại điểm sâu nhất Mariana là cực lớn (Nguồn: Internet)
Áp suất tại điểm sâu nhất Mariana là cực lớn (Nguồn: Internet)

Ngoài yếu tố ánh sáng và nhiệt độ ra thì áp suất mới thực sự là nỗi ám ảnh đối với các chuyên gia nghiên cứu về rãnh vực Mariana. Tại nơi tận cùng của đại dương, mỗi inch vuông bề mặt phải chịu một áp lực nước lên đến 8 tấn. Tương đương với cả một chiếc xe tải tác động lên một inch vuông trên cơ thể bạn. Điều ấy thật là khủng khiếp.

Sự sống nơi đáy vực rãnh Mariana

Tại một nơi có điều kiện sống cực kỳ khắc nghiệt như đáy vực sâu thẳm này, các loài sinh vật sinh sống ở đây cũng đã tiến hoá theo một cách rất riêng để phù hợp với môi trường sống. Tại đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 4700 loài sinh vật sinh sống ở dưới đáy đại dương, trong đó có nhiều loài tồn tại dưới đáy sâu.

Những sinh vật kỳ lạ tại rãnh vực Mariana (Nguồn: Internet)
Những sinh vật kỳ lạ tại rãnh vực Mariana (Nguồn: Internet)

Hình dạng của các loài sinh vật nơi đây rất kì dị. Chúng tiến hoá theo nhiều hình dáng khác nhau để phù hợp với điều kiện khắc nghiệt nơi đây. Nhiều loài tiến hoá mạnh mẽ về thị giác để có thể dễ dàng tiếp nhận được ánh sáng. Nhiều loài khác thì bỏ hẳn chức năng của thị giác để tiến hoá về xúc giác, tăng khả năng cảm nhận của môi trường xung quanh. Hay một số lại biến mình thành điểm sáng để hấp dẫn con mồi.

Nguồn thức ăn ở rãnh Mariana rất nghèo nàn. Do ánh sáng không thể xuống được tận nơi đây nên những loài tảo và thực vật khác không thể tồn tại được. Nguồn dinh dưỡng ở đây chủ yếu là phù du và xác các loài tôm cá từ tầng nước trên trôi xuống. Ngoài ra, các loài sinh vật phải cạnh tranh với nhau mới có thể sinh tồn trong môi trường khốc liệt này được.

Sự huỷ hoại môi trường đã tới nơi sâu nhất đại dương – rãnh Mariana

Năm 1998, trong quá trình thăm dò nơi sâu nhất Trái Đất này, các nhà khoa học đã vô tình nhìn thấy được dấu hiệu của con người nơi đây. Đó chính là nhựa! Đây là một sự thật đáng buồn. Sự ô nhiễm của con người đã hoàn toàn có mặt ở mọi nơi trên thế giới.

Sự ô nhiễm môi trường gây ra bởi con người ảnh hưởng tới tận đáy sâu Mariana (Nguồn: Internet)
Sự ô nhiễm môi trường gây ra bởi con người ảnh hưởng tới tận đáy sâu Mariana (Nguồn: Internet)

Tác động tiêu cực của con người đối với môi trường là rất lớn. Ngay cả ở nơi tận cùng của đại dương, sự ô nhiễm mà loài người gây ra cũng đã có mặt và ảnh hưởng xấu tới tự nhiên.

Là nơi sâu thẳm nhất Trái Đất, rãnh Mariana vẫn còn chứa đựng vô vàn những bí mật chưa được khám phá bởi con người. Hiện tai, nhân loại mới chỉ khám phá được khoảng 5% kiến thức về đại dương. Liệu dưới đáy sâu Challenger kia của đại dương sâu thẳm có còn ẩn chứa những bí mật gì khác nữa không? Liệu có tồn tại những quái vật khổng lồ nào ở nơi sâu thẳm này không? Hay tất cả chỉ là sự phỏng đoán của con người. Nhớ theo dõi BlogAnChoi để tiếp tục cuộc hành trình khám phá đại dương các bạn nhé!

Một số chủ đề có thể bạn quan tâm:

Sự thật về 5 cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất từng xảy ra trên Trái Đất

Nikola Tesla – Thiên tài bị lãng quên, nhà phát minh đi trước thời đại

Xem thêm

200+ câu nói hay về phụ nữ truyền cảm hứng và động lực cho bạn!

Dịu dàng, yếu đuối là đặc quyền của phụ nữ, còn mạnh mẽ, tự tin, độc lập là điều phụ nữ nên có và cần có. Hãy đọc 200+ câu nói hay về phụ nữ dưới đây để truyền cảm hứng, động lực phát triển bản thân bạn nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận