Nhìn lại lịch sử 4,5 tỷ năm hình thành của Trái Đất, có vô số sự kiện lịch sử, những biến cố khác nhau đã xảy ra. Trong số đó, có 5 cuộc đại tuyệt chủng với quy mô lớn đã từng xảy ra và gần như đã xoá sổ gần hết các loài sinh vật trên Trái Đất. Vậy những sự kiện đó là gì và chúng xảy ra như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cuộc đại diệt chủng Ordovic-Silurian (khoảng 440 triệu năm trước)

Là cuộc đại diệt chủng đầu tiên xảy ra trên Trái Đất cách ngày nay khoảng 440 triệu năm về trước, xoá sổ 85% sự sống trên Trái Đất. Cuộc diệt chủng ấy đã tác động lớn đến quá trình phát triển của các loài sinh vật trên Trái Đất lúc bấy giờ.

Thời điểm đó, sự sống trên Trái Đất chủ yếu phát triển đa dạng ở dưới các đại dương, còn ở trên mặt đất thực vật chỉ mới bắt đầu xuất hiện.

Đai lục địa Gondwana bị đóng băng trong sự kiện Ordovic-Silurian (Nguồn: Internet)
Đai lục địa Gondwana bị đóng băng trong sự kiện Ordovic-Silurian (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt diệt quy mô lớn ấy là do sự biến đổi khí hậu, nhiệt độ toàn cầu giảm xuống. Điều này đã khiến cho đại lục địa Gondwana ở phía Nam rơi vào trạng thái đóng băng diện rộng. Hậu quả của việc này là làm cho mực nước biển giảm sâu, sinh vật mất đi môi trường sống và ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn.

2. Cuộc đại diệt chủng cuối kỷ Devon (khoảng hơn 365 triệu năm trước)

Vào thời điểm ấy, sự sống trên mặt đất đã phát triển về số loài và số lượng sinh vật, nhưng sự đa dạng về sinh học vẫn chủ yếu nằm ở dưới lòng đại dương. Đặc biệt, thực vật trên mặt đất vào khoảng thời gian này đặc biệt phát triển và là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc đại diệt chủng này.

Sự phát triển của sinh vật dưới nước trong kỷ Devon (Nguồn: Internet)
Sự phát triển của sinh vật dưới nước trong kỷ Devon (Nguồn: Internet)

Xảy ra vào khoảng hơn 365 triệu năm trước và diễn ra trong khoảng 20 triệu năm, cuộc diệt chủng quy mô lớn đã khiến cho hơn 75% các loài trên Trái Đất bị tuyệt diệt. Nguyên nhân được xác định là do sự giảm sút oxi trong lòng đại dương và biến đổi khí hậu trên mặt đất.

Một khu vực núi lửa rộng lớn có tên Siberian Traps đã phun trào và hoạt động dữ dội trong hàng triệu năm có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí hậu trên mặt đất. Ảnh hưởng của tàn tro từ núi lửa dẫn tới sự ô nhiễm không khí, những cơn mưa axit phá huỷ hệ sinh thái đang phát triển trên mặt đất.

Sự phát triển của thực vật cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự kiện này. Việc thực vật trên mặt đất phát triển mạnh mẽ làm cho rễ của chúng đâm sâu vào trong lòng đất, đẩy nhanh quá trình phong hoá. Điều này làm cho nguồn dinh dưỡng từ đất liền chảy vào đại dương tạo cơ hội cho tảo phát triển mạnh mẽ nhưng cũng dẫn đến sự hình thành của những vùng nước chết, vì khi tảo chết đi sẽ lấy hết oxi trong lòng đại dương.

3. Cuộc đại tuyệt chủng Permi-Trias (khoảng 252 triệu năm trước)

Đây được coi là cuộc diệt chủng lớn nhất mà Trái Đất đã từng phải đối mặt. Hậu quả của sự kiện Permi-Trias này là sự diệt chủng của hơn 97% các loài sinh vật sống trên Trái Đất, và phải mất rất lâu sau đó các loài sinh vật mới có thể phát triển lại bình thường.

Permi - Sự kiện diệt chủng khiến 97% các loài sinh vật biến mất (Nguồn: Internet)
Permi – Sự kiện diệt chủng khiến 97% các loài sinh vật biến mất (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cuộc đại diệt chủng này là do sự hoạt động mạnh mẽ của các mảng kiến tạo trên Trái Đất. Sự hoạt động mạnh mẽ của núi lửa đã khiến cho lượng khí độc tràn vào các đại dương làm cho oxi dưới nước giảm sút nghiêm trọng. Ngoài ra núi lửa còn giải phóng các chất hoá học chết người vào không khí, phá huỷ tầng ozon. Lớp bảo vệ duy nhất chống lại tia UV của Mặt Trời đã không còn, dẫn đến sự tuyệt diệt hàng loạt của các loài sinh vật.

4. Cuộc đại diệt chủng Jura-Trias (khoảng 201 triệu năm trước)

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự kiện thứ 4 này là do một vụ phun trào núi lửa quy mô lớn của mảng Magma ở Trung Đại Tây Dương. Điều ấy báo hiệu cho sự phân tách của siêu lục địa và hình thành các đại dương mới.

Mảng Magma ở Trung Đại Tây Dương hoạt động mạnh dẫn tới sự phân tách của siêu lục địa (Nguồn: Internet)
Mảng Magma ở Trung Đại Tây Dương hoạt động mạnh dẫn tới sự phân tách của siêu lục địa (Nguồn: Internet)

Vụ phun trào magma ấy đã thúc đẩy quá trình axit hoá đại dương, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

Sự kiện Jura-Trias đã khiến cho hơn 80% các loài sinh vật sống trên Trái Đất bị tuyệt diệt do sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt. Một vài loài sinh vật có xương sống như cá sấu cổ đại thống trị vào thời điểm đó đã bị tuyệt chủng. Sự kiện diệt chủng lần thứ tư kết thúc, các loài bò sát đầu tiên xuất hiện và nhanh chóng sinh sôi khắp bề mặt Trái Đất, mở ra một thời kỳ thịnh vượng cho loài khủng long.

5. Cuộc đại diệt chủng kỷ Phấn Trắng – Paleogen (khoảng 65 triệu năm trước)

Trong tất cả các sự kiện diệt chủng quy mô lớn thì đây là sự kiện nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất. Nguyên nhân chính gây ra thảm hoạ này là do một “vị khách” tới từ không gian. Tiểu hành tinh Chicxulub với đường kính 12 km lao thẳng về phía Trái Đất với vận tốc khủng khiếp – 70.000 km/h.

Thiên thạch va vào Trái Đất dẫn tới sự tuyệt chủng của loài khủng long (Nguồn: Internet)
Thiên thạch va vào Trái Đất dẫn tới sự tuyệt chủng của loài khủng long (Nguồn: Internet)

Va chạm với Trái Đất ở ngoài khơi bán đảo Yucatan của Mexico, Chicxulub đã để lại một miệng núi lửa rộng 190 km kèm theo một trận sóng thần cao tới hàng cây số và thiêu rụi toàn bộ những cánh rừng trong phạm vi bán kính 1.500 km sau vụ va chạm.

Sự kiện ấy đã làm cho hệ sinh thái bị đảo lộn ngay lập tức gây ra sự diệt chủng quy mô lớn. Thảm kịch đã dẫn đến sự tuyệt chủng của 76% các loài sinh vật trên Trái Đất và huỷ diệt toàn bộ loài khủng long.

Trải qua hàng triệu năm, các loài sinh vật đã phát triển và đa dạng hoá hệ sinh thái thêm một lần nữa. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng chúng ta đang bước vào thời kỳ đầu của cuộc đại diệt chủng lần thứ 6 mà nguyên nhân chính là con người. Trong khoảng 10.000 năm trở lại đây, số lượng sinh vật trên Trái Đất đã bị giảm sút nghiêm trọng do sự phá huỷ môi trường của loài người. Để thoát khỏi viễn cảnh bị diệt chủng như 5 bài học trong quá khứ, chúng ta phải nâng cao ý thức, bảo vệ môi trường hơn nữa. Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta. Hãy cùng nhau xây dựng và biến hành tinh xanh của chúng ta trở nên ngày càng xinh đẹp nhé!

Một số chủ đề khác có thể bạn quan tâm như:

Theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!

Xem thêm

Cách tạo mã pin Messenger Facebook: Bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối

Facebook chính thức triển khai mã hóa đầu cuối trên Messenger, yêu cầu bắt buộc tạo mã pin Messenger để xem được tin nhắn. Cùng tìm hiểu cách tạo mã pin và cách bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối Messenger Facebook dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận