ENIAC là chiếc máy tính điện tử đầu tiên của con người có nhiệm vụ dùng để tính toán những phép toán phức tạp, rắc rối. Được thiết kế bởi những giáo sư, kỹ sư và lập trình viên giỏi nhất vào thời điểm đó, cỗ máy nổi tiếng này đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình trong vai trò là công cụ quan trọng của quân đội Mỹ. Vậy thực sự cỗ máy này là gì? Cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

ENIAC là gì?

Một phần của cỗ máy ENIAC (Nguồn: Internet)
Một phần của cỗ máy ENIAC (Nguồn: Internet)

ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) hay “Máy tích hợp điện tử và máy tính” là chiếc máy tính kỹ thuật số đầu tiên có thể lập trình, điện tử cho mọi mục đích khác nhau. Nó là cỗ máy đã hoàn chỉnh Turing và có thể giải quyết các bài toán số thông qua việc lập trình lại.

ENIAC có hệ thống dây nối vô cùng phức tạp (Nguồn: Internet)
ENIAC có hệ thống dây nối vô cùng phức tạp (Nguồn: Internet)

Là một cỗ máy to lớn, cồng kềnh, quy trình sử dụng của “bộ não đương thời” này cũng vô cùng phức tạp với hàng chục công tắc khác nhau và dây nối chằng chịt. Tuy nhiên, không vì sự đồ sộ ấy mà làm ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của nó. Tốc độ và chất lượng tính toán của chiếc máy tính đầu tiên cũng rất nhanh và chính xác. Tốc độ tính toán của bộ máy này được ước tính là nhanh hơn 1.000 lần so với các máy tính thông thường tại thời điểm đó.

Lịch sử ra đời của ENIAC

Vào năm 1943, dưới sự tài trợ của Quân đội Hoa Kỳ, Quân đoàn, Bộ Tư Lệnh nghiên cứu và phát triển, dự án thiết kế ENIAC bắt đầu được thực hiện với tổng chi phí tài trợ ban đầu là 487.000 Đô la Mỹ. Bộ máy nổi tiếng này được chế tạo qua hàng chục công đoạn khó khăn khác nhau, là sự chắt lọc trí tuệ của những con người tài giỏi nhất trong lĩnh vực máy tính thời bấy giờ.

Một số thành viên của dự án PX (dự án chế tạo ENIAC) năm 1946 (Nguồn: Internet)
Một số thành viên của dự án PX (dự án chế tạo ENIAC) năm 1946 (Nguồn: Internet)

Được phát minh bởi John Mauchly và J.Presper Eckert của Đại học Pennsylvania cùng với những lập trình viên bậc thầy và những nhà nghiên cứu nổi tiếng khác nhau, cỗ máy ấy được ra đời để phục vụ cho Phòng thí nghiệm nghiên cứu đạn đạo của quân đội Mỹ. Sau nhiều năm hoạt động, chiếc máy tính điện tử đầu tiên này đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh được giao của mình.

Nguyên lý hoạt động của ENIAC

Với thiết kế của những năm 40 thế kỷ trước, ông tổ của những chiếc máy vi tính hiện đại đã có nguyên lý hoạt động rất tinh vi, làm nền tảng cho những nguyên lý hoạt động khác của máy tính hiện đại.

Một phần sơ đồ thiết kế của ENIAC (Nguồn: Internet)
Một phần sơ đồ thiết kế của ENIAC (Nguồn: Internet)

Trung tâm máy tính của cỗ máy này có tên gọi là bộ đếm vòng, được đánh số thứ tự giống như các phím số trên bàn phím của bạn. Cách hoạt động của nó cũng vô cùng thú vị. Nếu bạn muốn biểu diễn con số 5, nó sẽ được biểu diễn bằng xung dao động trên vòng tròn số 5. Và nếu bạn cộng thêm 8 nữa (tức là 13), thì sẽ có một dao động ở bóng thứ 3 và một dao động nữa tại bóng số 1 trong một bộ vòng tròn thứ 2.

Linh kiện điện tử của ENIAC được kết nối với nhau một cách phức tạp (Nguồn: Internet)
Linh kiện điện tử của ENIAC được kết nối với nhau một cách phức tạp (Nguồn: Internet)

Các thông số kỹ thuật của cỗ máy này cũng vô cùng ấn tượng. Nó có tới 17.468 ống chân không, 70.000 điện trở, 1.500 rơ-le, hơn 5 triệu mối hàn được thực hiện bằng tay và hơn 10.000 tụ điện. Với một loại các phụ kiện và linh kiện với số lượng lớn khủng khiếp như vậy thì chắc hẳn bạn cũng tưởng tượng ra được kích thước cũng như khối lượng và điện năng tiêu tốn của nó rồi nhỉ? Đúng như bạn nghĩ đó, “bộ não cổ điển” này có kích thước lên tới 167 m², nặng khoảng 30 tấn và tiêu tốn lượng điện năng là 150 kW.

Nhiệm vụ chính của ENIAC

Được bắt đầu chế tạo từ những năm 1943, sứ mệnh sâu xa của cỗ máy này có liên quan đến Thế chiến thứ 2. Dù cho đến tận năm 1946, bộ máy nổi tiếng này mới được hoàn thiện (thời điểm Thế chiến thứ 2 đã kết thúc) nhưng nó cũng đã giúp ích rất nhiều trong công cuộc chống lại phát xít Đức.

Một số kỹ sư đang bảo dưỡng chiếc máy tính đầu tiên (Nguồn: Internet)
Một số kỹ sư đang bảo dưỡng chiếc máy tính đầu tiên (Nguồn: Internet)

Được thiết kế chủ yếu là để phục vụ quân đội Mỹ, nhiệm vụ chính của bộ máy này là tính toán khoảng cách từ pháo tới vị trí của các mục tiêu. Từ dữ liệu ấy làm cơ sở để tạo ra bảng bắn pháo phục vụ cho phòng thí nghiệm tên lửa Hoa Kỳ.

Các nữ kỹ sư đang thử nghiệm trên ENIAC (Nguồn: Internet)
Các nữ kỹ sư đang thử nghiệm trên ENIAC (Nguồn: Internet)

Không chỉ dùng để phục vụ tính toán về bàn pháo, bộ máy này còn từng được dùng để đo lường những thông số trong các vụ nổ hạt nhân trước khi nó được sử dụng trong Chiến tranh. Đồng thời, chiếc máy tính đời đầu ấy còn hỗ trợ những tính toán phức tạp của con người trong công cuộc thăm dò và chinh phục Mặt Trăng của Apollo.

Hiện nay, cỗ máy nổi tiếng này đang được trưng bày tại viện Smithsonian ở Washington D.C. Nó đã trở thành một minh chứng cho sự phát triển khoa học, kỹ thuật thời bấy giờ. Nhờ có sự ra đời của cỗ máy ấy mà chúng ta mới có được những phiên bản ngày càng hiện đại hơn, giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Với những đóng góp quan trọng của mình đối với con người, ENIAC đã đang và sẽ luôn là một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ.

Một số chủ đề khác có thể bạn quan tâm:

Theo dõi BlogAnChoi để cập nhật tin tức mới nhất bạn nhé!

Xem thêm

TOP 5 loài rắn độc nhất thế giới hiện nay: Chạm một cái thôi là "đi cả đời"!

Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình đứng trước một thế giới đầy rẫy những sinh vật độc đáo và kỳ bí chưa? Trong số những loài sinh vật này, loài rắn luôn là một điều gì đó gây sự kì thị và hứng thú đặc biệt. Hãy cùng tìm hiểu về "Những loài rắn độc nhất thế giới ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận