Trong gần hai thế kỷ, những bộ tóc giả rắc bột – được gọi là perukes – là mốt thịnh hành hàng đầu trong giới quý tộc châu Âu. Tuy nhiên, bạn có biết lí do các quý ngài đó thích đội những bộ tóc giả màu trắng này là gì không? Hãy khám phá bí mật này cùng BlogAnChoi nào.

Khởi nguồn từ bệnh giang mai

Vào khoảng năm 1580, bệnh giang mai đã trở thành dịch bệnh tồi tệ nhất tấn công châu Âu kể từ “cái chết đen”. Có vô số bệnh nhân giang mai đã làm tắc nghẽn các bệnh viện ở London. Vì không có thuốc kháng sinh nên các bệnh nhân phải đối mặt với toàn bộ hậu quả của căn bệnh này như vết loét hở, phát ban khó chịu, mù lòa, mất trí nhớ và rụng tóc.

Các bộ tóc giả này từng là mốt của quý tộc châu Âu (Ảnh: Internet)
Các bộ tóc giả này từng là mốt của quý tộc châu Âu (Ảnh: Internet)

Vào thời điểm đó, hói đầu là một sự xấu hổ to lớn trước công chúng trong khi tóc dài là một biểu tượng của cả địa vị lẫn thời trang. Vậy nên, sự bùng phát của bệnh giang mai đã gây ra một làn sóng làm và đội tóc giả. Các nạn nhân che giấu cái đầu hói và những vết loét chảy máu trên khuôn mặt của họ bằng bộ tóc giả làm từ lông ngựa, dê hoặc tóc người. Những bộ tóc perukes này cũng được phủ một lớp bột – thường có mùi thơm của hoa oải hương hoặc cam – để che giấu những mùi khó chịu khác bốc ra từ cơ thể người đội.

Mặc dù rất phổ biến nhưng vào thời điểm này, tóc giả chưa trở thành mốt thời trang. Điều đó đã thay đổi vào năm 1655, khi vua Pháp Louis XIV bắt đầu rụng tóc.

Louis XIV bị hói từ khá sớm (Ảnh: Internet)
Louis XIV bị hói từ khá sớm (Ảnh: Internet)

Tóc Louis XIV bắt đầu thưa dần khi mới 17 tuổi. Lo lắng rằng chứng hói đầu sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của mình, nhà vua đã thuê tới 48 thợ làm tóc giả để cứu vãn hình ảnh của mình. Năm năm sau, Charles II – vua nước Anh và cũng là anh họ của Louis – cũng làm điều tương tự khi tóc ông bắt đầu bạc đi (cả hai người đều bị nghi ngờ mắc bệnh giang mai). Triều thần và các quý tộc khác lập tức bắt chước hai vị vua và khi họ đội tóc giả, phong cách này nhanh chóng lan truyền đến tầng lớp trung lưu và trở nên thịnh hành trên toàn châu Âu.

Chi phí tạo ra những bộ tóc giả perukes tăng lên và dần trở thành một phương tiện để phô trương sự giàu có. Một bộ tóc giả đội hàng ngày có giá khoảng 25 shilling, bằng với mức lương trong một tuần đối với của người dân London bình thường. Bộ tóc perukes lớn, phức tạp hơn có khả năng lên tới 800 shilling.

Mốt thời trang thịnh hành toàn châu Âu

Sau khi Louis và Charles qua đời, xu hướng đội bộ tóc giả vẫn còn nguyên vì chúng rất thiết thực.

Vua Charles II cũng là người tiên phong cho mốt đội tóc giả (Ảnh: Internet)
Vua Charles II cũng là người tiên phong cho mốt đội tóc giả (Ảnh: Internet)

Vào thời điểm đó, chấy có ở khắp mọi nơi và việc diệt trừ loại kí sinh trùng này rất đau đớn và tốn thời gian. Tuy nhiên, tóc giả đã hạn chế được vấn đề đó vì tóc thật đã được cạo sạch sẽ và chấy sẽ trú ngụ bên trong tóc giả. Việc vệ sinh tóc giả dễ hơn nhiều so với tóc thật, người dùng sẽ gửi những bộ tóc bẩn cho thợ làm tóc, họ sẽ luộc tóc giả và loại bỏ trứng chấy bám trên đó.

Mốt này kéo dài tới cuối thế kỉ 18 (Ảnh: Internet)
Mốt này kéo dài tới cuối thế kỉ 18 (Ảnh: Internet)

Đến cuối thế kỷ 18, xu hướng đội tóc giả này đã lụi tàn. Sau cuộc cách mạng tư sản Pháp, việc đội peruke sẽ dễ khiến các quý tộc, người giàu có trở thành mục tiêu tấn công. Người Anh cũng ngừng đội tóc giả sau khi William Pitt đánh thuế bột phủ tóc – thường là bột mì – vào năm 1795 rất cao. Sau này tóc ngắn trở thành cơn sốt mới và nó tiếp tục kéo dài như vậy trong khoảng hai thế kỷ nữa.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

6 phim Hoa ngữ có điểm Douban cao nhất hè 2023

Điểm Douban phim Hoa ngữ dịp hè năm nay đã có và hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu xem những bộ phim nào được chấm điểm cao nhất nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận