Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ tới giới trẻ trên toàn cầu, đặc biệt là các bạn trẻ Việt qua những bộ phim truyền hình nổi bật hay những ngôi sao Kpop đặc sắc…. Cũng chính vì thể để theo đuổi đam mê Kpop ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn làm ngôn ngữ thứ hai sau ngôn ngữ mẹ đẻ. Thế nhưng làm thế nào để học tập tiếng Hàn một cách hiệu quả? Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn học tiếng Hàn Quốc “dễ như ăn kẹo”.

1. Phương pháp học từ vựng

Tiếng Hàn khá giống tiếng Việt khi có bảng chữ cái Hangul. Hãy bắt đầu làm quen với tiếng Hàn từ cách học bảng chữ cái. Cách viết tiếng Hàn khác hoàn toàn so với tiếng Việt, tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì các ký tự tiếng Hàn đều khá dễ viết. Hãy ghi nhớ cách viết, cách phát âm, sau đó ghép cách nguyên âm, phụ âm và luyện đọc tiếng Hàn hàng ngày.

Bảng chữ cái tiếng Hàn. Nguồn: Internet
Bảng chữ cái tiếng Hàn. Nguồn: Internet

Thứ hai, việc học từ vựng bắt đầu học từng từ, từng cụm từ, đặt nó trong một tình huống cụ thể để hiểu cặn kẽ nghĩa và cách sử dụng chính xác của từ đó. Học theo cách này sẽ giúp não bộ tư duy liên kết, khi nói sử dụng đúng từ ngữ phù hợp và có thể bật ra ngay chứ không phải mất thời gian nghĩ ngợi, chắp ghép các cụm từ thành câu.

Hơn nữa, tiếng Hàn âm Hán chiếm khoảng 70% có phát âm gần với Hán Việt do vậy mà việc học từ vựng theo âm Hán sẽ rất dễ cho người Việt Nam. Chính vì thế học từ vựng tiếng Hàn có thể bắt đầu bằng học âm Hán để trở nên dễ dàng và ghi nhớ tốt hơn

2. Phương pháp học ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Hàn vốn rất nhiều, rất phức tập, Vì thế khi học một ngữ pháp mới nên tìm hiểu kỹ về ý nghĩa và cách sử dụng ngữ pháp, sau đó làm bài tập thật nhiều, đọc thật nhiều các ví dụ mẫu để dần dần cảm nhận được ý nghĩa của từng mẫu câu và cách dùng khác nhau trong từng hoàn cảnh.

Tuy nhiên không nên học nhiều ngữ pháp cùng lúc, phải kết hợp các kỹ năng khi học ngữ pháp. Nếu không đọc nhiều, không nói nhiều, viết nhiều, thực hành nhiều thì mỗi lần giao tiếp sẽ gặp phải các vẫn đề nhầm lẫn ngữ pháp hay không thể ghép được câu đúng.

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

3. Học kỹ năng nghe – nói – đọc – viết

Tuy nhiên, từ vựng và ngữ pháp chỉ là nền móng của việc giao tiếp tiếng Hàn. Chính vì thế ngoài việc học từ vựng, ngữ pháp thường xuyên cần phải chú trọng vào bốn kĩ năng năng chính của giao tiếp là nghe – nói – đọc – viết.

Kỹ năng nghe

  • Bắt đầu từ việc lập kế hoạch cho kỹ năng nghe tiếng Hàn, không có cách nào khác ngoài việc nghe nhiều. Nghe nhiều sẽ giúp chúng ta học được cách nói đúng, dùng từ đúng, cách dùng ngữ pháp và cách pháp âm của người bản ngữ.
  • Làm quen từ việc nghe thụ động qua các chương trình yêu thích, sau đó hình thành thói quen nghe chủ động, nghe hiểu. Chúng ta có thể nghe theo file giáo trình phù hợp với trình độ bản thân, nghe lại vài lần để hiểu nội dung chính. Sau khi đã hiểu khái quát, hãy nên ngồi nghe kỹ từng câu đồng thời đọc lại thành tiếng và viết lại những gì mình vừa nghe. Điều này không chỉ trau dồi kỹ năng nghe mà đồng thời còn phát triển cả kỹ năng nói và viết.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Kỹ năng nói

  • Ngoài việc nói nhiều, nói theo các bài hội thoại trong giáo trình, trong những bài học phù hợp với trình độ bản thân, nên kết bạn với người Hàn để có thể luyện kỹ năng và phản xạ, và có thể nhờ họ sửa ngữ pháp và cách phát âm.
  • Nên ghi âm những gì mình nói để tự rút kinh nghiệm cho bản thân ở những lần sau.
  • Xem đi xem lại các clip nghe có phụ đề cũng là cách để quen dần với ngôn ngữ. Sau đó hình thành thói quen cứ nghĩ gì thì lại nói ra bằng tiếng Hàn để mình tạo cái thói quen suy nghĩ bằng tiếng Hàn.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Kỹ năng đọc và viết

Cuối cùng là tự xây dựng kế hoạch để học tốt kỹ năng đọc và viết. Đọc nhiều thì viết sẽ tốt. Muốn viết tốt thì phải đọc nhiều. Cũng như nghe – nói, hai kỹ năng này có quan hệ mật thiết với nhau.

  • Bắt đầu từ việc đọc nhiều, đọc các bài đọc từ đơn giản đã được cung cấp trong giáo trình phù hợp với tiến dộ học tập của bản thân đến những bài đọc nâng cao mức độ hơn.
  • Không chỉ vậy trong quá trình đọc cần chọn lọc từ khóa, đọc hiểu. Sau khi đọc phải viết lại những từ vựng, ngữ pháp không biết, những câu văn hay để trau dồi và vận dụng vào bài viết của chính mình.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận