Ai cũng mong muốn rằng mình sẽ học tập giỏi, ai cũng muốn bản thân đậu vào những trường đại học danh giá. Nhưng điểm thi thử chưa cao, nỗi lo sợ trượt đại học. Bạn áp lực mỗi ngày nhưng vẫn đang loay hoay tìm phương pháp học tập phù hợp. Là một người vừa trải qua kì thi đại học, với một chút kinh nghiệm trường thi, sau đây mình sẽ chia sẻ phương pháp học tập của mình để đạt được điểm số trên 27, cùng khám phá nào!

Sponsor

1. Học theo đam mê

Theo một nghiên cứu thấy rằng: nếu bạn làm những điều mình thích thì thời gian để bạn thành công chỉ bằng 1/3 so với thời gian bạn làm việc khác”. Nếu bạn học những thứ bản thân thích cũng vậy, bạn sẽ giỏi thôi. Khi bạn đã thích thì dù có giá nào bạn cũng có động lực kiên trì theo đuổi. Đam mê chính là nội lực trong mỗi chúng ta. Đam mê thúc đẩy con người dậy sớm mỗi sáng để đọc sách, làm việc. Sự yêu thích sẽ làm chúng ta học nhiệt huyết, học không biết mệt mỏi từ đó mà con đường đến thành công sẽ nhanh hơn.

muốn tìm ra đam mê phải tự học nhiều thứ sau đó mới biết mình thực sự thích gì
tìm ra đam mê là phải trải nghiệm nhiều thứ

Vậy những ai chưa kiếm ra mình thích cái gì thì phải làm sao? Lời khuyên của mình là hãy học nhiều thứ vào, đừng ngần ngại. Chỉ có khi bạn thử làm thì bạn mới biết mình có thích không. Bạn phải đi tìm đam mê chứ không phải tự nhiên mà đam mê tìm đến bạn.

Đam mê có thể do bạn thích môn nào đó hoặc môn đó bạn được điểm cao. Con người ai cũng có nhu cầu thể hiện vậy nên sau vài lần được điểm tốt ở một lĩnh vực nào đó thì dần dần rồi bản thân cũng sẽ đam mê thôi.

Có một sự thật rằng chỉ ghét những môn mà bạn điểm thấp chứ không ai đi ghét những môn được điểm cao cả. Có khi niềm yêu thích lại đến thật đơn giản vậy đó.

2. Học bằng sơ đồ tư duy

Bộ não con người như một đứa trẻ vậy, nhìn vào một đống toàn chữ là thấy chán nhưng lại rất dễ bị thu hút bởi những thứ màu sắc. Học bằng sơ đồ tư duy là để cho bộ não vừa chơi nhưng lại vừa học.

sơ đồ tư duy giúp dễ dàng học tập hơn
sơ đồ tư duy giúp dễ dàng học tập hơn

Sơ đồ tư duy giúp cho chúng ta dễ dàng bao quát vấn đề dù có phức tạp đến mức nào. Một cuốn sách có thể khá dày nhưng sơ đồ tư duy chỉ là một tờ giấy thôi, trên đó ta có thể viết vẽ, kí hiệu, tổng quan tất cả các kiến thức trong tầm mắt nên dễ dàng cho việc tư duy.

Cả mấy chục trang sách chỉ tóm lược trong một tờ giấy đánh lừa bản thân rằng lượng kiến thức này vừa phải dẫn đến học nhiều mà không mệt. Đọc sách có thể chán nhưng nếu cho bạn một sơ đồ và yêu cầu đọc các vấn đề trong đó thì chắc chắn sẽ không thể lười.

Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy:

Chuẩn bị: giấy, bút nhiều màu và ý tưởng chủ để trọng tâm

Bước 1: Xác định chủ đề trung tâm

Bạn có thể viết hoặc vẽ hình ảnh tuỳ theo trí tưởng tượng bay bổng của mỗi người. Chủ đề trung tâm cần phải bao quát được vấn đề của cả sơ đồ. Vẽ chính giữa tờ giấy để vẽ các tiêu đề phụ đi ra.

Bước 2: vẽ tiêu đề phụ

Các tiêu đề phụ có thể là các luận điểm hoặc luận cứ hoặc vấn đề con của chủ đề trung tâm. Vì vẽ sơ đồ tư duy là theo trí não mỗi người nên bạn đừng câu nệ việc nguyên tắc. Càng điên rồ càng dễ nhớ càng tốt.

Lưu ý: rất nhiều kiến thức nên không nên viết dài dòng, nên dùng kí hiệu, hình ảnh vui vui dễ tưởng tượng, dễ học là được.

Dùng nhiều màu sắc càng tốt vì dễ nhìn và tạo hứng thú.

hình ảnh trên sơ đồ càng sinh động càng dễ học
hình ảnh trên sơ đồ càng sinh động càng dễ học

3. Học có kế hoạch “ mưa dầm thấm lâu”

Nhiều bạn thường ngày không học cứ chờ đến lúc gần thi thì co chân chạy không kịp dẫn đến kết quả không tốt thôi. Mỗi người phải tự đặt ra cho mình những kế hoạch để học tập và cố gắng hoàn thành kế hoạch đó. Điều tồi tệ nhất với các bạn trẻ hiện nay là thức dậy nhưng không biết ngày hôm nay mình sẽ làm gì. Chúng ta phải luôn có hoạch định cho chính cuộc sống của mình thì mới mong mọi chuyện như ý muốn được. Kế hoạch giúp chúng ta biết hôm nay mình sẽ làm gì, giúp ta tạo động lực thúc đẩy bản thân mỗi ngày.

kế hoạch dài hạn luôn là bí quyết của những người thành công
kế hoạch dài hạn luôn là bí quyết của những người thành công
Sponsor

Lập kế hoạch như thế nào:

Chúng ta hãy đơn giản từ kế hoạch. Đừng đặt ra cho mình những kế hoạch quá lớn hoặc thời gian dài hoặc khó thực hiện. Đơn giản kế hoạch chỉ là những gì mình làm hôm nay thôi.

  • Bước 1: ghi ra giấy những việc mình muốn bản thân hoàn thành (có thể ghi theo mức độ quan trọng và khẩn cấp từ trên xuống chẳng hạn)
  • Bước 2: mục tiêu ngắn gọn cần đạt được.
  • Bước 3: chấm điểm cho mỗi việc hoàn thành.
  • Bước 4: tự đánh giá bằng bài kiểm tra bản thân( bạn tư duy ra nhiều cách kiểm điểm bản thân thì càng tốt, mỗi người có một cách riêng)

5. Vừa học vừa chơi

Học nhưng đừng quên chơi nha mọi người vì chơi cũng rất quan trọng. Đừng nghĩ rằng chơi mất thời gian ở nhà học còn hơn. Không đâu, chơi để cái não được nghỉ ngơi. Hãy chơi những trò chơi lành mạnh như chơi thể thao, đi bộ chẳng hạn sẽ giúp não hoàn lại sức và tỉnh táo hơn. Nếu học chán rồi, đừng cố, hãy ra ngoài và hoạt động mạnh, thì chắc chắn rằng sau khi ra mồ hôi rồi vào học đâu nhớ đấy. Tin không? Hãy thử đi, mình đã học như này rồi, nhớ rất dai luôn nhé.

chơi thể thao giúp não bộ lấy lại năng lượng học tâp
chơi thể thao giúp não bộ lấy lại năng lượng học tâp

Lưu ý: có thể xem chương trình giải trí nhưng chú ý thời gian không thì cũng mất tong thời gian học, mình khuyên nên chơi thể thao là tốt nhất.

Trường hợp có nhiều bạn học nhiều quá không cho não nghỉ thì phải chơi nhiều nhưng với một số bạn chơi nhiều quá dần dần não bộ sinh ra tâm thế lười thì phỉ có kế hoạch chơi bao nhiêu phút, tự kỉ luật bản thân cao.

Chọn bạn để vừa học vừa chơi.

“Hãy nói cho tôi bạn của bạn, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai”. Câu nói này không hề sai đâu nhé. Nếu các bạn của bạn chăm chỉ, học giỏi thì cơ hội giỏi lên của bạn không xa đâu. Bạn chơi với một đám bạn mà đứa nào cũng siêng thì nếu bạn không cần cù lên thì mất bạn, điều đó thúc dục bạn luôn chăm chỉ học tập để được bằng bạn bằng bè.

Sponsor

Một mặt khác, khi học với những đứa giỏi hơn mình thì sẽ được các bạn giải đáp thắc mắc cho có khi còn dễ hiểu hơn thầy cô. Vậy nên đừng ngại hỏi, hỏi những người giỏi cũng sẽ làm mình giỏi lên.

Một vài bí quyết trải nghiệm ôn thi

  • Học theo kiểu tự mình dạy mình. Mình mua một cái bảng vừa bằng ¼ cái bảng trên giảng đường, treo ở nhà và tự dạy lại cho chính bản thân.
phương pháp học tập tốt nhất là giảng dạy
phương pháp học tập tốt nhất là giảng dạy

Mỗi lần cô giáo dạy trên lớp là khi về nhà mình tự giảng lại điệu bộ lời nói nội dung như cô một lần nữa. Thế là khỏi lo không thuộc bài vì học theo cách này giúp nhớ đến hơn 90% kiến thức học trên lớp đó. Và cũng nhờ học theo kiểu này mà mình ăn nói chủ động, linh hoạt hơn không bị ập ờ lúc nói trước đám đông.

  • Lập kế hoạch dài hạn: mình căn chừng đến khi thi là còn hơn 3 tháng, mỗi ngày đặt mục tiêu học 2 câu tự luận ( mặc dù thời mình thi trắc nghiệm rồi nhưng mình học theo kiểu tự luận thì một câu tự luận như thế có rất nhiều câu trắc nghiệm trong đó). Cứ mỗi lần mình ngồi vào bàn là học hai câu trước khi nào thuộc rồi thì mới làm việc khác. Hai câu thì có gì khó đâu đúng không các bạn nhưng mà tuỳ môn để đặt mục tiêu nhé, đừng đặt mục tiêu cao quá không hoàn thành được đâm ra nản, vỡ kế hoạch.
  • Nhắc lại: sau khi học mỗi ngày 2 câu, cuối tuần mình sẽ điểm lại các ý chính. Điều này làm não bạn sẽ nhớ rất lâu.
  • Học trên đường: cách này thì mình không khuyến khích lắm mặc dù nó khá là hiệu quả. Mình thường gấp tờ giấy A4 thành một khoảnh nhỏ sau đó ghi các câu hỏi mình đã học một cách ngắn gọn nhất, bỏ trong túi áo mỗi lần chờ ai hay đi trên xe là liếc qua câu hỏi tự lẩm bẩm trả lời. Và vì học kiểu này nên có lần mình gần lao xe xuống cống nên mình không khuyến khích nếu bạn tự lái xe.
  • Liên hệ thực tế: những vấn đề mình học cái nào trừu tượng quá thì thôi chứ cái nào mình cũng phải liên hệ thực tế. Mình đặt câu hỏi học cái này ra để làm gì trong cuộc sống, cái này sẽ giúp não nhớ lâu hơn.
  • Học là hỏi: mình thường đặt câu hỏi tại sao, tại sao và tại sao. Mình rất hay hỏi, những câu không tự trả lời được lại hỏi bạn hỏi thầy. Mình hay hỏi như vậy đến khi cô không giám quan tâm mình luôn vì cứ nhắm đến là có rắc rối. Hỏi nhiều tạo nên tư duy phản biện nên mình cũng hay bàn luận với các thầy cô, dù mình sai nhiều lần nhưng mình hiểu rất sâu vấn đề.

Đó là một số cách học của riêng mình, mình chia sẻ để bạn nào đang gặp vấn đề trong học tập thì có thể tham khảo. Mỗi người có mỗi cách học khác nhau nhưng đừng ngại điên rồ nhé vì chính sự điên rồ tạo nên màu riêng của chính bạn. Chúc bạn thành công, học tập tốt.

Sponsor
Xem thêm

300+ câu châm ngôn cuộc sống hay nhất sẽ khiến bạn "sáng mắt ra"!

Những câu châm ngôn cuộc sống, câu nói về cuộc sống hay, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn hiểu ra nhiều sự thật và chân lý, có thêm động lực để cố gắng phát triển bản thân hoặc đơn giản là bạn sẽ "sáng mắt ra" vì cuộc đời vốn không phải ngôn tình.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 16 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(