Trong suốt quá trình học tập của mình, sẽ có lúc bạn cảm thấy thật khó để ghi nhớ các khái niệm, công thức hay cảm thấy học rồi lại quên ngay. Nếu bạn gặp phải những khó khăn đó thì cũng đừng vội nản lòng, hãy để BlogAnChoi chỉ cho bạn những phương pháp ghi nhớ các môn lý thuyết hiệu quả.
Mùa thi đang đến gần kéo theo quá nhiều môn phải học, đồng nghĩa với việc học sinh phải ôn bài thế nhưng bạn lại không hình dung được nên học như nào để có thể ghi nhớ các môn nhiều lý thuyết. Dưới đây sẽ là những cách đúc kết từ kinh nghiệm học của mình bạn có thể tham khảo.
Lựa chọn khung giờ học phù hợp với bản thân
Mỗi người đều có một khung giờ thích hợp để tập trung cho việc học, có người lại lựa chọn học vào đầu sáng (khoảng 4 giờ đến 5 giờ sáng) vì nghĩ rằng đây là thời điểm mới ngủ dậy rất thích hợp để tiếp nhận các môn lý thuyết. Song lại có người lựa chọn học đêm (từ 11 giờ đêm) các học này với nhiều người lại thấy hiệu quả thế nhưng nếu kéo lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy, trước tiên bạn cần xác định khoảng thời gian mà bộ não được duy trì tập trung cao để việc học trở nên hiệu quả.
Học thuộc bằng sơ đồ tư duy
Đây là một các học khá hữu hiệu, có thể áp dụng cho hầu hết các môn. Đối với các môn xã hội như: Ngữ văn, lịch sử, địa lý bạn có thể vẽ sơ đồ bằng cách lọc các ý chính của bài rồi bố trí kiểu sơ đồ theo ý thích. Đối với các môn tự nhiên để ghi nhớ các khái niệm, hay công thức khó nhớ bạn cũng làm theo cách đó, gạch các công thức quan trọng và ghi chú những ký hiệu. Cách học này giúp bạn dễ hình dung hơn về những gì cần học thay vì học thuộc nguyên đoạn trong sách, đồng thời kích thích sự sáng tạo, tư duy, tăng khả năng nhớ nhanh và lâu hơn.
Đọc hiểu kiến thức trước rồi học thuộc sau
Để ghi nhớ lâu kiến thức bạn nên đọc hiểu, nắm bắt sơ lược về những ý mình cần phải thuộc. Qua cách vạch ý hay vẽ sơ đồ tư duy ở trên, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện, bao quát về bài học. Qua đó mới bắt đầu học kỹ và khai thác sâu hơn kiến thức từ những ý đó.
Tập trung cao độ
Đối với các môn đòi hỏi cao về ghi nhớ lý thuyết, bạn nên rèn luyện khả năng tập trung cao độ khi bắt đầu học. Lựa chọn không gian yên tĩnh, tránh bị làm phiền đồng thời cố gắng rời xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bởi đây được xem là yếu tố gây nhiễu khiến bạn khó tập trung khi tiếp nhận kiến thức. Bên cạnh đó, bạn nên tập trung, nghiêm túc nghe giảng trên lớp để kịp thời tiếp thu kiến thức, trong quá trình đó nếu có thắc mắc có thể kịp thời hỏi lại giáo viên.
Để việc học trở nên hiệu quả hơn, bạn có thể chia nhỏ các phần học, tránh ôm đồm quá nhiều kiến thức dễ gây chán nản, ảnh hưởng đến trí não và tinh thần.
Lặp lại nhất định và ứng dụng thực tiễn
Các môn học thuộc nếu không được lặp lại định kỳ sẽ khiến bạn mau quên và cảm giác như đang “học vẹt” mà không hiểu bản chất thật sự của nó. Do vậy bạn nên cố gắng ứng dụng nó vào đời sống bởi các kiến thức mà ta được học luôn mang đến cho ta thêm nhiều bài học. Chẳng hạn khi học từ mới bạn có thể áp dụng các từ đó vào thực tiễn qua cuộc hội thoại. Bạn có thể lựa chọn lặp lại ngắt quãng hoặc liên tục.
Tham khảo các video, bài giảng trên mạng
Nếu qua các cách trên mà bạn vẫn không thể ghi nhớ bài học thì bạn có thể lên mạng tìm kiếm các bài mà mình khó hiểu. Với sự phát triển của Internet đã mở rộng cơ hội cho học sinh khi có thể học bất kì môn học nào trên mạng. Ví dụ: để ghi nhớ nhanh và lâu hơn các sự kiện lịch sử bạn có thể lên YouTube xem các video về các bài giảng đó hoặc để thú vị hơn bạn cũng có thể xem các bài bình về sự kiện lịch sử. Hay đối với môn văn bạn cũng có thể nghe giảng trên các kênh YouTube: Học văn cô Sương Mai, Triệu Nguyễn Huyền Trang,…
Học cùng bạn bè
Sau khi đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học, bạn có thể gặp các bạn bè của mình để trao đổi về bài học, kiểm tra các kiến thức của nhau bằng cách hỏi đáp nhau. Nhờ thế bạn có thể tránh được những lỗi sai, lấp đầy các lỗ hổng kiến thức. Qua đó ghi nhớ sâu và lâu hơn bài học.
Tổng kết
Việc học thuộc các môn lý thuyết sẽ không còn khô khan, khó nhớ nếu bạn có phương pháp học tập thông minh. Điều này giúp bạn rút ngắn thời gian học mà lại có thể tiếp thu nhanh, ghi nhớ sâu, tăng tính thú vị đối với môn học.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Mẹo nhỏ giúp bạn ghi chép bài học thật hiệu quả và nhớ lâu
- 5 phương pháp ghi chép thông minh của người thông thái
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Bài viết này có giúp ích cho các bạn không? Nếu có, hãy cho mình biết nhé! Mình rất vui khi được nghe ý kiến của các bạn.