Bán hàng chủ động là một phương pháp bán hàng được các thương hiệu lớn như Amazon hay Apple dùng để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách trực tiếp và chủ động thay vì chờ đợi khách hàng tìm đến với thương hiệu. Cách thức bán hàng này đòi hỏi người bán hàng phải chủ động trong việc nghiên cứu thị trường, xác định tệp khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu thêm về phương pháp bán hàng này nhé.

Bán hàng chủ động là gì nhỉ?

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Bán hàng chủ động là một phương pháp bán hàng mà nhân viên bán hàng được trao quyền để kiểm soát quy trình bán hàng, lập chiến lược bán hàng, cũng như chủ động trong việc kiểm soát rủi ro để tránh được những tình huống khó khăn mà khách hàng có thể gặp phải.

Phương thức bán hàng chủ động sẽ tăng khả năng mở rộng nhanh thị phần và giải quyết hiệu quả khó khăn về vốn lưu động (áp dụng phương thức này, nhà sản xuất có khả năng tăng vốn lưu động , tăng cả vòng quay vốn lưu động và do đó, có điều kiện mở rộng sản xuất một cách nhanh chóng). Từ đó, nhân viên có thể làm chủ được quy trình bán hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn và hỗ trợ lợi nhuận của công ty.

Các kỹ năng để bán hàng chủ động

Làm chủ cuộc trò chuyện bán hàng (sales conversation)

Bằng cách này, bạn có thể hiểu những mong muốn và khó khăn có thể có ở Khách hàng. Để làm được điều này, bạn cần lập kế hoạch trước khi tiếp cận các cuộc trò chuyện bán hàng (kế hoạch cho biết bạn – một Tư Vấn Viên muốn cuộc trò chuyện sẽ đi đến đâu. Hãy nhớ rằng, chủ động có nghĩa là lập chiến lược để bán hàng. Xem xét tất cả các yếu tố trong tầm kiểm soát của bạn có thể dẫn đến việc bán hàng và tiếp cận từng cuộc trò chuyện được chuẩn bị để đạt được kết quả đó)

Quản trị rủi ro

Người bán hàng có thể lường trước được những tình huống xảy ra trong quá trình tư vấn Khách Hàng (vd: Khách Hàng từ chối, những câu hỏi hay những phản hồi “khó đỡ” của Khách Hàng,…)

  • Thông báo ngay cho khách hàng về những sai sót hoặc vấn đề, như chậm trễ vận chuyển và gián đoạn dịch vụ
  • Giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm hoặc dịch vụ mới mà họ có thể thích
  • Tìm cách cải thiện trải nghiệm của khách hàng

Những ví dụ về bán hàng chủ động

Amazon

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Gửi tin nhắn liên quan đến những tình huống KH có thể gặp khó khăn hoặc hướng dẫn KH giải quyết vấn đề là một cách tuyệt vời để chủ động hỗ trợ người mua.

Amazon nổi tiếng với việc đoán trước các câu hỏi về ngày và giờ giao hàng, vì vậy nếu có bất kỳ sự chậm trễ nào với đơn hàng, Amazon sẽ thông báo trước cho khách hàng qua email. Ngoài ra, nếu khách hàng là người đăng ký Amazon Prime, công ty có thể cung cấp cho họ một tháng sử dụng dịch vụ miễn phí để bù đắp cho sự bất tiện mà khách hàng không bao giờ thắc mắc.

Điều này mang lại trải nghiệm dịch vụ khách hàng mượt mà hơn và giúp đảm bảo các đại lý không bị tấn công dồn dập bởi các yêu cầu liên quan đến sự chậm trễ và thắc mắc về đơn hàng.

Apple

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Chủ động tương tác với khách hàng là chìa khóa để hình thành kết nối với họ và giữ chân họ. Bằng cách thu hút khách hàng bằng các đề xuất, tài nguyên hoặc phương pháp hay nhất để sử dụng sản phẩm, bạn đang nuôi dưỡng những mối quan hệ đó và tạo dựng niềm tin với họ.

Apple bổ sung thêm các khía cạnh thú vị và hấp dẫn vào công nghệ của mình và khuyến khích người mua tham gia, vì vậy mọi người háo hức sử dụng sản phẩm của hãng.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Last-mile delivery - Giao hàng chặng cuối: Đánh giá về các thách thức trong thương mại hiện nay

Giao hàng chặng cuối (last-mile delivery) đang đối mặt với nhiều thách thức đáng chú ý, những vấn đề này thường gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến quá trình vận chuyển. Bài viết dưới đây sẽ có những phân tích rõ hơn về các thách thức trong việc giao hàng chặng cuối.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận