Trong cuộc sống, chúng ta đối mặt với nhiều tình huống và phải đưa ra hàng loạt những quyết định từ lớn lao như mua một căn hộ chung cư hay là quyết định nhỏ bé như tối nay nên ăn gì? Và điều gì chi phối những quyết định ấy, đôi khi ta không tự ý thức được rằng lí trí đã nhường chỗ cho cảm xúc. Hãy cùng tìm hiểu những “qui luật ngầm” chi phối hầu hết cuộc sống của chúng ta, để khám phá những hành vi quen thuộc nhưng lại phi lý trí đến mức bạn phải tức đến bật cười.

1. “Hời ơi, tôi có tiêu tiền mấy đâu!”

Bạn có bao giờ tiếc 3 nghìn đồng gửi xe nhưng lại quẹt thẻ cả triệu bạc để mua sắm? Người ta hay bảo rằng “mắt không thấy tim không đau”, qui luật này tuy có vẻ buồn cười nhưng nó lại phản ánh chính xác điều đang đề cập. Hành vi tiêu dùng của chúng ta bị chi phối bởi hiện vật, khi dùng tiền mặt, tức là vật mà ta cầm nắm được, chạm được ta sẽ sinh ra một cảm xúc với nó, cảm xúc của sự sở hữu, khi mất đi sẽ làm ta thấy luyến tiếc và xót tiền. Còn tiền trong thẻ, nó không cho ta cảm xúc tương tự, hay nói cách khác, nó không gây ra cảm giác sở hữu cho ta, vì nó không sờ được bằng tay.

Thẻ tín dụng thúc đẩy hành vi phi lý trí trong mua sắm (Nguồn Internet)
Thẻ tín dụng thúc đẩy hành vi phi lý trí trong mua sắm (Nguồn Internet)

Đó cũng chính là nền tảng sâu xa phía sau sự ra đời của thẻ tín dụng, khi mà người sử dụng không ý thức được sự chi tiêu mất kiểm soát của bản thân, để chính mình rơi vào tầng tầng lớp lớp của chiếc bẫy tín dụng chực chờ giăng sẵn. Tuy nhiên, sẽ là một bước đệm tốt nếu chúng ta hiểu được những qui luật chi phối hành vi hằng ngày và áp dụng chúng để tránh thoát những chiếc “thòng lọng” vô hình ấy.

2. Sự trả giá cho cái gọi là “miễn phí”

Đồ miễn phí luôn có một sức hấp dẫn khó cưỡng, những chiếc mác “khuyến mãi” sẽ lôi kéo bước chân của chúng ta dừng chân nán lại. Thậm chí, bạn đã từng đối mặt với những tình huống dở khóc dở cười khi ý định ban đầu chỉ mua một tuýp kem đánh răng dưới cửa hàng tiện lợi gần nhà nhưng cuối cùng lại càn quét được một túi lớn những đồ vật mà… bạn nghĩ mình sẽ không bao giờ dùng đến?

Khuyến mãi - tưởng hời nhưng sự thật có phải vậy? (Nguồn Internet)
Khuyến mãi – tưởng hời nhưng sự thật có phải vậy? (Nguồn Internet)

Thật ra, những người bán hàng đã lợi dụng tâm lí chung của người tiêu dùng để tung ra những ưu đãi hấp dẫn. Vậy, để tránh thoát những chiếc bẫy vô hình này, bạn cần phải xác định rõ ràng những món đồ mà mình cần mua và lập thành một danh sách mang theo khi đi mua sắm để tránh mua những đồ không thật sự cần thiết.

3. Đôi khi chuyện không nghiêm trọng đến thế

Bạn có bao giờ trải nghiệm cảm giác như “rơi xuống mười tám tầng địa ngục” chưa? Nỗi thất vọng bủa vây, sự mất mát tràn ngập trong lục phũ ngũ tạng. Những người xung quanh đều cảm thấy không đáng thay cho ta, nhưng cũng chỉ chính bản thân mình mới hiểu được những cảm xúc đang xoáy vần trong tâm trí. Càng mong đợi điều gì, ta càng hụt hẫng nếu nó không xảy ra theo hướng ta mong chờ.

Do đó, chìa khóa để dẫn đến an vui là đừng bao giờ kì vọng quá nhiều vào những điều mà chúng ta không thể kiểm soát được, cũng như đừng đặt hi vọng vào người khác, thì dù mọi chuyện có tệ thì cũng không khiến ta quá mức đau khổ đến thế.

4. “Cũng may là không sao!”

Khi chúng ta lo sợ điều gì quá mức, thì những nỗi sợ khác chỉ là hạng “xoàng” khi đưa lên bàn cân. Từng có một tình huống thế này, có một cô bé hớt hải gọi điện thoại cho mẹ mình rằng: ”Chết con rồi, chết thật rồi, chuyện này nghiêm trọng lắm mẹ ạ!” Nhưng chưa kịp để bà mẹ hồi thần thì cô gái sửa lời: “Ý con là con bị điểm kém lắm mẹ ạ!” Lập tức mẹ cô bé không quá tức giận với cô bé như bình thường mà chỉ bảo: “Chuyện nhỏ! Lần sau cố gắng hơn nữa là được!”

Hẳn bạn đã đoán được cô bé rất tài tình trong việc thao túng được tâm lí của mẹ mình rồi đúng không? Trong khi người mẹ đã nghĩ đến những chuyện tồi tệ có thể xảy đến với cô con gái bé bỏng của mình thì lập tức được một liều thuốc an thần trấn an cảm giác khủng khiếp đó, khiến bà mẹ cũng thầm cảm ơn vì điều tồi tệ nhất chưa xảy đến, những chuyện khác chỉ là cỏn con mà thôi. Khi giao tiếp, bạn hoàn toàn có thể vận dụng đòn tâm lí này một cách điêu luyện để có thể chuyển nguy thành an nhé!!

Nhằm giúp bạn khám phá một cách chi tiết hơn thêm nhiều những hành vi mang tính phi lí trí để không vô tình trở thành nạn nhân của cảm xúc chi phối lên hành động, hãy tham khảo sách Phi lý trí của tác giả Dan Ariely khi ông đã trình bày một cách logic và phân tích xác đáng những hành vi, sai lầm thường thấy trong cái cách mà con người hay tư duy.

Sách Phi lý trí - Dan Ariely (Nguồn Internet)
Sách Phi lý trí – Dan Ariely (Nguồn Internet)

Bạn có thể mua cuốn sách “Phi lý trí” tại các nhà sách trên toàn quốc hoặc đặt hàng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada,… theo đường link tại đây để nhận được giá mua tốt nhất nhé!

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ vườn trường ngọt ngào, dễ thương nhất

Đề tài học đường với những mối tình thanh xuân vườn trường ngọt ngào, hài hước vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tín đồ truyện tranh. Nếu bạn cũng là fan của thể loại này, hãy lưu ngay danh sách những bộ truyện tranh đam mỹ vườn trường hay đang được phát hành sau đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận