Bệnh hen suyễn là một trong những căn bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay và có thể để lại hậu quả khôn lường nếu không để ý phòng tránh. Trong bài viết này, BlogAnChoi sẽ giới thiệu đến bạn những tác nhân gây kích thích bệnh hen suyễn và cách phòng tránh.

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn, hay còn được gọi là hen phế quản, là một bệnh mãn tính của đường hô hấp. Các cơn hen có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào với những triệu chứng như: ho, nặng ngực, khó thở, khò khè… Nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những cơn hen trầm trọng hơn, thậm chí tử vong.

Bệnh hen phế quản hiện vẫn chưa có thuốc trị đặc hiệu. Bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có thể nắm được chính xác tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh đó, bạn nên cực kỳ lưu tâm đến những tác nhân gây kích thích dưới đây:

1. Bụi nhà, nấm mốc hoặc vật nuôi

Bụi là một trong những tác nhân hàng đầu kích thích cơn hen (Ảnh: Internet)
Bụi là một trong những tác nhân hàng đầu kích thích cơn hen (Ảnh: Internet)

Một trong những tác nhân khởi phát cơn hen hàng đầu chính là bụi. Bên cạnh bụi nhà, các loại bụi ở ngoài môi trường như bụi mịn cũng có thể khiến người bệnh đối mặt với các triệu chứng như hắt xì, qua đó gián tiếp khởi phát cơn hen. Các loại nấm mốc và lông từ vật nuôi như chó và mèo cũng dễ khiến người bệnh tái phát cơn hen. Do đó, bạn nên dọn dẹp nhà ở thường xuyên, dọn bớt đồ đạc không cần thiết và tránh nuôi thú cưng để có môi trường sống an toàn, lành mạnh.

2. Các loại khói

Các loại khói thường đem tới tác hại khôn lường cho bệnh nhân hen suyễn (Ảnh: Internet)
Các loại khói thường đem tới tác hại khôn lường cho bệnh nhân hen suyễn (Ảnh: Internet)

Bên cạnh bụi, các loại khói như khói thuốc, khói nhang, khói từ phương tiện di chuyển… cũng có thể khiến tình trạng của bệnh nhân hen thêm trầm trọng. Do đó, bệnh nhân hen nên tránh tiếp xúc với môi trường có những tác nhân kể trên.

3. Mùi từ các loại hoá chất

Mùi từ các loại hoá chất có thể khiến cơn hen thêm trầm trọng (Ảnh: Internet)
Mùi từ các loại hoá chất có thể khiến cơn hen thêm trầm trọng (Ảnh: Internet)

Mùi hương của hoá chất cũng góp phần khởi phát cơn hen, do đó bạn nên hạn chế tiếp xúc với hoá chất có mùi hương mạnh (như nước lau nhà, xăng hoặc các hoá chất có mùi hương mạnh…). Nếu trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, bạn nên chọn các loại hoá chất có mùi hương dịu nhẹ và làm cho không gian thoáng đãng để không khí được lưu thông tốt.

4. Thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết, đặc biệt từ nóng sang lạnh là điều kiện tuyệt vời để cơn hen xuất hiện (Ảnh: Internet)
Thay đổi thời tiết, đặc biệt từ nóng sang lạnh là điều kiện tuyệt vời để cơn hen xuất hiện (Ảnh: Internet)

Thời điểm giao mùa, đặc biệt là quãng thu đông là thời điểm mà bệnh nhân hen suyễn phải rất cẩn thận. Việc chuyển giao đột ngột giữa hai kiểu thời tiết khiến hệ hô hấp trở nên mẫn cảm, từ đó khiến cơn hen phế quản dễ bùng phát và diễn biến xấu. Do đó bạn nên giữ ấm cơ thể, tránh đi ra ngoài trời lạnh để cơn hen không có điều kiện khởi phát.

5. Cảm xúc mạnh

Những cảm xúc mạnh hoặc tiêu cực cũng có tác động đáng kể đến cơn hen (Ảnh: Internet)
Những cảm xúc mạnh hoặc tiêu cực cũng có tác động đáng kể đến cơn hen (Ảnh: Internet)

Cảm xúc mạnh hoặc tiêu cực như quá hưng phấn hoặc stress đã được các nhà khoa học phát hiện là có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự xuất hiện của cơn hen. Do đó, bạn nên chủ động sắp xếp cuộc sống của mình lành mạnh và khoa học để tránh phải đương đầu với những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.

Đón đọc các bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón đọc BlogAnChoi để có nhận được những thông tin thú vị và hữu ích bạn nhé!

Xem thêm

Cảnh báo ung thư cổ tử cung: Đừng coi thường nếu có những dấu hiệu này

Hiện nay bệnh ung thư cổ tử cung diễn ra phổ biến và đang có dấu hiệu gia tăng tại Việt Nam. Ung thư cổ tử cung là loại bệnh xảy ra ở phái nữ, hậu quả mà nó gây ra rất to lớn nhưng ít ai để ý tới những dấu hiệu của bệnh để ngăn ngừa và ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận