Hen suyễn là bệnh rất phổ biến, nhưng cũng là bệnh chưa được hiểu rõ hoàn toàn về nhiều mặt. Một câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân hen thắc mắc là: liệu mình có thể chơi thể thao hay không? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Vì sao người bị hen suyễn lại sợ tập thể dục?

Hen là bệnh mãn tính gây co thắt và làm hẹp đường thở của người bệnh. Khi cơn hen xuất hiện, các cơ cấu tạo nên thành của hệ thống dẫn khí trong phổi bị co hẹp lại và nhiều chất nhầy được tiết ra làm bít tắc đường thở khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Đường dẫn khí bị hẹp lại ở bệnh nhân hen (Ảnh: Internet).
Đường dẫn khí bị hẹp lại ở bệnh nhân hen (Ảnh: Internet).

Nhiều yếu tố trong môi trường có thể kích thích khởi phát cơn hen, chẳng hạn như khói bụi, phấn hoa, lông thú, nhiễm trùng, thời tiết lạnh, và tập thể dục.

Các hoạt động thể lực là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến người mắc bệnh hen lên cơn. Có một thuật ngữ để chỉ tình trạng này gọi là co thắt phế quản do tập thể dục – exercise-induced bronchoconstriction, viết tắt là EIB (trước đây gọi là hen do tập thể dục, exercise-induced asthma).

Nguyên nhân nào gây ra cơn hen khi tập thể dục?

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ tại sao tập thể dục lại khiến đường thở bị co hẹp lại. Có thể là do khi thở nhanh cơ thể không kịp sưởi ấm và làm ẩm không khí, làm cho luồng không khí lưu thông ra vào hệ hô hấp bị lạnh và khô hơn bình thường và kích thích các tế bào của đường thở. Điều này càng đúng hơn khi tập thể dục ngoài trời lạnh.

Những người bị hen suyễn thường rất sợ tập thể dục (Ảnh: Internet).
Những người bị hen suyễn thường rất sợ tập thể dục (Ảnh: Internet).

Bên cạnh đó việc hít thở không khí ô nhiễm, bụi hóa chất hay các chất gây dị ứng khác như phấn hoa, lông thú cũng có thể là nguyên nhân gây ra EIB. Khi tập thể dục chúng ta sẽ hít nhiều không khí vào phổi hơn, do đó cũng đưa nhiều tác nhân kích thích vào hơn.

Triệu chứng của EIB là gì?

Co thắt phế quản do tập thể dục có biểu hiện là những triệu chứng hen như ho, hắt hơi, cảm giác thắt ngực xuất hiện khoảng 5 đến 20 phút sau khi bắt đầu vận động. Ở một số người các triệu chứng này có thể bắt đầu ngay sau khi tập, nhất là khi cường độ tập nặng với tốc độ nhanh.

Ngoài ra EIB cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi lạ thường và hụt hơi trong lúc tập hoặc sau khi tập xong.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người mắc bệnh hen nên từ bỏ tất cả mọi hoạt động thể dục thể thao. Thực ra hoạt động thể lực rất có lợi cho họ, giúp cải thiện chức năng hô hấp thông qua việc tăng cường sức mạnh cho các cơ hô hấp.

Đối với cả người bình thường lẫn người mắc bệnh hen, tập thể dục là thói quen tốt rất quan trọng để cơ thể khỏe mạnh toàn diện và đặc biệt tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp. Ai cũng cần tập thể dục, kể cả người mắc bệnh hen. Nhưng phải tập thế nào và chọn những hoạt động nào để đảm bảo an toàn?

Cần làm gì để tránh cơn hen xuất hiện khi tập thể dục?

Người bị hen nên mang theo thuốc ngừa cơn mọi lúc mọi nơi (Ảnh: Internet).
Người bị hen nên mang theo thuốc ngừa cơn mọi lúc mọi nơi (Ảnh: Internet).

Nếu bạn đang phải sống chung với bệnh hen nhưng vẫn muốn tham gia các hoạt động thể thao vui khỏe thì hãy áp dụng những bước sau đây để kiểm soát EIB cũng như các triệu chứng hen trước khi tập luyện. Điều quan trọng là hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để lập kế hoạch chi tiết nhé.

  • Luôn bắt đầu buổi tập một cách chậm rãi, khởi động kỹ trước khi bước vào các bài tập chính, và khi kết thúc cũng phải “làm nguội” cơ thể từ từ.
Khởi động là khâu quan trọng mà nhiều người thường chủ quan không để ý khi tập luyện thể dục thể thao (Ảnh: Internet).
Khởi động là khâu quan trọng mà nhiều người thường chủ quan không để ý khi tập luyện thể dục thể thao (Ảnh: Internet).
  • Luôn mang theo lọ thuốc cắt cơn hen bên mình và dùng thuốc trước khi tập 15 phút hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Một số người có thể dùng các loại thuốc ngừa cơn hằng ngày để phòng tránh EIB, khi đó hãy luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng đúng cách.
  • Nếu thời tiết ngoài trời quá lạnh, ô nhiễm hoặc có nhiều tác nhân kích thích thì bạn có thể tập trong nhà với những bài tập đơn giản mà hiệu quả.

Những hoạt động và môn thể thao nào phù hợp với người mắc bệnh hen?

Bất kỳ hoạt động thể lực nào cũng có thể khởi phát cơn hen. Tuy nhiên những môn thể thao có khoảng thời gian vận động ngắn thường tốt hơn cho người bệnh hen so với những môn đòi hỏi vận động mạnh liên tục trong thời gian dài.

Theo Viện Hàn lâm về Dị ứng, Hen và Miễn dịch của Mỹ, một số môn thể thao có thể ít kích thích cơn hen hơn. Chẳng hạn như môi trường ẩm, ấm, cùng với việc sử dụng các cơ thân trên và tư thế của toàn cơ thể trong môn bơi lội có thể giúp ích cho người bệnh hen. Tuy nhiên cần lưu ý rằng những loại hóa chất dùng để xử lý nước ở hồ bơi có thể ảnh hưởng xấu đến một số người.

Bơi lội là hoạt động phù hợp với người bị bệnh hen (Ảnh: Internet).
Bơi lội là hoạt động phù hợp với người bị bệnh hen (Ảnh: Internet).

Bên cạnh đó những hoạt động thể lực và môn thể thao khác có thể được áp dụng là:

  • Bóng chày
  • Đạp xe
  • Bóng bầu dục
  • Trượt tuyết xuống dốc tự do
  • Chơi golf
  • Thể dục dụng cụ
  • Đi bộ ngắn hoặc đường dài đều được
  • Lướt sóng
  • Đấu vật
Đi bộ cũng là hoạt động nhẹ nhàng rất thích hợp với người mắc bệnh hen (Ảnh: Internet).
Đi bộ cũng là hoạt động nhẹ nhàng rất thích hợp với người mắc bệnh hen (Ảnh: Internet).

Trái lại, một số môn thể thao có thể làm tăng nguy cơ lên cơn hen đã được phát hiện là:

  • Bóng rổ
  • Trượt tuyết trên đường bằng
  • Hockey
  • Chạy đường dài
  • Bóng đá
Cường độ vận động cao trong môn bóng đá có thể ảnh hưởng xấu đến người bệnh hen (Ảnh: Internet).
Cường độ vận động cao trong môn bóng đá có thể ảnh hưởng xấu đến người bệnh hen (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên nếu có sự chuẩn bị và phương án kiểm soát tốt, hầu hết người mắc bệnh hen vẫn có thể tham gia bất kỳ hoạt động thể lực nào mà không gặp trở ngại.

Mời bạn đọc thêm những bài viết khác về chủ đề Sức khỏe của BlogAnChoi:

Hãy đón xem nhiều thông tin bổ ích được gửi đến trong những bài viết của BlogAnChoi bạn nhé!

Xem thêm

6 dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ nguy hiểm phải chú ý phát hiện từ sớm

Gan là một trong những bộ phận có kích thước lớn và có vai trò cực kỳ quan trọng. Khi gan bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, vì vậy nếu như lá gan yêu thương của bạn đang có dấu hiệu nhiễm mỡ cần phải được điều trị ngay. Dưới đây là ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận