Có lẽ bất cứ ai cũng đều sợ bị đột quỵ, bởi đây là tình trạng rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng, chính vì vậy hiểu rõ những biện pháp để phòng và chống đột quỵ là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ cùng điểm qua những biện pháp cần thiết để giúp bạn phòng ngừa đột quỵ.
Đột quỵ là gì?
Chắc hẳn ai cũng đều đã từng nghe đến tai biến mạch máu não, đó cũng là cách gọi khác của đột quỵ. Đây được coi là tình trạng các mạch máu không được lưu thông, bị tắc nghẽn, oxy đưa lên não bị giảm. Nếu bị tắc nghẽn trong vòng vài phút, máu không được kịp thời cung cấp lên các tế bào não để hoạt động, thì các tế bào sẽ chết dần đi. Chính vì lẽ đó nên tỉ lệ người tử vong do đột quỵ là rất cao.
Khi có triệu chứng đột quỵ không nên chủ quan mà phải đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, tránh để lâu dẫn đến tình trạng các tế bào não bị chết dần, thậm chí tử vong.
Phân loại đột quỵ
Hai loại đột quỵ thường gặp bao gồm:
Xuất huyết não
Khoảng 15% những người bị đột quỵ là do xuất huyết não gây ra. Nguyên nhân là do sự tổn thương của thành động mạch dẫn đến chảy máu não gây ra đột quỵ.
Thiếu máu cục bộ
Tỷ lệ người bị thiếu máu cục bộ cao hơn so với xuất huyết não, lên đến 85%. Nguyên nhân chủ yếu là do tắc nghẽn các động mạch trong não khiến cho dòng máu di chuyển khó khăn, từ đó dẫn đến đột quỵ.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
- Khuôn mặt có dấu hiệu bị lệch, méo, cười méo miệng.
- Đầu óc hay quên, lẫn lộn.
- Tay chân khó kiểm soát, co quắp, dẫn đến liệt.
- Hoa mắt, chóng mặt, thị lực kém.
- Không đứng vững, mất thăng bằng.
- Lời nói không rõ.
- Mệt mỏi, không muốn làm gì.
- Buồn nôn.
Nếu xuất hiện những dấu hiệu này cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn sẽ rất nguy hiểm.
Những người nào dễ bị đột quỵ?
- Những người ít vận động rất dễ bị đột quỵ.
- Người bị thừa cân.
- Người bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc một số bệnh về tim mạch.
- Người có chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý.
- Gia đình đã từng có tiền sử mắc đột quỵ.
- Sử dụng rượu, bia, chất kích thích không kiểm soát.
- Hút thuốc quá nhiều.
- Ít uống nước đều đặn, không chịu ăn rau xanh thường xuyên.
Biện pháp phòng ngừa đột quỵ
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
- Thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Ăn nhiều rau xanh, cơm, thịt, cá, chất béo đều đặn, cân bằng chế độ ăn hợp lý để tránh bị thừa chất.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn nhanh đóng hộp.
- Uống đủ nước, có thể là nước ép, sinh tố hoặc nước lọc, uống đều đặn ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá,…
- Không nên thức quá muộn, không nên tắm khuya sau 23 giờ.
- Cơ thể luôn phải được giữ ấm.
- Khám bệnh định kỳ để được kê đơn thuốc và được các bác sĩ tư vấn, đưa ra phương pháp thích hợp khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ.
Biến chứng của đột quỵ
- Thị giác không được ổn định.
- Liệt toàn thân, liệt nửa người hoặc liệt một số bộ phận trên cơ thể.
- Đi lại khó khăn.
- Trầm cảm, tâm lý không ổn định.
- Sống thực vật hoặc nguy hiểm hơn có thể tử vong.
Đột quỵ rất nguy hiểm và không thể chủ quan. Nếu bạn hoặc người thân của bạn gặp một số dấu hiệu trên, nghi là bị đột quỵ, thì lời khuyên chân thành là nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám và tìm phương pháp giải quyết phù hợp, tránh hệ luỵ sau này.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:
- Đột quỵ: Dấu hiệu nhận biết và sơ cứu ban đầu
- Đột quỵ – Căn bệnh nguy hiểm chết người và những điều bạn phải biết để phòng tránh
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
Nguồn tham khảo:
- Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Vinmec
- Bệnh viên Tâm Anh