Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể. Ngoài vai trò chính là lọc máu và loại bỏ độc tố, thận còn tham gia vào nhiều quá trình thiết yếu khác như ổn định huyết áp, tái hấp thu nước và các chất dinh dưỡng, cân bằng điện giải, sản xuất các hormone quan trọng cho cơ thể,… Khi thận suy yếu, các chức năng thận cũng bị suy giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể. Phát hiện sớm các vấn đề về thận sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo thận yếu mà bạn không nên bỏ qua.

1. Mệt mỏi liên tục

Liên tục có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức dù đã nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu suy giảm chức năng thận. Suy giảm chức năng thận có thể gây tích tụ độc tố trong máu, dẫn đến mệt mỏi và khó tập trung. Ngoài ra, thận yếu còn gây thiếu máu do không thể sản xuất hormon erythropoietin – một hormon thiết yếu để tạo hồng cầu trong tủy xương. Từ đó khiến cơ thể trở nên suy nhược, yếu ớt.

Mệt mỏi liên tục
Liên tục có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức dù đã nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu suy giảm chức năng thận (Ảnh: Internet)

2. Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ

Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến ở người bị mắc bệnh thận mãn tính. Khi quá trình lọc của thận xảy ra vấn đề, độc tố tích tụ trong máu sẽ gây khó ngủ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người bị bệnh thận có nồng độ melatonin thấp bất thường vào ban đêm, khiến cơ thể luôn tỉnh táo và khó ngủ vào buổi tối trong khi ban ngày lại mệt mỏi và buồn ngủ.

Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ
Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến ở người bị mắc bệnh thận mãn tính (Ảnh: Internet)

3. Da khô và ngứa

Da khô và ngứa là biểu hiện thường thấy ở người mắc bệnh thận. Nguyên nhân là do thận yếu khiến độc tố tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, chức năng thận suy giảm cũng gây mất cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng ngứa, khô da.

Da khô, ngứa
Da khô và ngứa là biểu hiện thường thấy ở người mắc bệnh thận (Ảnh: Internet)

4. Đi tiểu nhiều

Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là về đêm, có thể là dấu hiệu của thận yếu. Suy giảm chức năng thận cũng làm giảm khả năng tái hấp thu nước của thận nên khiến người bệnh có nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên.

Đi tiểu nhiều
Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là về đêm, có thể là dấu hiệu của thận yếu (Ảnh: Internet)

5. Nước tiểu có bọt

Nước tiểu có nhiều bọt là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thận. Nước tiểu có nhiều bọt là biểu hiện của protein niệu – nước tiểu có chứa nhiều protein do quá trình lọc của thận bị suy giảm. Do đó, khi nhận thấy có quá nhiều bọt trong nước tiểu, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Nước tiểu có bọt
Nước tiểu có nhiều bọt là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thận (Ảnh: Internet)

6. Nước tiểu có máu

Tiểu máu, hay máu trong nước tiểu, là dấu hiệu cảnh báo về bệnh thận tiềm ẩn và bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện. Khi thận suy yếu, quá trình lọc máu sẽ xảy ra vấn đề, dẫn đến tình trạng không thể giữ được hết những tế bào máu trong cơ thể, khiến chúng bị “rò rỉ” ra ngoài theo đường nước tiểu. Nước tiểu có máu là tình trạng nghiêm trọng, cần sự giúp đỡ nhanh chóng từ các bác sĩ chuyên khoa.

Nước tiểu có máu
Tiểu máu là dấu hiệu cảnh báo về bệnh thận tiềm ẩn (Ảnh: Internet)

7. Phù nề

Phù nề – hiện tượng sưng tấy do giữ nước – là dấu hiệu cảnh báo phổ biến của suy thận. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do quá trình lọc của thận bị suy giảm, gây tích tụ nước, muối trong cơ thể, dẫn đến phù nề. Triệu chứng này thường xuất hiện quanh vùng mắt, mắt cá chân và bàn chân.

Sưng chân, tay
Phù nề là dấu hiệu cảnh báo phổ biến của suy thận (Ảnh: Internet)

8. Mất cảm giác thèm ăn

Chán ăn, ăn không ngon cũng là một trong các dấu hiệu thận yếu. Khi chức năng thận suy giảm, độc tố và chất thải tích tụ trong máu, dẫn đến buồn nôn, nôn và chán ăn. Giảm cân không rõ nguyên nhân và lượng dinh dưỡng hấp thụ kém có thể là dấu hiệu của bệnh tiến triển, vì vậy hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

Chán ăn, buồn nôn
Chán ăn, ăn không ngon cũng là một trong các dấu hiệu thận yếu (Ảnh: Internet)

9. Chuột rút

Chức năng thận suy giảm sẽ khiến quá trình lọc xảy ra vấn đề, dẫn đến mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Trong đó, mất cân bằng kali và canxi là phổ biến hơn cả. Từ đây dẫn đến chuột rút và yếu cơ. Mặc dù chuột rút cơ có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán sớm.

Chuột rút cơ
Chuột rút thường xuyên có thể là dấu hiệu của chức năng thận suy giảm (Ảnh: Internet)

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

13 thói quen lành mạnh giúp giữ gìn vóc dáng và sức khỏe sau 60 tuổi

Đúng vậy, giữ gìn vóc dáng và sức khỏe sau 60 tuổi là điều hoàn toàn có thể. Để duy trì một cơ thể đẹp và khỏe, không chỉ là tập thể dục mà việc tập trung vào chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và các hoạt động xã hội cũng rất ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận