Bệnh chàm (eczema) là một tình trạng da mãn tính, không lây nhiễm, thường gây khô da, ngứa ngáy và viêm đỏ. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt khi các triệu chứng tái phát kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm

Triệu chứng điển hình của bệnh chàm là da khô, ngứa và dễ bị kích ứng. Một số người mô tả cảm giác nóng rát, châm chích hoặc như có kim chích trên da. Bề mặt da có thể xuất hiện mảng đỏ, sần sùi, đôi khi nứt nẻ, đóng vảy hoặc rỉ dịch. Trên làn da sẫm màu, các tổn thương có thể trông như màu tím, xám hoặc nâu sẫm.

Bệnh thường có xu hướng tái phát theo từng đợt – có thể bùng phát rồi dịu đi theo thời gian. Ở trẻ nhỏ, bệnh chàm có thể thuyên giảm khi lớn lên, nhưng với người trưởng thành, nó dễ trở thành tình trạng dai dẳng, ảnh hưởng đến các vùng da như mặt, tay, da đầu, khuỷu tay, đầu gối hoặc các nếp gấp trên cơ thể.

Bệnh chàm
Bệnh chàm là một tình trạng da mãn tính, thường gây khô da, ngứa ngáy và viêm đỏ (Ảnh: Internet)

Một số yếu tố như chất gây kích ứng, hóa chất, phấn hoa, thời tiết lạnh hoặc căng thẳng có thể làm bệnh bùng phát. Ngoài ra, yếu tố di truyền và hệ miễn dịch hoạt động quá mức cũng đóng vai trò trong việc khởi phát bệnh.

Việc điều trị thường kết hợp giữa thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định bác sĩ, dưỡng ẩm da thường xuyên và thay đổi lối sống như tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh, uống đủ nước và bảo vệ da khỏi tác động từ môi trường.

Các loại bệnh chàm phổ biến

1. Viêm da dị ứng (Atopic dermatitis)

Đây là dạng chàm phổ biến nhất, thường bắt đầu từ thời thơ ấu nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Da bị khô, ngứa, phát ban và có thể nổi mẩn đỏ hoặc chảy dịch. Viêm da dị ứng thường đi kèm với tiền sử dị ứng, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.

Viêm da dị ứng (Atopic dermatitis) là dạng chàm phổ biến nhất (Ảnh: Internet)
Viêm da dị ứng (Atopic dermatitis) là dạng chàm phổ biến nhất (Ảnh: Internet)

2. Viêm da tiếp xúc (Contact dermatitis)

Viêm da tiếp xúc xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, kim loại hoặc thực vật độc như cây thường xuân. Da sẽ bị đỏ, sưng, ngứa và có thể đóng vảy hoặc tróc da.

3. Chàm Dyshidrotic

Chàm Dyshidrotic còn gọi là chàm bàn tay hoặc pompholyx. Loại chàm này gây ra các mụn nước nhỏ, ngứa ở tay, ngón tay, bàn chân hoặc ngón chân. Tác nhân thường bao gồm kim loại (như niken, coban), căng thẳng, thời tiết nóng ẩm hoặc đổ mồ hôi nhiều.

4. Viêm da thần kinh (Neurodermatitis)

Viêm da thần kinh thường khởi phát ở một hoặc vài vùng da như cổ, cổ tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay hoặc da đầu. Các mảng da này cực kỳ ngứa, dễ bị gãi làm dày sừng, đổi màu và thậm chí chảy máu hoặc rụng tóc. Viêm da thần kinh đôi khi xuất hiện do thói quen gãi hoặc căng thẳng kéo dài.

Bệnh chàm
Một vài loại bệnh chàm có thể liên quan đến thói quen gãi hoặc căng thẳng kéo dài (Ảnh: Internet)

5. Chàm đồng tiền (Nummular eczema)

Chàm đồng tiền đặc trưng bởi các mảng da hình tròn hoặc bầu dục, có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Các vùng da này thường ngứa, khô, có vảy và đôi khi tiết dịch. Bệnh phổ biến ở nam giới lớn tuổi và thường xuất hiện vào mùa đông hanh khô.

6. Viêm da tiết bã (Seborrheic dermatitis)

Viêm da tiết bã thường ảnh hưởng đến da đầu hoặc những vùng da nhiều tuyến bã nhờn như mũi, ngực, lưng trên. Các triệu chứng gồm da bong tróc, gàu, phát ban đỏ và ngứa. Căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, thời tiết lạnh và một số bệnh lý như Parkinson’s hoặc HIV có thể là tác nhân kích hoạt bệnh.

7. Viêm da ứ trệ (Stasis dermatitis)

Loại chàm này xảy ra do lưu thông máu kém, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người có bệnh mạch máu mạn tính. Triệu chứng bao gồm sưng mắt cá chân, da đổi màu nâu cam, khô, bong tróc, ngứa và cảm giác nặng nề, đau mỏi ở chân – đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu.

Khám bác sĩ
Nếu có dấu hiệu bất thường trên da, nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm (Ảnh: Internet)

Bệnh chàm là một vấn đề da liễu phổ biến nhưng không nên xem nhẹ. Việc hiểu rõ từng loại chàm, nguyên nhân và triệu chứng đặc trưng sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Nếu có dấu hiệu bất thường trên da kéo dài, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

8 cách hạ đường huyết không cần dùng thuốc, lưu ngay!

Cách hạ đường huyết không cần dùng thuốc, an toàn và hiệu quả dưới đây được khuyến nghị cho tất cả mọi người dù có bị bệnh hay không. Những cách hạ đường huyết này giúp bạn tiết kiệm tiền và kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận