Bạn đã từng nghe nói đến “người nhạy cảm cao” với những “đặc trưng riêng biệt”? Hãy cùng khám phá nhóm người đặc biệt này và những cách thức nâng cao “điểm số tự yêu” của họ bạn nhé.

Xây dựng lối sống lành mạnh phù hợp

Theo nhà phân tích tâm lý Savrerio Tomasella, người nhạy cảm cao chiếm khoảng 10 – 15% dân số thế giới, cảm nhận cuộc sống ở mức độ sâu sắc. Người nhạy cảm cao từng trải qua những giai đoạn khó khăn về mặt cảm xúc và nhận thức khi vật lộn với những “khác biệt” của mình để hòa nhập cùng thế giới xung quanh.

Trong ngành khoa học thần kinh, “tế bào gương soi” (mirror neuron) trong não bộ được biết đến với chức năng giúp ta có thể hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của người khác dựa trên hành vi của họ, qua việc đối chiếu với bản thân ta. Vì vậy, mức độ thấu cảm phụ thuộc rất nhiều vào sự hoạt động của tế bào gương soi.

Vào năm 2014, một nghiên cứu thông qua ảnh chụp cắt lớp chức năng não bộ đã chỉ ra rằng tế bào gương soi của người nhạy cảm cao hoạt động mạnh mẽ hơn người bình thường. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người nhạy cảm cao có thể đồng cảm và thấu hiểu người khác ở mức độ sâu.

Tuy nhiên, nếu tiếp xúc nhiều người trong cùng thời điểm nhất định với sự đa dạng trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, người nhạy cảm cao rất dễ bị mất năng lượng vì xử lý quá nhiều thông tin cùng một lúc.

Chẳng hạn, một khía cạnh điển hình, người nhạy cảm cao đa phần “sợ” những bữa tiệc náo nhiệt, ồn ào. Nhưng để cân bằng với nhu cầu kết nối, người nhạy cảm cao cần nhận thức tốt về bản thân, lắng nghe tiếng nói cơ thể để đưa ra những quyết định phù hợp với đặc tính riêng trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, việc tham gia các bữa tiệc có thể xác định giới hạn thời gian, mức độ thực hiện các hoạt động.

Thiết lập lối sống cân bằng là điều quan trọng đối với người nhạy cảm cao. Việc dành nhiều thời gian tĩnh lặng hòa cùng thiên nhiên, sạc pin năng lượng, xử lý ổn thỏa những thông tin còn lưu trữ sẽ giúp người nhạy cảm cao cảm thấy thư thái hơn, tâm trí thoải mái, bình yên, chuẩn bị cho hành trình mới.

Xây dựng lối sống cân bằng phù hợp giúp người nhạy cảm cao cảm nhận nhiều bình yên, hạnh phúc. Nguồn ảnh: Internet
Xây dựng lối sống cân bằng phù hợp giúp người nhạy cảm cao cảm nhận nhiều bình yên, hạnh phúc. Nguồn: Internet

Xác định cách thức làm việc hiệu quả, khai phá tiềm năng riêng

Người nhạy cảm cao cần hiểu rõ thế mạnh và giới hạn bản thân để có thể đóng góp những giá trị tốt đẹp vào cuộc sống theo cách riêng.

Với những đặc tính riêng, người nhạy cảm cao phù hợp với môi trường làm việc tĩnh lặng, trong phòng riêng, hạn chế những sự xao nhãng từ thế giới bên ngoài để tránh tình trạng “bị ngộp” thông tin do xử lý quá nhiều tiểu tiết không cần thiết. Khi làm việc chuyên sâu, người nhạy cảm cao tập trung rất tốt, và thường có thể tìm ra giải pháp cốt lõi cho vấn đề.

Trong Nhật báo Nhân cách và Tâm lý Xã hội, một nghiên cứu năm 2003 đã cho rằng não bộ của những người sáng tạo dường như dễ tiếp nhận các kích thích hơn so với những người không sáng tạo.

Vì độ nhạy đặc biệt của những nơ-ron thần kinh trước các tác nhân bên ngoài, đa phần người nhạy cảm cao rất sáng tạo. Cùng với lòng trắc ẩn và sự thấu cảm sâu sắc, người nhạy cảm cao yêu thích những công việc mang đến những giá trị nhân văn cho cộng đồng như nhà tâm lý, giáo viên, chuyên viên công tác xã hội, người tham gia hoạt động sáng tạo nghệ thuật (nhà văn, họa sĩ, diễn viên, ca sĩ…).

Người nhạy cảm cao giàu lòng trắc ẩn thể hiện rõ thiên hướng nghệ thuật. Nguồn ảnh: Internet
Người nhạy cảm cao giàu lòng trắc ẩn thể hiện rõ thiên hướng sáng tạo nghệ thuật. Nguồn: Internet

Thiết lập ranh giới cá nhân an toàn

Nhà khoa học Ernest Hartmann đã xếp người nhạy cảm cao vào nhóm những người có ranh giới mỏng: không tách biệt rõ ràng được các phạm trù trong tâm trí, như những ngăn cách giữa quá khứ – hiện tại – tương lai, bản thân mình và người khác, thế giới bên trong và bên ngoài…

Trong cùng một lúc, não bộ của người nhạy cảm cao không phân định rõ ranh giới cụ thể, sẽ thực hiện nhiều phép phân tích dữ liệu, xử lý thông tin tiểu tiết khác nhau. Vì vậy, người nhạy cảm cao gặp khó khăn trong việc xác định ranh giới an toàn về mặt cảm xúc, thời gian, khối lượng công việc.

Với sự thấu cảm ở mức độ sâu, người nhạy cảm cao thường đối mặt với vấn đề “khó từ chối người khác”, dẫn đến tình trạng ôm đồm nhiều việc, dễ bị ngộp, cạn kiệt năng lượng. Khi không hoàn thành được công việc bản thân, hoặc có lúc buộc phải “nói không” với người khác, người nhạy cảm cao dễ cảm thấy thất vọng, có lỗi.

Người nhạy cảm cao cần chia sẻ về đặc trưng riêng biệt, nhu cầu thực sự của bản thân để người xung quanh thấu hiểu, từ đó, tạo dựng mạng lưới kết nối sâu sắc, tham gia hoạt động phù hợp ngưỡng năng lượng nhất định. Người nhạy cảm cao có thể phân chia năng lượng hiệu quả, vừa ưu tiên thực hiện mục tiêu quan trọng cá nhân, vừa hỗ trợ cộng đồng xung quanh ở mức độ vừa phải.

Người nhạy cảm cao xác định ranh giới cá nhân phù hợp, cân bằng giữa việc hoàn thành mục tiêu riêng và phục vụ cộng đồng chung. Nguồn ảnh: Internet
Người nhạy cảm cao luôn xác định ranh giới cá nhân phù hợp. Nguồn: Internet

Khi hiểu rõ đặc tính riêng, xây dựng lối sống lành mạnh, cách thức làm việc hiệu quả, cân bằng giữa đời sống cá nhân và phục vụ xã hội, người nhạy cảm cao có thể phát huy thế mạnh, khai phá tiềm năng bản thân, cùng góp phần kiến tạo những giá trị tốt đẹp, tạo ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết hay, nuôi dưỡng những vẻ đẹp tâm hồn trên BlogAnChoi như:

Hãy ghé thăm BlogAnChoi thường xuyên để theo dõi những bài viết hấp dẫn mới bạn nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc hay nhất, đẹp từ nội dung đến nét vẽ

Không chỉ phim đam mỹ mà truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc cũng đang ngày càng chiếm được cảm tình của độc giả bởi nội dung hay, nét vẽ đẹp. Cùng điểm danh top 15 truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc hay nhất, được yêu thích nhất hiện nay nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận