Ngày Tết là khoảng thời gian để yêu thương và sum vầy. Tuy vậy, thực đơn ăn uống cũng như các hoạt động bên lề lại là tiền đề thuận lợi cho những căn bệnh phổ biến khởi phát. Trong bài viết này, BlogAnChoi sẽ giới thiệu đến bạn một số bệnh dễ gặp vào ngày Tết và cách để phòng tránh.

1. Bệnh liên cầu khuẩn

Tiết canh là một trong những thủ phạm chính của bệnh liên cầu khuẩn (Ảnh: Internet)
Tiết canh là một trong những thủ phạm chính của bệnh liên cầu khuẩn (Ảnh: Internet)

Lượng người bệnh nhập viện vì liên cầu khuẩn luôn xuất hiện vào cuối năm, nguyên nhân xuất phát từ… tiết canh. Các loại tiết canh như tiết canh lợn, tiết canh dê… hay tiếp xúc với lợn bệnh hoặc sản phẩm từ lợn chưa nấu chín có thể khiến bạn vô tình nhiễm liên cầu khuẩn.

Người nhiễm liên cầu khuẩn có thể bị nhiễm trùng, nhiễm độc tiêu hoá, sốt, xuất huyết, viêm màng não, nặng hơn có thể tử vong. Tỉ lệ tử vong của bệnh này vào khoảng 7%, tỷ lệ di chứng nếu được cứu sống lên tới 40% (thường là điếc không hồi phục). Do đó, bạn nên tránh tiêu thụ tiết canh để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

2. Ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu là nguyên nhân nhập viện phổ biến vào dịp Tết (Ảnh: Internet)
Ngộ độc rượu là nguyên nhân nhập viện phổ biến vào dịp Tết (Ảnh: Internet)

Ngộ độc rượu là nguyên nhân nhập viện phổ biến vào dịp Tết bởi nhiều lý do. Nguyên nhân đầu tiên đến từ cơ địa của bệnh nhân. Nhiều người thường tiêu thụ rượu quá với tửu lượng của mình, từ đó dẫn đến việc ảnh hưởng đến cảm xúc, khả năng nhận thức của bản thân.

Nguyên nhân thứ hai, mà có lẽ nguy hiểm hơn chính là ngộ độc rượu giả. Trên thị thường hiện nay, các loại rượu pha cồn công nghiệp xuất hiện khá tràn lan. Ngộ đọc rượu giả có thể dẫn đến hiện tượng giảm sút trí nhớ, thiếu kiềm chế, bất tỉnh hoặc tử vong.

Để phòng tránh ngộc độc rượu bia, phương án tốt nhất là không nên tiêu thụ nếu không kiểm soát được. Phụ nữ không nên uống rượu vì khả năng kiểm soát thường yếu hơn nam giới, ngoài ra tăng nguy cơ bị lạm dụng trong trường hợp không tỉnh táo. Bạn cũng nên lưu ý về khoảng thời gian tiêu thụ: uống sau giờ làm việc, khi nghỉ ngơi và tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông khi đang say rượu. Bạn cũng chỉ nên tiêu thụ các sản phẩm rượu có nguồn gốc rõ ràng, tránh uống rượu khi đói và hạn chế uống quá nhiều.

3. Tai nạn trong sinh hoạt

Tai nạn sinh hoạt thường gia tăng vào những ngày Tết (Ảnh: Internet)
Tai nạn sinh hoạt thường gia tăng vào những ngày Tết (Ảnh: Internet)

Vào những ngày cận Tết, số ca nhập viện do tai nạn sinh hoạt luôn có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Đối tượng gặp phải tai nạn không chỉ giới hạn ở người lớn mà còn cả những trẻ nhỏ cũng gặp phải. Vào ngày Tết, người lớn thường bận rộn, lơ là giám sát khiến trẻ dễ gặp phải các tình huống nguy hiểm như: chấn thương đầu, bỏng, nuốt phải dị vật, điện giật…

Bên cạnh đó, các loại hạt như lạc, dưa, bí… thường bị các em thả vào mồm, từ đó làm tắc nghẽn đường thở, gây nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị bỏng do nhiệt từ nước sôi, xe máy hay điện giật từ các loại đèn trang trí, đèn nhấp nháy.

Do đó, các bậc cha mẹ nên cực kỳ lưu tâm trong khoảng thời gian này. Nên đặt trẻ em xa khỏi các vật dụng nguy hiểm như thuỷ tinh sắc nhọn, nước sôi, dầu mỡ nóng… Đồng thời, cha mẹ cũng nên cử người giám sát luân phiên để có thể giúp con em mình tránh rơi vào những tai nạn đáng tiếc kể trên.

Đón đọc những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón đọc BlogAnChoi để nhận được những thông tin bổ ích bạn nhé!

Xem thêm

"Ăn đêm" ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Thức đêm đã trở thành thói quen đối với một số người từ công nhân viên chức cho đến học sinh các cấp, cùng với đó là một thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đó là "ăn đêm". Vậy ăn đêm có hại như thế nào? Nó gây ra các bệnh lí gì?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận