Trẻ sơ sinh cơ thể rất non yếu và hệ miễn dịch kém. Những em bé bú mẹ hoàn toàn có hệ miễn dịch ổn định hơn các em bé ăn sữa công thức. Tuy nhiên, để tăng cường hệ miễn dịch ngày nay các bà mẹ thường bổ sung thêm các vi chất để cung cấp đủ dưỡng chất và vi chất giúp bé phát triển khoẻ mạnh. Vậy 6 chất quan trọng cần bổ sung cho trẻ dưới một tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện chúng ta cùng tìm hiểu bên dưới.

Tại sao lại phải bổ sung thêm các vi chất?

Đối với những em bé bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất cho bé phát triển khoẻ mạnh và có hệ miễn dịch tốt nhất. Tuy nhiên đến tháng thứ 6 thì sữa mẹ không còn giàu dinh dưỡng và đủ để cung cấp nhu cầu phát triển của các bé, nên lúc này bố mẹ tập cho bé ăn dặm và kết hợp bổ sung thêm các vi chất thiết yếu để trẻ không bị thiếu hụt. Cùng tìm hiểu 6 chất quan trọng cần bổ sung cho bé dưới 1 tuổi nhé.

1. Vitamin D3

Công dụng của vitamin D3: Giúp cơ thể bé hấp thu canxi trong quá trình phát triển xương và răng ở trẻ.

Trẻ bú mẹ hoàn toàn hàng ngày nên bổ sung đầy đủ D3. Với trẻ uống sữa công thức bố mẹ cần xem hàm lượng D3 trong sữa là bao nhiêu để điều chỉnh lượng D3 cho uống thêm, lưu ý liều D3 là 400IU/ngày. Sử dụng từ những ngày đầu đời đến 18 tháng.

Vitamin D3 tan trong dầu nên cần cho bé ăn đầy đủ dầu mỡ khi bắt đầu ăn dặm để hấp thu tối ưu được D3.

Bổ sung D3 cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện ( Nguồn: Internet)
Bổ sung D3 cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện ( Nguồn: Internet)

Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung qua đường ăn uống, các thực phẩm giàu D3:

  • Động vật: Gan bò, lòng đỏ trứng, cá hồi, phô mai…
  • Thực vật: hạnh nhân, yến mạch, đậu nành, ngũ cốc…

2. Sắt

Tại sao lại bổ sung sắt? Lượng sắt dự trữ khi còn trong bào thai của bé sẽ cạn kiệt nếu sinh đủ tháng chỉ dùng đủ trong 4 tháng đầu đời vì vậy sắt được sử dụng từ tháng 4 để dự phòng thiếu sắt ở trẻ. Và trong quá trình ăn dặm chế độ ăn mất cân bằng thiếu các thực phẩm giàu sắt từ đó dẫn đến hệ miễn dịch trẻ bị suy yếu, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm lớn, chậm đi đứng… biểu hiện trẻ hay quấy khóc, xanh xao, ăn uống kém, mệt mỏi hay ốm vặt.

Nên uống sắt trước ăn 30 phút, tốt nhất trước ăn sáng hoặc ăn trưa lúc bụng đang đói. Uống cùng nước cam, bưởi tăng hấp thu sắt hơn. Mẹ có thể pha sắt lẫn nước cam để bé dễ hợp tác hơn trong quá trình uống.

Các thực phẩm giàu sắt:

  • Động vật: Thịt đỏ, gà tây, gan, trai, sò, ốc…
  • Thực vật: Hạt bí đỏ, đậu, rau bina…

3. Kẽm

Kẽm giúp tăng đề kháng đặc biệt khi chuyển mùa, đổi thời tiết môi trường, tăng hấp thu hoặc bị tiêu chảy kéo dài nên bổ sung.

4. Thực phẩm tăng đề kháng

Tăng đề kháng Beta -glucans, vitamin C kích hoạt hệ miễn dịch giảm ốm, ho, cúm hiệu quả

Hai loại siro tăng đề kháng: Siro Gadopax Forte của Slovenia 100ml, siro tăng đề kháng Imunoglukan P4H 120ml

tang đề kháng
Thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ.

5. DHA

Trẻ từ 6 tháng trở lên có thể bổ sung thêm DHA để phát triển toàn diện cho trí não.

6. Men vi sinh

Đối với những trẻ có hệ đường ruột kém, hay tiêu chảy, táo bón thì ba mẹ có thể lưu ý bổ sung thêm men vi sinh giúp trẻ cải thiện tình trạng nôn trớ và đầy bụng ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

Men vi sinh dùng cho trẻ sơ sinh hỗ trợ cải thiện tiêu hóa
Men vi sinh dùng cho trẻ sơ sinh hỗ trợ cải thiện tiêu hóa ( Nguồn: Internet)

Sử dụng sau ăn 2 giờ hoặc trước ăn 30 phút

Các loại men quốc dân hay được sử dụng: Men BioAmicus của Canada, men Biogaia của Thuỵ Điển.

Việc bổ sung vitamin và thực phẩm chức năng và khoáng chất ba mẹ nên bổ sung cho bé theo chu kì và giai đoạn để bé phát triển tốt nhất, không nên lạm dụng gây thừa vi chất gây tác dụng ngược lại với trẻ.

Xem thêm

5 cách dùng hạt chia giảm cân: Ăn lúc nào, ăn như thế nào tốt nhất?

Hạt chia không hề xa lạ với chúng ta, nhưng đầy đủ tác dụng của hạt chia là gì, cách dùng hạt chia giảm cân an toàn, nên ăn lúc nào, ăn ra sao để có tác dụng tốt nhất thì hãy đọc bài viết này để biết nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận