Viêm gan B là một trong những căn bệnh quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó, và thường có những lầm tưởng về căn bệnh này. Hãy cùng BlogAnChoi giải đáp 11 câu hỏi thường gặp về viêm gan B nhé!

1. Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là loại bệnh lý về gan do virus viêm gan B (HBV) gây nên. Virus HBV được cho là một trong những vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất trên thế giới hiện nay. Virus HBV được bảo vệ bởi vỏ kiên cố, chúng có thể sống được trong tự nhiên trong một khoảng thời gian dài mà không bị thay đổi. Chúng xâm nhập vào gan và tiến hành phá hủy cơ chế bảo vệ của gan, dẫn đến tổn thương các tế bào của gan.

2. Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết có khoảng 30% tỉ lệ dân số trên thế giới bị nhiễm virus viêm gan B, và phần lớn trong đó không hề biết mình bị nhiễm bệnh. Hàng năm, theo số liệu khảo sát cho thấy có ít nhất khoảng 1 triệu người trên thế giới tử vong bởi xơ gan và ung thư gan.

Viêm gan B mãn tính nếu không được theo dõi và kiểm tra bệnh định kỳ sẽ có thể tiến triển thành những bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như: Ung thư gan, xơ gan… nguy hiểm nhất là gây tử vong.

3. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Con đường lây truyền của bệnh viêm gan B cũng tương tự HIV/AIDS, thông qua 3 con đường:

Một số con đường có thể lây truyền viêm gan B (Nguồn: Intrenet).
Một số con đường có thể lây truyền viêm gan B (Nguồn: Intrenet).
  • Lây từ mẹ qua con: Người mẹ đã nhiễm bệnh sẽ lây truyền sang con
  • Lây truyền qua đường máu: Thông qua tiêm, truyền (truyền máu, hiến máu…) không an toàn. Có tiếp xúc với máu, dịch tiết của người bị bệnh qua các vết trầy xước, vết thương hở miệng.
  • Lây qua đường tình dục: Virus HBV có thể lây nhiễm thông qua tất cả các hành vi tình dục mà không có biện pháp dự phòng.

4. Làm sao để biết mình viêm gan B?

Cách hiệu quả nhất để biết mình có đang bị viêm gan B hay không là tiến hành xét nghiệm máu. Thông qua kết quả xét nghiệm, tình trạng gan của bạn sẽ được thể hiện chuẩn xác, thông qua các chỉ số trong các xét nghiệm.

Xét nghiệm máu là cách hiệu quả nhất để biết có mắc viêm gan B hay không (Nguồn: Internet).
Xét nghiệm máu là cách hiệu quả nhất để biết có mắc viêm gan B hay không (Nguồn: Internet).

5. Nguyên nhân bệnh viêm gan B?

Thông thường chúng ta nghĩ viêm gan B chỉ lây truyền qua 3 con đường là: máu, từ mẹ sang con và đường tình dục. Tuy nhiên, ngoài 3 con đường chủ yếu trên thì còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta mắc bệnh:

  • Sử dụng thực phẩm không an toàn:Gan có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng, để cơ thể hấp thu một cách hiệu quả nhất. Việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm bị ô nhiễm, nguồn gốc không rõ ràng, chứa nhiều hóa chất nguy hiểm… là nguyên nhân “âm thầm” làm gan dễ dàng bị tổn thương, các virus mang bệnh dễ tấn công vào điển hình là virus viêm gan B.
  • Môi trường bị ô nhiễm:Ngoài chức năng chuyển hóa chất dinh dưỡng, gan còn có nhiệm vụ giải độc, thải trừ chất độc ra ngoài. Với những ai sống trong môi trường bị ô nhiễm (khí thải công nghiệp, chất thải hóa học, khói thuốc lá…), gan sẽ bị “quá tải” khi phân giải các chất này. Trong thời gian dài, các tế bào gan sẽ bị tổn thương, chức năng giải độc bị suy giảm, virus viêm gan B ngoài môi trường có nhiều cơ hội xâm nhập.

6. Triệu chứng viêm gan B?

Sau thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 6 thì bệnh nhân viêm gan B bắt đầu có các triệu chứng điển hình như:

Những triệu chứng mà bệnh nhân viêm gan B có thể gặp phải (Nguồn: Internet).
Những triệu chứng mà bệnh nhân viêm gan B có thể gặp phải (Nguồn: Internet).
  • Bệnh nhân sẽ dễ mắc phải những triệu chứng như bệnh cảm cúm, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
  • Da trở nên vàng, mắt vàng, nước tiểu đậm màu.
  • Bệnh nhân cảm thấy chán ăn, ăn không ngon và có thể buồn nôn.
  • Phân loãng, tiêu chảy, phân có màu xám.
  • Thường xuyên cảm thấy đau tức hạ sườn phải, đau lưng, đau vùng gan.

7. Bệnh viêm gan B sống được bao lâu?

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh Viêm gan B, nên thường xuyên khám bệnh định kì và thực hiện điều trị bệnh theo đúng chỉ dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa. Từ giai đoạn đầu khi bắt đầu mắc bệnh đến khi bệnh chuyển biến thành xơ gan hay ung thu gan có thể từ 20 đến 30 năm. Nếu không được thăm khám, theo dõi và điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể chỉ sống được khoảng nhiều nhất là 10 năm.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp vẫn sống hơn 90 tuổi mặc dù nhiễm bệnh viêm gan B mãn tính. Nhờ vào việc thăm khám định kỳ, liên tục sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống đảm bảo và rèn luyện hợp lý.

8. Bệnh viêm gan B nên và không nên ăn những thực phẩm gì?

  • Thực phẩm nên ăn

Khi đã mắc bệnh viêm gan B, người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý, nên bổ sung những thực phẩm tốt cho gan chẳng hạn như: Bí đỏ, cà rốt, khoai tây, khổ qua những loại thực phẩm này chứa nhiều chức dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho tiêu hóa.

Đồng thời chia bữa ăn thành nhiều buổi nhỏ nhằm giảm áp lực tiết mật cho gan. Quan trọng nhất là không để cơ thể bị đói, vì khi đói gan sẽ dùng glucogen dự trữ để tiêu hao vào các hoạt động của cơ thể.

  • Thực phẩm không nên ăn

Không nên sử dụng nhiều đồ ăn làm sẵn, thức ăn hộp vì chúng có nguy cơ tẩm hóa chất bảo quản cao. Đặc biệt, không hút thuốc lá, hạn chế mức thấp nhất việc dùng rượu, bia… vì nó có thể tàn phá chức năng gan, ngăn chặn khả năng phục hồi gan và cản trở điều trị bệnh viêm gan B.

Nên tránh các món ăn quá mặn, sẽ dễ chuyển biến bệnh viêm gan B thành tình trạng xơ gan. Không nên sử dụng nhiều các món nướng, chiên, xào vì chúng chứ nhiều dầu mỡ sẽ gây tổn hại đến hệ tiêu hóa.

9. Thuốc chữa và cách điều trị viêm gan B?

Thời gian gần đây, đã có những loại thuốc kháng được virus HBV rất hiệu quả. Chúng giúp virus viêm gan B không nhân lên, giúp gan ít tổn hại, ngăn ngừa, đồng thời làm chậm quá trình diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan.

Điều đáng lưu ý trong quá trình điều trị: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng những hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, không bỏ thuốc giữa chừng và cần tuyệt đối bỏ rượu, bia.

Với các mẹ nhiễm viêm gan B khi mang thai, trong 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ hướng dẫn dùng thuốc để hạn chế lượng virus có trong máu, giúp ngăn ngừa mức tốt nhất khả năng lây sang cho con khi sinh.

10. Cách phòng tránh bệnh viêm gan B?

Để phòng tránh được bệnh viêm gan B, chúng ta cần thực hiện những việc làm sau đây:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em là những đối tượng cần được tiêm phòng viêm gan B nhất, nhằm ngăn ngừa tỉ lệ nhiễm bệnh ở mức thấp nhất.
Cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh theo quy định của Bộ y tế (Nguồn: Internet).
Cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh theo quy định của Bộ y tế (Nguồn: Internet).
  • Xây dựng cho bản thân chế độ sống khoa học, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, tránh thức khuya, làm việc quá sức…
  • Hạn chế hoặc không uống rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích. Nếu có sử dụng rượu bia trong hoàn cảnh bắt buộc, thì nên sử dụng với hàm lượng vừa phải đồng thời dùng các sản phẩm bổ trợ chức năng gan.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, cân bằng các loại chất dinh dưỡng, bổ sung nước phù hợp, tránh ăn nhiều đồ chiên, nướng, đồ ăn nhanh…
  • Đặc biệt nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.

11. Những ai cần xét nghiệm viêm gan B?

  • Phụ nữ đang mang thai hay có ý định mang thai là đối tượng cần được xét nghiệm sàng lọc HBV. Việc xét nghiệm sẽ giúp phát hiện tình trạng sức khỏe và dự phòng sớm viêm gan B cho con.
  • Mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là những ai đã có quan hệ tình dục với người bị viêm gan B.
  • Những người sống trong khu vực có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao.
  • Hơn hết là những nhân viên y tế, người tiếp xúc với số lượng nhiều bệnh nhân có nguy cơ mắc viêm gan B, đặc biệt là bộ phận điều dưỡng.

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

BlogAnChoi hi vọng 11 giải đáp trên đây cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh viêm gan B đang phổ biến hiện nay. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ để cho mọi người cùng biết nhé!

Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức Khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé!

Xem thêm

Virus Marburg - Mầm bệnh nguy hiểm vừa được phát hiện và được WHO gọi là "dễ gây ra dịch"

Trong lúc cả thế giới đang tập trung hết sức cho cuộc chiến chống COVID-19 thì một loại virus nguy hiểm khác đã được phát hiện ở châu Phi trong tháng 8 này khiến các chuyên gia y tế lo ngại. Thậm chí WHO đã cảnh báo rằng virus Marburg này thuộc loại "dễ gây ra dịch".
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
locak2001

tui cũng bị nhiễm rồi/ không biết nhiễm hồi nào lun!!!