Viêm não Nhật Bản ước tính khoảng 68 000 ca lâm sàng mỗi năm, tỉ lệ tử vong trong trường hợp những người ở giai đoạn viêm não có thể lên tới 30%. Di chứng thần kinh hoặc tâm thần vĩnh viễn có thể xảy ra ở 30%-50% những người bị viêm não.

Bệnh viêm não Nhật Bản và con đường lây truyền viêm não Nhật Bản?

Viêm não Nhật Bản (JE) là dạng viêm não virus hàng đầu ở châu Á. Nó được gây ra bởi virus JE (JEV), thuộc họ Flaviviridae. Virus JE là loài đặc hữu của nhiều vùng châu Á, nơi các đợt dịch bùng phát đã cướp đi hàng trăm mạng sống.

Với sự toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, viêm não Nhật Bản đã bắt đầu xuất hiện ở những khu vực mà trước đây chưa từng có nghi nhận về mối đe dọa này. Bằng chứng khoa học dự đoán rằng viêm não Nhật Bản sẽ sớm trở thành mầm bệnh nguy hiểm và là nguyên nhân gây ra đại dịch toàn cầu.

viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản thường gặp ở trẻ nhỏ (Nguồn: Internet).

Ở Việt Nam viêm não Nhật Bản đã xuất hiện khắp các tỉnh thành và thường bùng phát trong tầm từ tháng năm đến tháng mười, miền Nam trong mùa mưa và đầu mùa khô, miền Bắc vào cuối mùa hè và mùa thu.

Bệnh lây qua con đường muỗi đốt. Nguồn mang bệnh là những động vật như chim hoang dã và các loài gia súc. Muỗi sẽ đốt chim hoang dã và lợn, hút máu chứa virus gây bệnh rồi lây truyền cho người. Lợn là vật chủ đóng góp chính trong chu trình truyền bệnh cho người, bởi vì con vật này thường ở gần nơi ở của người. Hiện chưa có bằng chứng nào về việc lây viêm não Nhật Bản từ người sang người. Việc tiếp xúc, sinh hoạt chung không lây truyền viêm não Nhật Bản.

Dấu hiệu viêm não Nhật Bản và biến chứng

Hầu hết những người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ trong thời gian ngắn, thường bị nhầm là cúm. Nhưng cứ 250 người thì có khoảng 1 người bị nhiễm viêm não Nhật Bản xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi nhiễm trùng lan đến não. Điều này thường xảy ra 5 đến 15 ngày sau khi nhiễm trùng.

Các biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào phần nào của hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng. Các triệu chứng sớm bao gồm sốt không đặc hiệu, tiêu chảy. Ở giai đoạn tiếp theo, xuất hiện những triệu chứng như giảm ý thức, co giật, nhức đầu, sợ ánh sáng và nôn. Trong một số trường hợp, tình trạng tâm thần bất thường có thể quan sát được. Các triệu chứng muộn cũng bao gồm tê liệt giống như bại liệt và hội chứng parkinsonia, với biểu hiện là khuôn mặt buồn tẻ, giống như đeo mặt nạ của viêm não Nhật Bản với đôi mắt mở rộng, không chớp. Nhiệt kế điện tử là vật dụng vô cùng cần thiết nếu nhà có trẻ em, bạn có thể đặt mua tại đây.

Viêm não Nhật Bản nặng có tần suất động kinh cao hơn. Trong trường hợp tử vong, bệnh nhân cuối cùng rơi vào tình trạng hôn mê cấp tính. Các triệu chứng của nhiễm trùng não bao gồm những thay đổi về kiểu hô hấp, tư thế uốn cong và duỗi thẳng, và những bất thường trong phản xạ cơ xương khớp.

viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản gây các tổn thương nghiêm trọng ở trẻ nhỏ (Nguồn: Internet).

Có tới 1 trên 3 người mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn này sẽ tử vong do nhiễm trùng. Ở những người sống sót, những triệu chứng này có xu hướng từ từ cải thiện. Nhưng có thể mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn, và có đến một nửa số người sống sót bị tổn thương não vĩnh viễn.

Nhiều người sống sót sau viêm não Nhật Bản mắc phải những di chứng thần kinh với suy giảm nhận thức và ngôn ngữ. Trong trường hợp này, viêm não Nhật Bản không chỉ là một kẻ giết người mà còn là nguyên nhân của gánh nặng tài chính và xã hội, đặc biệt là đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Theo WHO năm 2015, có khoảng 15 loại  Vaccine viêm não Nhật Bản đang lưu hành. Các loại vaccine được chia thành 4 nhóm:

  • Vaccine bất hoạt được điều chế từ não chuột .
  • Vaccine bất hoạt được điều chế từ tế bào Vero.
  • Vaccine sống giảm độc lực.
  • Vaccine sống tái tổ hợp .

Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng hai loại vaccine Viêm Não Nhật Bản là Jevax 1ml và Imojev 0.5ml. Vaccine Viêm Não Nhật Bản Jevax là dòng vaccine bất hoạt, do Vibiotech sản xuất theo công nghệ của viện Biken, trường đại học Osaka, Nhật Bản. Vaccine này dùng để dự phòng đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Thuốc là một dụng dịch không trong suốt, không màu, được chỉ định tiêm cho  đối tượng 1-15 tuổi theo phác đồ:

  • Mũi thứ 1: đối với trẻ tròn 12 tháng tuổi trở lên.
  • Mũi thứ 2: Sau lần tiêm đầu tiên từ 1 đến 2 tuần.
  • Mũi thứ 3: Sau lần tiêm thứ 2: 1 năm.
  • Sau đó, nhắc lại mỗi 3 năm / lần cho đến 15 tuổi.

Hiện tại, cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế đã và đang triển khai chương trình “Tiêm chủng  mở rộng” bao gồm miễn phí vaccine phòng viêm não Nhật Bản Jevax cho đối tượng 1-5 tuổi tại các trạm y tế xã phường với phác đồ 3 mũi cơ bản như trên.

viêm não Nhật Bản
Tiêm phòng cho trẻ để phòng tránh bệnh (Nguồn: Internet).

Vaccine phòng viêm não Nhật Bản Imojev 0.5ml: là vaccine sống, giảm độc lực, tái tổ hợp với virus sốt vàng. Vaccine có nguồn gốc từ chủng virus viêm não Nhật Bản giảm độc lực SA-14-14-2. Vaccine được chỉ định phòng ngừa Viêm não Nhật Bản cho đối tượng từ 9 tháng tuổi trở lên:

  • 9 tháng – 18 tuổi: tiêm dưới da, 2 liều 0.5ml mỗi lần cách nhau 12-24 tháng
  • Trên 18 tuổi: tiêm dưới da, 1 liều duy nhất 0.5 ml
  • Không tiêm cho phụ nữ mang thai

Để giảm nguy cơ mắc bệnh Viêm não Nhật Bản, tất cả khách du lịch và người dân sống ở các khu vực lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản nên có các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt. Các biện pháp phòng ngừa cá nhân bao gồm sử dụng thuốc chống muỗi, quần áo dài tay, màn và bình xịt. Du khách dành nhiều thời gian ở các khu vực lưu hành dịch viêm não Nhật Bản được khuyến cáo nên tiêm phòng trước khi đi du lịch.

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:

Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức Khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!

Xem thêm

Thuốc nhuộm tóc có làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư?

Từ người già tới người trẻ, "thuốc nhuộm tóc" có lẽ chẳng phải một từ xa lạ. Với những người hành nghề làm tóc, tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc thường xuyên, liệu có bao giờ bạn đặt câu hỏi "Thuốc nhuộm tóc có làm tăng nguy cơ ung thư không?". Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận