Tiêu chảy gây ra nhiều phiền toái cho người mắc phải. Làm thế nào để trị dứt điểm chứng bệnh khó chịu này mà không phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc? Tham khảo mẹo chữa tiêu chảy tại nhà với 8 loại thực phẩm mà BlogAnChoi giới thiệu dưới đây nhé!
1. Mẹo chữa tiêu chảy tại nhà với trà hoa cúc
Trà hoa cúc ngoài việc là một thức uống thơm ngon giúp bạn khởi đầu ngày mới hiệu quả còn là liều thuốc hữu hiệu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, chất tannin trong trà hoa cúc có tác dụng chữa tiêu chảy cực tốt, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh phiền toái này.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm trà hoa cúc đóng gói rất thuận tiện cho bạn mua về sử dụng. Uống trà hoa cúc 3 lần trong ngày sẽ khiến chứng tiêu chảy thuyên giảm và biến mất hẳn sau đó. Mua ngay trà hoa cúc tại đây.
2. Sữa chua
Sữa chua là một trong những loại thực phẩm phổ biến và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Loại sữa lên men này khi vào trong ruột sẽ sản sinh ra nhiều axit lactic, lợi khuẩn giúp đánh bay các vi khuẩn xấu tồn tại trong cơ thể bạn.
Về sữa chua, bạn có thể xem thêm các bài viết sau:
- 6 nguyên tắc ăn sữa chua đúng cách để giảm cân hiệu quả, an toàn
- Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì với sức khỏe?
Với người bệnh tiêu chảy thì việc ăn một cốc sữa chua trước khi uống thuốc có tác dụng thúc đẩy nhanh hơn quá trình điều trị. Để không cảm thấy ngấy, bạn có thể thêm hạt thìa là, hạt cỏ cà ri hay chuối vào sữa chua. Tìm mua sữa chua tại đây.
3. Măng cụt
Quả măng cụt ngoài công dụng giải nhiệt còn có tác dụng chữa tiêu chảy hiệu quả. Nếu như phần thịt mang đến nhiều vitamin cho cơ thể thì phần vỏ quả lại chứa nhiều tannin, nhựa, mangostin giúp bạn đánh bay chứng tiêu chảy khó chịu.
Để điều trị bệnh, bạn lấy khoảng 10 vỏ quả măng cụt cho vào nồi đất, thêm nước rồi đậy kín, đun sôi đến khi nước có màu thật sẫm. Uống loại nước này từ 3-4 lần một ngày, bạn sẽ không còn bị cơn tiêu chảy “hành hạ”.
Xem thêm bài viết: Măng cụt mang lại 9 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
4. Trà gừng
Khi bị bệnh tiêu chảy, bạn nên uống một cốc trà gừng để dịu đi cơn đau. Hai hợp chất shogaol và gingerol trong loại củ này có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giúp chứng tiêu chảy không còn khiến bạn khó chịu.
Ngoài ra, nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu,… thì trà gừng cũng là lựa chọn tốt để làm dịu đi cơn bệnh. Nước gừng khi vào cơ thể sẽ tạo ra nhiều enzyme cần thiết giúp tiêu hóa thức ăn và làm giảm đi các cơn đau.
Để chế biến trà gừng từ gừng tươi, bạn thái lát gừng rồi cho vào ấm đun sôi trong 5 phút là có thể dùng được. Nếu cảm thấy không quen vị, bạn có thể thêm đường, muối hoặc mật ong để thức uống đậm đà hơn. Mua trà gừng đóng gói để tiết kiệm thời gian pha chế tại đây.
Tìm hiểu thêm bài viết: Nước gừng nóng có tác dụng gì cho sức khỏe của bạn?
5. Chuối
Khi mắc bệnh tiêu chảy, cơ thể thường mất nhiều chất điện giải. Vì vậy không gì tốt hơn việc bạn ăn chuối mỗi ngày để bổ sung nhiều kali và các loại carbohydrates dễ tiêu hóa bù vào phần điện giải đã mất đi.
Ngoài ra, trong chuối còn chứa nhiều pectin giúp hấp thụ chất lỏng ở ruột và hỗ trợ việc thải phân dễ dàng hơn. Để tạo sự đa dạng cho bữa ăn, bạn có thể ăn trực tiếp chuối hoặc chế biến thành sinh tố để uống. Mua máy xay sinh tố ngay.
Để ăn chuối đúng cách, xem bài viết: 5 nguyên tắc ăn chuối đúng cách mang lại lợi ích không ngờ
6. Ổi
Ổi chứa hàm lượng tannin cao thường gây táo bón khi bạn ăn nhiều trong trạng thái khỏe mạnh. Nhưng khi bạn mắc bệnh tiêu chảy thì ổi lại trở thành liều thuốc hữu hiệu giúp chặn đứng căn bệnh.
Ngoài việc ăn quả, bạn có thể tận dụng các bộ phận khác của cây ổi để chữa bệnh tiêu chảy. Với lá ổi, bạn phơi khô 20g lá, 20g vỏ quả bòng rồi sắc chung với 10g lá trà tươi, 2 lát gừng tươi để uống. Về phần búp ổi, bạn sao qua 20g búp ổi rồi nấu chung với 10g vỏ quýt khô, 10g gừng nướng chín, 400ml nước để uống 2 lần/ngày.
Tham khảo thêm các bài viết sức khỏe về ổi tại đây:
7. Táo
Pectin trong táo khi vào ruột sẽ được lợi khuẩn phân hủy tạo thành lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày khỏi các chất gây kích thích ruột. Không những vậy, quá trình phân hủy này còn tạo ra nhiều prebiotic hơn mức thường để tăng cường số lượng lợi khuẩn, chống lại các tác nhân gây tiêu chảy.
8. Lựu
Theo Đông y, trong trường hợp chữa bệnh tiêu chảy, người ta thường sử dụng vỏ lựu làm thuốc vì vỏ có tính ôn, vị chua, chát. Khi mắc các bệnh liên quan đến cholesterol, lão hóa, hẹp động mạch cảnh, người ta lại sử dụng phần hạt như liều thuốc tự nhiên chữa khỏi bệnh.
Để trị tiêu chảy, bạn sắc 15g vỏ quả lựu với một bát nước. Sắc thành 3 lần đến khi nguyên liệu cô lại còn 250ml là có thể dùng được. Với loại thuốc này, bạn chia làm 3-4 lần uống trong ngày đến khi khỏi bệnh.
Để tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này, các bạn có thể đọc thêm:
- 5 nguyên nhân tiêu chảy do sinh hoạt thường ngày và thực phẩm điều trị
- 5 điều cần biết về bệnh tiêu chảy ở trẻ em để phòng tránh, điều trị tốt nhất
Những cách trị tiêu chảy trên đây hoàn toàn từ tự nhiên và vô cùng đơn giản để bạn thực hiện tại nhà. Hãy thường xuyên ghé BlogAnChoi để cập nhật nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích bạn nhé!