Tất cả chúng ta đều đã từng nghe câu nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, nhưng câu chuyện thực sự đằng sau màu mắt của bạn là gì? Những màu sắc dường như vô tận này đến từ đâu? Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây cho thấy màu mắt của chúng ta phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta đã từng nghĩ. Bạn có biết màu mắt nói gì về tổ tiên và chính bản thân chúng ta không?

Nâu là màu mắt xuất hiện đầu tiên

Các nữ inh tinh Hollywood với đôi mắt nâu (Ảnh: Internet)
Các nữ inh tinh Hollywood với đôi mắt nâu (Ảnh: Internet)

Tuy nghe có vẻ kỳ lạ nhưng khởi điểm, tất cả mọi người đều chỉ có một màu mắt nâu mà thôi. Sau đó một đột biến gen đã làm giảm việc sản xuất melanin đến mức không đủ để tạo màu nâu cho mắt, đây chính là cách mắt xanh xuất hiện.

Ngày nay, màu nâu vẫn là màu mắt phổ biến nhất trên thế giới. Nhờ lượng melanin cao mà mắt nâu có khả năng chống lại một số loại bệnh về mắt tốt hơn. Mắt nâu nhạt phổ biến nhất ở châu Mỹ, Tây Á và châu Âu, trong khi mắt nâu sẫm thường thấy ở châu Phi, Đông Nam Á và Đông Á.

Tất cả những người mắt xanh đều có chung một tổ tiên

Màu mắt xanh quyến rũ (Ảnh: Internet)
Màu mắt xanh quyến rũ (Ảnh: Internet)

Một đột biến duy nhất trong các gen sản xuất melanin đã cho chúng ta vô số biến thể của màu xanh lam, xanh lục, xám và hạt dẻ. Hơn nữa, đột biến di truyền này có liên quan đến cùng một tổ tiên chung. Các nhà khoa học tin rằng vị tổ tiên này là một người châu Âu đến từ vùng Biển Đen, có thể sống từ 6.000 đến 10.000 năm trước.

Tỷ lệ người mắt xanh ở châu Âu ngày nay dao động từ 20% đến 40% trong khi xét trên toàn thế giới thì tỉ lệ chỉ có 8% đến 10%. Mắt xanh phổ biến nhất ở Bắc Âu, người mắt xanh ở Mỹ có tỷ lệ tương đối cao (27%) vì đây là những người Mỹ có nguồn gốc từ Đông Âu, Ailen và Anh.

Màu mắt thay đổi tùy theo sự di cư của tổ tiên chúng ta

Thời tiết là nguyên nhân thay đổi màu mắt (Ảnh: Internet)
Thời tiết là nguyên nhân thay đổi màu mắt (Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng sự thay đổi của màu mắt cũng tương ứng với sự di cư của tổ tiên chúng ta từ vùng khí hậu ấm hơn sang lạnh hơn. Ngày nay, người châu Âu có nhiều loại màu mắt nhất, từ xanh lam nhạt đến nâu đậm. Lý do mắt sẫm màu phổ biến ở những vùng khí hậu nóng hơn, chẳng hạn như châu Á và châu Phi, là do hắc tố melanin, có tác dụng bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời và tác hại của tia UV.

Không đến 1% dân số thế giới có mắt màu xám

Đây là một trong những màu mắt hiếm nhất thế giới (Ảnh: Internet)
Đây là một trong những màu mắt hiếm nhất thế giới (Ảnh: Internet)

Trước kia người ta vẫn tin rằng một gen duy nhất chịu trách nhiệm tạo ra màu mắt. Nhưng hóa ra có đến 16 gen hoạt động để xác định màu mắt nên chúng có thể tạo ra một số màu hiếm và độc đáo, chẳng hạn như màu xám. Mặc dù thoạt nhìn đôi mắt xám có vẻ giống như màu xanh lam, nhưng không giống như màu mắt xanh lam thuần túy, màu xám thường có những đốm nâu và vàng.

Chỉ có chưa đến 1% dân số thế giới có đôi mắt màu xám, điều này khiến xám trở thành một trong những màu mắt hiếm nhất. Các sắc thái của mắt xám có thể thay đổi từ xanh lục sang xanh dương khói đến nâu hạt dẻ, điều này thường phụ thuộc vào môi trường sống, đặc biệt là ánh sáng. Người mắt xám sống nhiều nhất ở Bắc Âu và Đông Âu.

Những người mắt màu sáng có khả năng chịu đau tốt hơn

Nghe hơi kỳ lạ nhỉ? (Ảnh; Internet)
Nghe hơi kỳ lạ nhỉ? (Ảnh; Internet)

Theo một nghiên cứu khảo sát trên phụ nữ mang thai, những phụ nữ có đôi mắt sáng màu có khả năng chịu đau cao hơn những phụ nữ có đôi mắt màu nâu hoặc màu hạt dẻ. Phụ nữ mắt xanh và xanh lục ít cảm thấy khó chịu hơn khi sinh nở. Một phát hiện thú vị khác có liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh là nhờ có ít sắc tố melanin hơn, phụ nữ có màu mắt sáng ít cảm thấy lo lắng và trầm cảm hơn phụ nữ mắt sẫm màu.

Màu mắt xanh lá cây thường được tìm thấy ở Bắc Âu và Trung Âu

Đây cũng là một màu mắt rất hiếm (Ảnh: Internet)
Đây cũng là một màu mắt rất hiếm (Ảnh: Internet)

Chỉ có 2% dân số thế giới có đôi mắt xanh lục, màu hiếm nhất trong số các màu mắt tự nhiên. Mặc dù mắt xanh có thể xuất hiện tự nhiên ở mọi chủng tộc, nhưng khoảng 16% những người có mắt xanh có tổ tiên là người Germanic và Celtic. Nói chính xác hơn, 86% người Ireland và Scotland có đôi mắt màu xanh lục.

Hổ phách là một trong những màu mắt độc đáo nhất

Phải, đây chính là màu mắt của nhà Cullen đấy (Ảnh: Internet)
Phải, đây chính là màu mắt của nhà Cullen đấy (Ảnh: Internet)

Thường được gọi là ”mắt vàng”, mắt hổ phách thuộc họ mắt ”nâu” nhưng chúng lại có một vài đặc điểm độc đáo khác. Điều khiến chúng trở nên khác biệt với nhóm mắt nâu và hạt dẻ là thực tế là chúng không chứa các màu nâu, cam hoặc xanh lá cây. Không giống như đôi mắt màu hạt dẻ có thể xuất hiện các màu sắc khác nhau, màu sắc của đôi mắt màu hổ phách luôn là vàng trong. Những người có đôi mắt màu hổ phách thường có tổ tiên là người Tây Ban Nha, Nam Mỹ, Nam Phi hoặc Châu Á.

Mắt màu hạt dẻ thường bị nhầm lẫn với màu nâu

Phần lớn chúng ta hay gọi chúng là "nâu hạt dẻ" nhỉ? (Ảnh: Internet)
Phần lớn chúng ta hay gọi chúng là “nâu hạt dẻ” nhỉ? (Ảnh: Internet)

Tùy thuộc vào ánh sáng, đôi mắt màu hạt dẻ có thể có màu nâu nhạt. Tuy nhiên, chúng chứa nhiều sắc thái đa dạng hơn so với mắt nâu. Ở đôi mắt màu hạt dẻ, chúng ta thường có thể thấy sự kết hợp của màu nâu, xanh lục và hổ phách có thể xuất hiện dưới dạng các chấm hoặc vòng nhỏ bên trong mống mắt. Những người có đôi mắt màu hạt dẻ có một lượng melanin vừa phải để tạo ra những màu xanh lục và nâu này. Khoảng 5% dân số thế giới có màu mắt này.

Mặc dù nó xuất hiện tự nhiên ở mọi chủng tộc, nhưng đôi mắt màu hạt dẻ lại phổ biến nhất ở những người gốc Trung Đông, Brazil, Tây Ban Nha hoặc Bắc Phi. Đây là một màu mắt tương đối hiếm, đặc biệt là ở những người có nguồn gốc châu Phi và châu Á. Đa số những người sinh ra với màu mắt này có lẽ có một số gốc da trắng.

Không đến 1% dân số có đôi mắt khác màu

Chứng dị sắc tố rất ít người gặp (Ảnh: Internet)
Chứng dị sắc tố rất ít người gặp (Ảnh: Internet)

Màu mắt của con người có thể xuất hiện với nhiều biến thể thú vị, bao gồm một số trường hợp hiếm hoi mắc chứng dị sắc tố, chỉ xuất hiện trên số dân không đến 1%. Trường hợp này xảy ra do sự tập trung không đồng đều của sắc tố melanin trong mắt khiến mắt có màu sắc khác nhau một phần hoặc hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, bao gồm di truyền, một số hội chứng hiếm gặp hoặc chấn thương thực thể ở mắt.

Màu mắt đen không thật sự tồn tại

Chúng chỉ là màu nâu đậm, rất rất đậm mà thôi (Ảnh: Internet)
Chúng chỉ là màu nâu đậm, rất rất đậm mà thôi (Ảnh: Internet)

Mặc dù mắt của một số người có vẻ giống màu đen nhưng màu mắt đen không thực sự tồn tại trong tự nhiên.

Lý do tại sao mắt đen không có trong tự nhiên là vì các vật thể màu đen có xu hướng hấp thụ nhiều tia UV hơn các màu khác. Do đó, chúng ta sẽ gặp khó khăn lớn trong việc xử lý ánh sáng mặt trời nếu chúng ta có một đôi mắt hoàn toàn đen. Điều này sẽ gây ra các vấn đề về thị lực và suy giảm sức khỏe của mắt.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

200+ cap đăng story hay, ấn tượng, hút tương tác nhất bạn nên thử

Bạn đang tìm cho mình những chiếc cap đăng story hay để bày tỏ cảm xúc của mình? Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 200+ cap đăng story ngắn lên Instagram, Facebook,... Mời bạn tham khảo!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận