Bạn nghĩ rằng “lãnh đạo” và “quản lý” là đồng nghĩa với nhau? Điều đó không hoàn toàn đúng, mặc dù hai từ này thường được sử dụng thay thế cho nhau trong kinh doanh nhưng thực tế có nhiều điểm khác biệt giữa kỹ năng quản lý và kỹ năng lãnh đạo. Vậy chính xác thì sự khác biệt là gì?

Sponsor

Lãnh đạo khác với quản lý như thế nào?

Sự thật là những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất cũng sở hữu nhiều kỹ năng giống như nhà quản lý thành công, và ngược lại. Nếu đúng như vậy thì điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi hay một nhà quản lý giỏi?

Sarah Finch, chuyên gia hỗ trợ phát triển khả năng lãnh đạo, đã tóm tắt điều đó một cách hoàn hảo: “Mọi người đi theo nhà lãnh đạo vì họ muốn làm vậy. Họ đi theo người quản lý vì họ được bảo phải làm vậy.”

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý (Ảnh: Internet)
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý (Ảnh: Internet)

Thông qua hành vi và cách tương tác của mình, các nhà lãnh đạo giỏi có thể truyền cảm hứng cho mọi người đi theo họ và sống theo tấm gương của họ. Ngược lại, người quản lý được đặt ở những vị trí quyền lực của hệ thống tổ chức, nghĩa là nhân viên cảm thấy cần phải lắng nghe họ đơn giản vì họ được xếp hạng cao hơn.

Rob Braiman, người sáng lập và CEO của Cogent Analytics giải thích: “Người quản lý giữ một vị trí có thẩm quyền và chịu trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu của công ty cho một nhóm cụ thể trong công ty đó. Ngược lại, người lãnh đạo chỉ yêu cầu mọi người sẵn lòng đi theo.”

Phải chăng như vậy có nghĩa là người quản lý không thể trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả? Hoàn toàn không, có rất nhiều sự trùng lặp giữa 2 vị trí này. Để làm rõ hơn, hãy xem một số kỹ năng cần thiết của người quản lý và so sánh chúng với các kỹ năng mà người lãnh đạo cần phải có.

5 kỹ năng cần thiết tạo nên một người quản lý giỏi

Theo truyền thống, các nhà quản lý chịu trách nhiệm giám sát hoạt động hàng ngày của nhóm của họ. Dưới đây là 5 kỹ năng giúp họ làm tốt công việc của mình.

1. Tổ chức

Kỹ năng quản lý (Ảnh: Internet)
Kỹ năng quản lý (Ảnh: Internet)

Những nhà quản lý giỏi có tính tổ chức cao. Họ có thể thiết lập và duy trì các quy trình của công ty, theo dõi tiến độ, sắp xếp các ưu tiên và nói chung là giúp nhóm của mình đi đúng hướng để đạt được mục tiêu nhất định.

Điều đó khó thực hiện thành công khi mọi thứ bị mất trật tự. Vì vậy, điều quan trọng là người quản lý phải có kỹ năng tổ chức tốt.

2. Chú ý đến từng chi tiết

Tương tự như trên, các nhà quản lý cần phải nắm bắt sâu sắc những gì đang xảy ra trong nhóm của mình như phát hiện nguy cơ vượt quá ngân sách hay kiểm tra công việc của người khác. Chú ý đến từng chi tiết sẽ giúp người quản lý và nhóm của họ thành công với ít trở ngại nhất có thể.

3. Giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu đối với các nhà quản lý. Họ phải có khả năng đưa ra phản hồi cần thiết, giải quyết sự bất đồng, đưa ra phương hướng, cộng tác với các nhà quản lý khác và thậm chí giải quyết xung đột.

Người quản lý càng giao tiếp tốt thì họ càng dễ dàng giám sát và chỉ đạo hoạt động của toàn bộ nhóm.

4. Quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian (Ảnh: Internet)
Kỹ năng quản lý thời gian (Ảnh: Internet)

Các nhà quản lý chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của các bộ phận, nên rõ ràng họ phải là những người quản lý thời gian hiệu quả. Họ cần có khả năng hoàn thành công việc và đặt ra các ưu tiên phù hợp cho nhóm của mình.

Các tổ chức được xây dựng trên nền tảng của những nhà quản lý xuất sắc. Các nhà quản lý giỏi có thể tiếp thu khối lượng công việc khổng lồ, giải quyết những thay đổi trong lịch trình và môi trường làm việc mà vẫn đạt được mục tiêu của mình.

5. Giao việc cho người khác

Mặc dù người quản lý cần có khả năng tự mình hoàn thành công việc nhưng họ cũng phải có khả năng phân chia công việc cho người khác một cách hiệu quả và tin tưởng cấp dưới sẽ hoàn thành công việc một cách chính xác.

Sponsor

5 kỹ năng cần thiết làm nên một nhà lãnh đạo giỏi

Những đặc điểm trên là tố chất của một người quản lý tuyệt vời, và như đã đề cập trước đó, các nhà lãnh đạo cũng có thể sở hữu những kỹ năng đó. Nhưng ngoài ra họ cần điều gì để trở nên thực sự xuất sắc trong việc truyền cảm hứng cho đội ngũ của mình? Dưới đây là 5 phẩm chất quan trọng.

1. Tầm nhìn

Tầm nhìn của người lãnh đạo (Ảnh: Internet)
Tầm nhìn của người lãnh đạo (Ảnh: Internet)

Trong khi các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày của nhóm thì các nhà lãnh đạo tập trung hơn vào chiến lược và định hướng chung của toàn bộ tổ chức. Do đó điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và khả năng tư duy tổng thể để điều khiển cả con tàu, trong khi người quản lý chỉ đạo thủy thủ đoàn.

2. Sự tò mò

Những nhà lãnh đạo giỏi thường không hài lòng với tình trạng hiện tại. Thay vào đó, họ luôn tìm cách thách thức những chuẩn mực và giải quyết vấn đề bằng cách sáng tạo hoặc quan điểm hoàn toàn mới mẻ. Họ là những chuyên gia đổi mới.

Các nhà lãnh đạo vốn có tính tò mò, họ thích học hỏi, phát triển và tìm hiểu mọi thứ cũng như làm thế nào để cải thiện tốt hơn.

3. Giao tiếp

Chúng ta đã liệt kê giao tiếp là một kỹ năng thiết yếu của người quản lý, và nó cũng cực kỳ quan trọng đối với nhà lãnh đạo. Tuy nhiên phương pháp và nội dung giao tiếp của họ có thể khác nhau. Các nhà quản lý cần truyền đạt chỉ dẫn và đưa ra phản hồi, trong khi các nhà lãnh đạo ít nói về các chi tiết kỹ thuật mà tập trung nhiều hơn vào việc khuyến khích và truyền cảm hứng.

Sponsor

Các nhà lãnh đạo phải là người biết lắng nghe. Họ cần biết cách huấn luyện nhân viên của mình tìm ra câu trả lời chứ không đơn thuần chỉ đạo họ. Nhà lãnh đạo biết khi nào nên lùi lại để người khác nói và khi nào họ cần hành động.

4. Trí tuệ cảm xúc

Kỹ năng lãnh đạo (Ảnh: Internet)
Kỹ năng lãnh đạo (Ảnh: Internet)

Để có thể truyền cảm hứng cho mọi người đi theo – thay vì ra lệnh cho mọi người đi theo – thì các nhà lãnh đạo cần có trí tuệ cảm xúc ở mức độ cao. Điều này nghĩa là họ có thể đồng cảm với người khác, thiết lập niềm tin và kết nối chân thành, sau đó động viên mọi người đi theo mình.

5. Chịu trách nhiệm

Cuối cùng, những nhà lãnh đạo thành công nhất là những người có tinh thần trách nhiệm cao. Họ coi mình là người có trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với những người đi theo họ.

Nhà lãnh đạo tin rằng họ có trách nhiệm với những người mà họ lãnh đạo, trong khi người quản lý tin rằng các thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm với chính họ.

Các nhà lãnh đạo không coi cấp dưới là gánh nặng có thể làm hoen ố danh tiếng của chính họ. Thay vào đó, họ xem đó là những người họ cần phục vụ và hỗ trợ tận tâm.

Sponsor

Lời kết

Đây không phải là so sánh đầy đủ. Có rất nhiều năng lực khác nhau để trở thành một nhà lãnh đạo hoặc nhà quản lý giỏi, và cũng có rất nhiều điểm trùng lặp giữa họ. Nhưng có một điều chắc chắn: trở thành một nhà lãnh đạo hay quản lý thành công không phải ngẫu nhiên mà có, đòi hỏi sự tự nhận thức và đầu tư vào việc cải thiện kỹ năng của bản thân.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc hay nhất, đẹp từ nội dung đến nét vẽ

Không chỉ phim đam mỹ mà truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc cũng đang ngày càng chiếm được cảm tình của độc giả bởi nội dung hay, nét vẽ đẹp. Cùng điểm danh top 15 truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc hay nhất, được yêu thích nhất hiện nay nhé.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này ok không?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Mình hy vọng các bạn sẽ chia sẻ cho mình những suy nghĩ của mình về bài viết này để mình có thể cải thiện hơn.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(