Tết 2020 đang kéo dài chuỗi ngày nghỉ bởi dịch Covid-19. Vậy trong thời gian này, các học sinh “du lịch” những đâu? Chẳng phải nơi cao xa, đó chỉ là cách nói đùa của mọi người với Zoom Cloud Meeting, Facebook,… và nhiều ứng dụng thú vị khác sẽ có trong bài viết dưới đây!

1. Zoom Cloud Meeting – Đi “du lịch” cùng cả lớp

Zoom Cloud Meeting là ứng dụng học trực tuyến phổ biến nhất trong giai đoạn này, nơi giáo viên có thể dạy học thông qua màn hình điện thoại hoặc máy tính. Nói đơn giản hơn, Zoom Cloud Meeting không khác gì việc call video, chỉ là số người tham gia không giới hạn và có thể chia sẻ tài liệu, nhắn tin dễ dàng hơn.

Zoom Cloud Meeting được ví von với đi “du lịch” cùng nhau khi bạn có thể gặp cả lớp, giáo viên trở thành hướng dẫn viên đưa học sinh đến những điều mới mẻ. Chỉ có điều những điều mới mẻ ấy không phải những địa điểm du lịch thực sự, mà là những bài học bổ ích.

Tuy nhiên, việc học trên Zoom này đôi khi cũng xảy ra một số sự cố, như chàng trai dưới đây

zoom-hoc-nhom
Đang học mà mẹ bắt nấu cơm (Nguồn: Facebook)
zoom-di-hoc
Vừa đi đường vừa học (Nguồn: Facebook)

2. Classroom – Đừng quên đúng hẹn với “deadline”

google-classroom
Google Classroom gây sát thương cực mạnh bởi tính giao bài tập (Nguồn: Internet)

Zoom Cloud Meeting đầy thân thiện và rộn tiếng cười, Classroom lại trở thành nỗi ám ảnh của học sinh vì đây chính là nơi giao bài tập về nhà, điểm danh.

Khác hẳn với việc bài tập về nhà trên lớp như trước kia, giờ đây Classroom có thể hẹn deadline vào bất cứ khung giờ nào mà giáo viên muốn. Nếu nộp bài muộn, hay không nộp bài, giáo viên hoàn toàn có thể “nhận diện” ra bạn nhanh chóng bởi trên hệ thống của Classroom ghi lại.

Học sinh cần phải tập trung cao độ và có trí nhớ tốt vì việc quên deadline hay lỡ quên nhấn “Nộp bài” là “đi tong” hết công sức ngay như bạn học sinh này:

nop-muon-deadline-classroom-2
Chỉ vì quên nhấn “Nộp” mà coi như không làm bài (Nguồn: BlogAnChoi)
hoc-sinh-keu-tren-fb-2
Nhiều học sinh “phát điên” vì bài tập (Nguồn: BlogAnChoi)

3. Facebook – Check in mọi lúc mọi nơi từ nhà tắm đến giường ngủ

Nếu như không phải học tập, học sinh sinh viên sẽ chọn du lịch đâu nữa? Câu trả lời là Facebook. Đây là ứng dụng quá tiện lợi khi bạn vừa có thể trò chuyện, chém gió với bạn bè, lại cập nhật nhanh chóng những thông tin về dịch Covid từ Việt Nam ra thế giới.

Ngoài ra bạn có thể check in, bàn luận về học tập thông qua ứng dụng này. Thậm chí, những nơi bạn check in chẳng phải đi đâu xa. Đó là nhà tắm, giường ngủ, trên ghế sofa, bàn ăn,… Đây thực sự là nơi bạn có thể xả stress khi không biết than vãn đống bài tập chất như núi này với ai.

hoc-tap
Facebook giãi bày tâm trạng của những người đồng cảnh ngộ (Nguồn: Facebook)
hoc-tap2
Nhiều bạn học sinh bình luận (Nguồn: Facebook)

4. Google Drive – “Lái” bạn tới những nơi mới lạ

create-new
Google Drive (Nguồn: Internet)

Google Drive nếu trước kia được biết đến nhiều với công dụng lưu trữ thông tin khổng lồ, thì giờ đây nó thực sự đúng với tên gọi Drive: “lái” học sinh tới những điều mới lạ.

Giáo viên có thể chia sẻ nhiều thông tin, bài giảng hay, nhiều tài liệu hữu ích có dung lượng nặng qua ứng dụng này. Bên cạnh đó, học sinh có thể sao lưu an toàn, không để mất tài liệu như việc hay làm mất sách, vở, bút,… trước kia.

5. Gmail – Nơi thông báo cho “những cuộc vui chơi mới”

tai-khoan-gmail
Gmail thành nơi trò chuyện (Nguồn: Internet)

Gmail giờ đây thực sự hữu ích khi là phương tiện trò chuyện phổ biến giữa giảng viên với sinh viên, ngoài giờ học chính trên Zoom. Dễ hiểu hơn, nếu trước kia học sinh có thể chạy đến gặp giáo viên sau mỗi tiết học, thì giờ đây có thể mail ngay cho giáo viên nếu gặp điều gì thắc mắc.

So với chat trên Facebook thì Gmail lại là nơi hợp lý hơn để gửi các bài tập lớn, bài tập nhóm, hay là nơi giáo viên chia sẻ lịch trình học, mục tiêu phải đạt được sau khóa học,… với học sinh của mình.

6. SHub Classroom – Thú vị thật, đi “du lịch” xong cũng phải làm bài kiểm tra

Nhắc đến Zoom Cloud Meeting Google Classroom thì cũng không thể thiếu ứng dụng này, SHub Classroom. Đây là nơi giáo viên có thể kiểm tra học sinh bằng những câu hỏi ngắn nhỏ để củng cố kiến thức.

Việc kiểm tra online này cũng khá là tiện lợi, khi giáo viên không phải chấm từng bài vất vả mà hệ thống tự kiểm tra đáp án cho học sinh. Học sinh cũng được có cũng lời giải rõ ràng chi tiết cho từng câu, phù hợp với mọi trình độ.

shub-classroom
Những bài kiểm tra đến từ SHub Classroom (Nguồn: Internet)

7. Youtube & Netflix– “Địa điểm” giải trí hấp dẫn nhất

Youtube với hàng loạt video hấp dẫn để mọi người thư giãn sau khi học trực tuyến, chạy deadline hay kiểm tra bài. Các học sinh có thể đến các nơi như Đà Nẵng, Hội An, Hàn Quốc, Nhật Bản,… thông qua các kênh du lịch. Hay thời buổi Covid các quán ăn đóng cửa, những video Mukbang, Review đồ ăn lại không hề thiếu trên Youtube.

muk-bang
Các video Mukbang (Nguồn: Youtube)

Nếu như không thể ra khỏi nhà, học sinh lại có cách khác là note những địa điểm này để sau này có thể trải nghiệm dần dần.

Netflix cũng là lựa chọn thú vị, nhất là với những mọt phim. Netflix hiện giờ đang là ứng dụng phim ảnh lớn nhất trên thế giới, với các bộ phim từ Đông sang Tây. Với quỹ thời gian ở nhà nhiều thế này, việc cày phim là vô cùng hợp lý.

netflix-home
Thoải mái phim để xem trên Netflix (Nguồn: Netflix)

8. Instagram – “Nhật ký du lịch” cho ai thích viết lách

Instagram là mạng xã hội chia sẻ ảnh lớn nhất hiện tại, chính vì vậy nơi đây không thiếu những câu chuyện thú vị và ly kỳ mùa Covid. Các hashtag #instadaily hay #photodaily luôn có hàng triệu bài viết kể về cuộc sống thường ngày.

Thú vị hơn, một số trang của hotinsta như Châu Bùi, Võ Hoàng Yến cũng luôn cập nhật về tình hình Covid, với những ngày tháng cách ly mà chẳng khác gì đi du lịch bởi sự tiện nghi và chăm sóc đầy đủ.

chau-bui
Châu Bùi ở khu cách ly (Nguồn: Instagram)
vo-hoang-yen
Võ Hoàng Yến thường xuyên đăng story về quarantine – cách ly (Nguồn: Instagram)

Ngoài ra, bạn có thể đọc một số bài viết khác:

Và đừng quên nhấn theo dõi BlogAnChoi để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, hấp dẫn nhất bạn nhé!

Xem thêm

Cách tạo mã pin Messenger Facebook: Bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối

Facebook chính thức triển khai mã hóa đầu cuối trên Messenger, yêu cầu bắt buộc tạo mã pin Messenger để xem được tin nhắn. Cùng tìm hiểu cách tạo mã pin và cách bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối Messenger Facebook dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận