Là một công ty đa quốc gia, Unilever quan tâm tới việc thể hiện được điều này thông qua các bài đăng trên LinkedIn. Hình ảnh hay video về nhân viên của Unilever luôn phản ánh sự đa dạng về chủng tộc cũng như giới tính, biến đặc điểm này thành thế mạnh độc quyền cho nội dung. Ngoài ra, đa số các nội dung trên trang LinkedIn của Unilever đều tập trung vào hình ảnh khuôn mặt người, nhằm thể hiện tinh thần đề cao yếu tố con người trong kinh doanh.
Ở hầu hết bài đăng của Microsoft trên LinkedIn, người dùng dễ dàng bắt gặp motip: mở đầu bằng một câu đơn truyền tải thông điệp, ngắt dòng rồi sau đó mới trình bày nội dung chi tiết. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng văn bản để giới thiệu về công ty trên tab “Life” (nơi người dùng có thể phân loại nội dung tuỳ thích theo từng ô), Microsoft tạo một video thời lượng một phút. Cách làm này giúp trang LinkedIn của thương hiệu trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn nhiều.
USP của các nội dung từ TED Talks là sự hữu ích, hiện đại, và tính độc quyền. Do đó, trang của TED không chỉ chú trọng vào việc cập nhật liên tục các nội dung mới nhất, mà còn tìm cách tối ưu hoá trải nghiệm xem thông qua việc đa dạng hoá định dạng: khảo sát, video ngắn, album ảnh,…
Nghệ thuật đặt tiêu đề ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung cốt lõi là tiêu chí mà TED áp dụng với tất cả tiêu đề bài đăng trên trang thương hiệu. Tiêu đề là nội dung đầu tiên gây chú ý với người dùng, ảnh hưởng đến quyết định có đọc bài đăng hay không của họ.
Bằng cách hoạt động như một công cụ tìm kiếm hàng đầu, Google đã biến trang LinkedIn thành một nơi giải đáp thắc mắc cho người dùng. Thương hiệu thường xuyên đặt câu hỏi theo đa dạng chủ đề rồi đưa ra câu trả lời, hoặc đính kèm nội dung call-to-action nhằm thúc đẩy những cuộc trò chuyện tự nhiên từ người theo dõi. Với tất cả bài đăng liên quan đến môi trường làm việc tại Google, Google luôn đính kèm hashtag #LifeAtGoogle. Công ty cũng khuyến khích nhân viên làm điều tương tự. Kết quả, gã khổng lồ tìm kiếm đã sở hữu một hashtag có gần 7.000 người theo dõi (tính đến 27/2/2023).
Amazon đăng tải nội dung khá năng nổ. Các bài đăng hàng ngày của Amazon hầu hết xoay quanh nhân viên của họ cũng như các sự kiện, hoạt động thực tế diễn ra tại công ty,… Amazon thậm chí còn tạo chủ đề “Amazon’s Life“ trên trang, dành riêng cho việc đăng lại các nội dung chất lượng từ trang cá nhân của nhân viên. Dạng nội dung này giúp sự hiện diện của Amazon trên LinkedIn trở nên mới mẻ, năng động, từ đó thúc đẩy thành công tương tác tự nhiên của người dùng.
Mặc dù 5 tài khoản được theo dõi nhiều nhất trên LinkedIn đại diện cho những lĩnh vực cũng như tiếp cận mạng xã hội theo các cách khác nhau, nhưng chúng ta vẫn tìm ra một “công thức“ thành công chung của 5 tài khoản này. LinkedIn đúc kết một số bài học nổi bật như sau:
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!