Thung lũng Silicon ở Mỹ là thiên đường sinh ra nhiều hãng công nghệ lừng danh, trong số đó có những cái tên đã thay đổi thế giới như Microsoft của Bill Gates và Meta (Facebook) của Mark Zuckerberg, hay những tỷ phú với tham vọng vươn tầm vũ trụ như Elon Musk và Jeff Bezos. Một trong những động lực khiến họ trở nên lớn mạnh như vậy có lẽ là cuộc đấu “sau cánh gà” mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng khám phá nhé!

Sponsor

Mark Zuckerberg và Jack Dorsey

Jack Dorsey là đồng sáng lập và cựu CEO của Twitter, hầu như chưa bao giờ có quan hệ tốt với Mark Zuckerberg – ông chủ của Meta. Nhưng sự cạnh tranh giữa hai mạng xã hội và riêng 2 nhà sáng lập này dường như đã trở nên căng thẳng hơn trong vài năm gần đây.

Jack Dorsey và Mark Zuckerberg (Ảnh: Internet).
Jack Dorsey và Mark Zuckerberg (Ảnh: Internet).

Năm 2019, Facebook đã bị chỉ trích vì quyết định không kiểm tra các quảng cáo liên quan đến chính trị. Đáp lại, Dorsey thông báo rằng Twitter sẽ tạm dừng quảng cáo chính trị hoàn toàn. Cũng trong tháng 10 năm đó, Dorsey đã phát biểu rằng việc Zuckerberg nói rằng Facebook ủng hộ tự do ngôn luận là “một lỗ hổng lớn” và những lời của Zuckerberg cần phải được xem xét lại.

Về phần mình, Mark Zuckerberg không ngần ngại chỉ trích Twitter và lúc đó đã nói rằng “Twitter không thể làm tốt công việc như chúng tôi”, theo một đoạn ghi âm bị rò rỉ do trang The Verge thu được. Hai tháng sau, Dorsey đã unfollow Zuckerberg trên Twitter.

Sau đó Dorsey còn chê bai logo mới của Facebook, tuyên bố rằng bản thân mình không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của Facebook và nói rằng mình và Zuckerberg có “cách tiếp cận khác nhau”. Gần đây nhất, Dorsey đã mỉa mai kế hoạch của Zuckerberg với tham vọng biến Meta thành một “công ty metaverse”, cho rằng khái niệm này là sai lầm.

Elon Musk và Bill Gates

Căng thẳng giữa Gates và Musk lần đầu tiên bùng lên vào tháng 2/2020 khi người sáng lập Microsoft nói rằng: mặc dù Tesla đã giúp thúc đẩy sự đổi mới và phổ biến xe điện, nhưng bản thân ông đã không chọn Tesla mà lại mua một chiếc Porsche Taycan.

Bill Gates và Elon Musk (Ảnh: Internet).
Bill Gates và Elon Musk (Ảnh: Internet).

Đáp lại, Musk đã tweet rằng các cuộc trò chuyện của mình với Bill Gates luôn “không mấy sáng sủa”. Tháng 7 cùng năm đó, Gates nói trong một cuộc phỏng vấn rằng quan điểm của Musk về COVID-19 là “quá đáng”, vì thường xuyên coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và không tin tưởng cách xử lý của nước Mỹ trong đại dịch.

Vài ngày sau, Elon Musk đã đăng trên Twitter: “Billy G không phải người yêu của tôi”“Tin đồn rằng Bill Gates và tôi là người yêu của nhau là hoàn toàn sai sự thật”.

Bill Gates cũng chỉ trích Musk về tham vọng vươn tầm vũ trụ, ông nói rằng “Tôi không nghĩ tên lửa là giải pháp” và đáng lẽ nên chi tiền cho vaccine. Ông cũng cảnh báo không nên lao vào cơn sốt tiền điện tử, thứ mà Elon Musk thường xuyên “quảng cáo” trên Twitter. “Suy nghĩ chung của tôi là, nếu bạn có ít tiền hơn Elon, thì có lẽ bạn nên đề phòng”.

Tim Cook và Mark Zuckerberg

Tim Cook và Mark Zuckerberg (Ảnh: Internet).
Tim Cook và Mark Zuckerberg (Ảnh: Internet).
Sponsor

Hai nhân vật này đã có lời qua tiếng lại nhiều năm nay, bắt đầu từ năm 2014 khi CEO của Apple nói trong một cuộc phỏng vấn rằng “khi một dịch vụ trực tuyến là miễn phí thì bạn không phải là khách hàng. Bạn là sản phẩm”. Câu này dường như ám chỉ Facebook.

Sau vụ bê bối Cambridge Analytica về việc lộ dữ liệu riêng tư của 50 triệu người dùng Facebook, phóng viên đã hỏi Tim Cook rằng ông sẽ xử lý thế nào nếu gặp tình huống đó. Ông trả lời: “Tôi sẽ làm gì à? Tôi sẽ không ở trong tình huống này”. Mark Zuckerberg được cho là đã rất tức giận vì điều đó, đến nỗi yêu cầu các giám đốc điều hành của mình phải dùng điện thoại Android.

Trên blog của công ty vào năm 2018, Facebook thừa nhận mối hiềm khích giữa hai ông lớn: “Tim Cook đã liên tục chỉ trích mô hình kinh doanh của chúng tôi và Mark cũng cho thấy rõ là anh ấy không đồng ý.”

Hai người được cho là đã gặp nhau tại hội nghị Sun Valley vào năm 2019, trong đó Zuckerberg đã hỏi ý kiến Cook về vụ Cambridge Analytica. Theo The New York Times, Tim Cook đã khuyên nên xóa tất cả dữ liệu người dùng mà Facebook thu thập từ bên ngoài các ứng dụng của mình, cũng tức là khiến cho mô hình kinh doanh của họ bị ảnh hưởng nặng nề. Zuckerberg được cho là đã rất sốc khi nghe như vậy.

Gần đây hơn, hai vị CEO đình đám đã mâu thuẫn nhau khi Apple tung ra bản cập nhật quyền riêng tư để người dùng có thể chọn không bị theo dõi vì mục đích quảng cáo. Facebook nhiều lần phản đối, cho rằng điều này có thể làm tổn hại hoạt động kinh doanh của mình.

Elon Musk và Jeff Bezos

Jeff Bezos – nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon, và Elon Musk – CEO của SpaceX và Tesla, không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong các hoạt động kinh doanh thông thường, nhưng lại là kỳ phùng địch thủ trong cuộc đua bay vào không gian vũ trụ.

Jeff Bezos và Elon Musk (Ảnh: Internet).
Jeff Bezos và Elon Musk (Ảnh: Internet).

Bezos thành lập công ty tên lửa Blue Origin vào năm 2000, còn Musk thành lập SpaceX 2 năm sau đó. Năm 2004 họ đã gặp nhau trong một bữa ăn tối nhưng mối quan hệ không tốt đẹp cho lắm. Elon Musk đã nói sau sự kiện đó: “Tôi thực sự đã cố gắng hết sức để đưa ra những lời khuyên bổ ích, mà ông ấy hầu như bỏ qua”.

Năm 2013, cuộc cạnh tranh của họ bắt đầu nóng lên khi SpaceX xin được phép sử dụng độc quyền bệ phóng tên lửa của NASA, trong khi Blue Origin đệ đơn phản đối chính thức lên chính phủ Mỹ. Cuối cùng SpaceX đã thắng. Vài tháng sau 2 công ty lại đối đầu nhau về vấn đề bản quyền, ngay sau đó Bezos và Musk đã công kích nhau rầm rộ trên Twitter.

Sau khi vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới, Elon Musk đã mỉa mai đối thủ khi nói với tạp chí Forbes rằng mình dự định sẽ gửi “một bức tượng khổng lồ có số 2 cho Jeffrey B., cùng với một huy chương bạc”.

Elon Musk và Mark Zuckerberg

Elon Musk và Mark Zuckerberg (Ảnh: Internet).
Elon Musk và Mark Zuckerberg (Ảnh: Internet).

Musk và Zuckerberg đã mâu thuẫn với nhau khi một tên lửa SpaceX phát nổ vào năm 2016 làm hư một vệ tinh của Facebook. Zuckerberg nói rằng “vô cùng thất vọng” về thất bại của SpaceX.

Sponsor

Năm 2017, Zuckerberg đã chỉ trích những người lo ngại về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI) – điều mà Musk hay nói. Theo nhà sáng lập Facebook, những lo lắng đó là “thực sự tiêu cực”“khá vô trách nhiệm”. Đáp lại, Musk nói rằng mình đã thảo luận về AI với Zuckerberg và cho rằng đối phương có hiểu biết “hạn chế” về vấn đề này.

Khi vụ bê bối Cambridge Analytica nổ ra, Elon Musk đã xóa các trang Facebook của công ty mình. Sau khi Sacha Baron Cohen lên tiếng ủng hộ việc kiểm soát Facebook chặt chẽ hơn, Musk đã tweet: “#DeleteFacebook Thật là thảm hại”.

Sau cuộc bạo động tại Điện Capitol của Mỹ tháng 1 năm 2021, Elon Musk đã chia sẻ các meme trên Twitter ám chỉ cuộc bạo động có liên quan với Facebook. Vào buổi tối diễn ra bạo động, Musk đã tweet “Đây được gọi là hiệu ứng domino” kèm theo hình ảnh các quân cờ domino, trong đó cái đầu tiên có dòng chữ “một trang web đánh giá phụ nữ trong trường”, ý nói Facebook được tạo ra bởi một người từng học tại Đại học Harvard. Quân domino cuối cùng là những kẻ quá khích trong vụ bạo động.

Kevin Systrom và Jack Dorsey

Kevin Systrom là người sáng lập Instagram, ban đầu là bạn thân với Jack Dorsey, nhưng mối quan hệ đã bắt đầu thay đổi khi Instagram bị bán lại cho Facebook.

Kevin Systrom và Jack Dorsey (Ảnh: Internet).
Kevin Systrom và Jack Dorsey (Ảnh: Internet).

Theo cuốn sách “No Filter: The Inside Story of Instagram” của Sarah Frier, hai người quen biết nhau khi còn là nhân viên tại trang web Odeo chuyên về âm thanh và video. Dorsey ban đầu không thích Systrom khi anh ta đến công ty trong vai trò thực tập sinh, nhưng sau đó hai người đã thân thiết với nhau vì nhiếp ảnh và cà phê.

Sponsor

Systrom là một trong những người đầu tiên ủng hộ Twitter (khi đó có tên là Twttr), và khi bắt đầu khởi nghiệp anh đã hỏi ý kiến của Dorsey. Sau đó Dorsey đã đầu tư 25.000 USD cho dự án này. Khi Instagram ra đời, Dorsey là một trong những fan lớn nhất, thường xuyên chia sẻ các post từ Instagram sang Twitter và giúp ứng dụng này trở nên viral nhanh chóng. Cuối cùng Dorsey muốn mua lại Instagram, nhưng Systrom từ chối và còn nói rằng muốn phát triển Instagram đến mức không ai có thể mua lại được.

Mối quan hệ giữa hai người dường như “có vấn đề” từ năm 2012, khi Dorsey biết được Instagram đã đồng ý bán lại cho Facebook, đối thủ lớn nhất của Twitter. Theo Frier, Dorsey cảm thấy sốc vì Systrom đã không nói trước với mình để thảo luận hoặc để Twitter mua lại.

Instagram đã thuộc về Facebook, nay là Meta (Ảnh: Internet).
Instagram đã thuộc về Facebook, nay là Meta (Ảnh: Internet).

Dorsey đã không đăng thêm post lên tài khoản Instagram của mình kể từ ngày 9/4/2012. Bức ảnh cuối cùng là một chiếc xe buýt thành phố San Francisco trống rỗng lạ thường, được chụp vào buổi sáng khi anh biết tin Instagram đã bị bán. Systrom cũng im lặng trên Twitter suốt vài năm qua, nhưng gần đây anh đã bắt đầu hoạt động lại và hai người thậm chí đã có một cuộc tweet vui vẻ vào năm 2020.

Marc Benioff và Larry Ellison

Marc Benioff và Larry Ellison (Ảnh: Internet).
Marc Benioff và Larry Ellison (Ảnh: Internet).

Người sáng lập hãng công nghệ Oracle – Larry Ellison, và người sáng lập công ty điện toán đám mây Salesforce – Marc Benioff quen biết nhau khi Benioff bắt đầu làm việc tại Oracle lúc 23 tuổi. Anh đã nổi tiếng ngay trong năm đó với giải thưởng “tân binh của năm” và ở tuổi 26 đã trở thành phó chủ tịch trẻ nhất của Oracle. Trong 13 năm làm việc tại đây, Benioff đã trở thành trợ thủ đắc lực của Ellison.

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Benioff bắt đầu phát triển Salesforce với sự hỗ trợ của Ellison, nhất là khoản đầu tư 2 triệu đô la từ rất sớm. Nhưng sau đó hai người đã công khai căng thẳng với nhau nhiều lần. Năm 2000 Oracle tạo ra phần mềm đối chọi với Salesforce. Benioff đề nghị Ellison tự ra khỏi hội đồng quản trị của Salesforce nhưng ông không chấp nhận (cuối cùng ông cũng rời đi, nhưng được giữ số cổ phiếu của mình).

Trong vài năm qua, Benioff và Ellison đã nhiều lần xung đột nhau: Ellison từng gọi Salesforce là một “ứng dụng nhỏ xíu” phụ thuộc vào Oracle, trong khi Benioff gọi Oracle là “đám mây giả”. Năm 2011 Ellison đã yêu cầu gạch tên Benioff ra khỏi các diễn giả ở hội nghị OpenWorld của Oracle. Benioff cho rằng lý do là vì Oracle sợ mình sẽ phát biểu quá hay.

Nhưng sau tất cả, Benioff luôn gọi Ellison là người cố vấn của mình: “Không có ai mà tôi học hỏi được nhiều hơn là Larry Ellison”.

Larry Ellison và Bill Gates

Larry Ellison và Bill Gates (Ảnh: Internet).
Larry Ellison và Bill Gates (Ảnh: Internet).

Gates và Ellison hiện nay có vẻ đã hàn gắn mối quan hệ, nhưng hồi cuối những năm 90 – đầu những năm 2000 họ khá lạnh nhạt, chủ yếu là do Ellison cố gắng vượt qua Gates. Nathan Myhrvold – cựu CTO của Microsoft từng nói: “Anh ấy hoàn toàn bị ám ảnh bởi việc cố gắng đánh bại Bill Gates”.

Sự căng thẳng giữa họ một phần do Ellison là bạn thân với Steve Jobs, người mà Bill Gates cũng không mấy thiện cảm. Nhưng tình hình càng xấu hơn vào năm 2000 khi Microsoft bị chính phủ Mỹ điều tra chống độc quyền. Thời điểm đó một số nhóm đã công khai ủng hộ Microsoft, và Ellison cho rằng chính Microsoft tài trợ cho họ. Ông đã thuê các nhà điều tra tư nhân để tìm cách bôi xấu Microsoft và giúp chính phủ. Cuối cùng Microsoft thua kiện và Bill Gates từ chức CEO của Microsoft.

Sponsor

Evan Spiegel và Mark Zuckerberg

Evan Spiegel và Mark Zuckerberg (Ảnh: Internet).
Evan Spiegel và Mark Zuckerberg (Ảnh: Internet).

Evan Spiegel là đồng sáng lập kiêm CEO của Snapchat. Mối quan hệ của anh và Mark Zuckerberg dường như không mấy thân thiện, có thể là từ năm 2012 khi Spiegel cố gắng vượt mặt Zuckerberg. Sau đó Snapchat được cho là đã từ chối lời đề nghị mua lại từ Facebook tới 3 lần.

Facebook đã bắt chước nhiều tính năng của Snapchat trong vài năm gần đây – cả trên ứng dụng Facebook và Instagram. Năm 2018, sau khi Facebook sao chép một tính năng khác của Snapchat là Story, Spiegel đã nói: “Chúng tôi sẽ thực sự đánh giá cao nếu họ cũng sao chép các phương pháp bảo vệ dữ liệu của chúng tôi“, ám chỉ các vụ bê bối quyền riêng tư người dùng của Facebook.

Steve Jobs và Bill Gates

Ở thời kỳ đầu của Apple và Microsoft, hai ông lớn Steve Jobs và Bill Gates đã hợp tác với nhau: Microsoft tạo ra phần mềm cho máy tính Apple II, và ngược lại Bill Gates cũng là khách quen tại Cupertino, nơi đặt trụ sở của Apple.

Steve Jobs và Bill Gates (Ảnh: Internet).
Steve Jobs và Bill Gates (Ảnh: Internet).

Nhưng tình hình bắt đầu thay đổi từ đầu những năm 80, khi Jobs tới thuyết phục Gates sản xuất phần mềm cho máy tính Macintosh. Bill Gates sau này đã gọi đó là “một chuyến viếng thăm quyến rũ kỳ lạ” và có cảm giác như Jobs muốn nói rằng “Tôi không cần ông, nhưng tôi có thể cho ông tham gia”.

Sponsor

Tuy nhiên họ vẫn khá thân thiện với nhau cho đến khi Microsoft ra mắt Windows lần đầu tiên năm 1985, khi đó Jobs nói rằng Gates đã “chém giá” với Macintosh. Sau này Steve Jobs đã nói với người viết tiểu sử của mình là Walter Isaacson rằng “Gates không biết xấu hổ”, và Bill Gates đáp lại rằng điều đó là “bóp méo thực tế”.

Hai người đã công kích nhau suốt nhiều năm, Jobs gọi Gates là nhàm chán và Gates gọi Jobs là “một con người bị lỗi một cách kỳ lạ”. Cả hai vẫn căng thẳng với nhau ngay cả khi Microsoft đổ tiền vào Apple để giữ cho công ty hoạt động. Bill Gates và Steve Jobs liên tục nói xấu về nhau cũng như về các sản phẩm của đối phương.

Nhưng bất chấp những lời lẽ đó, họ rõ ràng rất tôn trọng và ngưỡng mộ lẫn nhau. Trước sự ra đi của Steve Jobs năm 2011, Bill Gates đã nói: “Tôi tôn trọng Steve, chúng tôi đã làm việc cùng nhau. Chúng tôi thúc đẩy lẫn nhau, ngay cả khi là đối thủ cạnh tranh. Không có điều gì [trong số những điều anh ấy nói] làm tôi thấy phiền cả”.

Mark Zuckerberg và Kevin Systrom

Kevin Systrom và Mark Zuckerberg (Ảnh: Internet).
Kevin Systrom và Mark Zuckerberg (Ảnh: Internet).

Mark Zuckerberg và Kevin Systrom từng rất thân nhau – đến mức Zuckerberg đã mua Instagram với giá “rẻ” là 1 tỷ USD vào năm 2012. Nhưng trong vài năm gần đây mối quan hệ của họ dường như đã rạn nứt.

Theo nguồn tin của Wired tháng 4/2019, Systrom và người đồng sáng lập Mike Krieger đã rời khỏi Instagram vì ngày càng mâu thuẫn với ông chủ của Facebook. Mark Zuckerberg được cho là ngày càng độc đoán, yêu cầu Systrom phải đưa các sản phẩm cho mình để duyệt, xóa bỏ các công cụ của Facebook giúp Instagram phát triển, thử nghiệm tính năng theo dõi vị trí trong thời gian Systrom tạm nghỉ và thêm một nút mới vào Instagram mà Systrom phản đối.

Sponsor

Steve Jobs và Michael Dell

Năm 1997, người sáng lập kiêm CEO của hãng máy tính Dell là Michael Dell được hỏi ý kiến về tình hình của Apple lúc đó đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Dell trả lời rằng nên “đóng cửa và trả lại tiền cho các cổ đông”.

Steve Jobs và Michael Dell (Ảnh: Internet).
Steve Jobs và Michael Dell (Ảnh: Internet).

Câu nói đó khiến Steve Jobs tức giận, ông đã nói với các nhân viên của mình rằng: “Thế giới không cần thêm một Dell hay HP nữa. Nó không cần thêm một nhà sản xuất PC trơn, màu be, nhàm chán nữa. Nếu đó là tất cả những gì chúng ta sẽ làm, thì chúng ta thực sự nên cuốn gói ngay bây giờ”. Không lâu sau đó Jobs nói rằng lời của Dell là “thô lỗ”.

Dell sau đó đã lên tiếng xoa dịu, nhưng đến tháng 1/2006 Steve Jobs đã gửi một thông điệp cho toàn bộ công ty, trong đó viết: “Hóa ra Michael Dell không hoàn hảo trong việc dự đoán tương lai. Kết thúc thị trường chứng khoán ngày hôm nay, Apple đã có giá trị cao hơn Dell. Cổ phiếu lên xuống thất thường và mọi thứ có thể sẽ khác vào ngày mai, nhưng tôi nghĩ hôm nay đáng để suy ngẫm một chút”.

Trên đây là những cuộc đấu thú vị giữa các ông trùm công nghệ hàng đầu thế giới. Bạn ấn tượng với nhân vật nào nhất? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Sponsor
Xem thêm

10 nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới, tài giỏi không kém gì phái mạnh

Trong số 2.668 trên thế giới, chỉ có 327 nữ tỷ phú và hầu hết khối tài sản kếch xù của họ đến từ việc thừa kế, nhưng trong số đó có đến 101 người được vinh danh là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới. Những nữ tỷ phú tự thân này có tổng tài sản ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này có tuyệt không bạn?
Có 16 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(