Cuộc sống du học tưởng chừng hào nhoáng nhưng ẩn sâu trong đó là vô vàn nỗi khổ của du học sinh khi họ phải sống xa nhà, xa quê hương thân yêu của mình. Và đây là là những điều về cuộc sống của du học sinh có thể bạn chưa từng được nghe qua.
1. Nhớ nhà khi du học
Tết Ta đang cận kề thì những du học sinh vẫn phải đi làm như bình thường, trong khi gia đình bạn bè đang ở nhà chuẩn bị sắm sửa những đồ đạc để đón xuân thì các bạn xa nhà chỉ được coi qua màn hình điện thoại. Những ngày lễ như vầy chỉ mong được về nhà với bố mẹ với gia đình để đón cái Tết trọn vẹn, những điều kiện khôngcho phép nên vẫn cố gắng ngậm ngùi đi làm dù rất nhớ nhà.
Không chỉ mỗi dịp Tết, những dịp như đặc biệt như sinh nhật bố mẹ, nhà cưới xin gì hay chỉ đơn giản đi ‘bão’ khi Việt Nam thắng. Cảm giác một mình lủi thủi ở đất khách quê người những lúc như vậy thật nhớ nhà chỉ muốn bỏ lại tất cả mà về thôi.
2. Thực phẩm khi du học
Ở nước ngoài không có mấy món vỉa hè hay mấy món ngon như ở Việt Nam. Ở bên nước bạn nhiều khi muốn ăn đồ Việt thì lại quá đắt mà chưa chắc ngon. Tìm được chợ Châu Á để mua đồ ăn về nấu thì cũng là một hành trình khá dài đối với bạn nào ở ngoại ô, kèm theo là giá đồ Á khá đắt nữa.
3. Tự lập tài chính lẫn cuộc sống khi du học
Từ tiền nhà đến tiền nước, tiền điện đến tiền Wifi, rồi học phí và những chi phí vặt phải chi trả chưa kể đến những lúc ốm đau tiền bác sĩ, thuốc thang rất đắt. Dù thiếu tiền nhưng cũng không thể ngửa tay ra xin tiền bố mẹ vì ở nhà còn nợ một khoảng lớn. Nếu bạn sống ở những vùng ngoại ô thì không sao mấy chi phí như tiền nhà thì thì còn rẻ hơn, nhưng bạn lại có thêm chi phí đi lại, vì thế có rất nhiều bạn sống trong thành phố để tiện đi học, đi làm.
Khi đi làm 2-3 việc/ tuần thì đồng nghĩa với chuyện bạn làm quá giờ được cho phép gọi cách khác là làm chui,làm bất hợp pháp. Khi đi làm “chui” như vậy sẽ đi kèm những nỗi lo thấp thỏm xoay quanh vấn đề làm chui, điển hình như có thể bị bắt hoặc trục xuất, chủ có thể bóc lột sức lao động.
Khi tất cả mọi thứ đều đến tay bạn từ việc nhỏ nhất là là vứt rác ra ngoài cho mấy công nhân đi thu cho đến việc tìm nhà, tìm việc rồi thủ tục giấy tờ . Du học sinh nói riêng, tất cả mọi thứ đều không có tiếng Việt nên nhiều khi tìm tòi cũng mất thời gian bởi vì rào cản ngôn ngữ. Khi ốm đau bệnh tật gì thì phải tự đi mua thuốc thang, tự chăm sóc bản thân mình. Không có bố mẹ, người nhà có thể chăm cho từng li từng tí. Từ những việc như chăm sóc bản thân mình cho đến chuyện kinh tế tất cả đều tự lực cánh sinh.
4. “Odd one out”
Còn nói cách khác là những khác biệt trong đám đông. Bởi nhiều học sinh từ Châu Á du học qua Châu Âu, Châu Mỹ hoặc Úc thì đều đồng tình rằng mặc dù ở nước ngoài có nhiều văn hóa khác nhau và mọi thứ thoáng hơn, nhưng ít nhất 1 trong 3 học sinh đã từng bị phân biệt chủng tộc tại Úc. Không chỉ thế rất nhiều du học sinh đã phải đối mặt với những lời chửi rủa, lăng mạ cũng như đe dọa đến từ đồng nghiệp, bạn học thậm chí nếu tệ hơn giáo viên và những người hàng xóm.
Điển hình nhất khi tôi bị phân biệt chủng tộc gần đây nhất cũng như là nhiều nhất là khi những anh Tây da trắng đi qua cố hét vào mặt tôi và nói “Go back to China, you Coronavirus” (“hãy về Trung Quốc đi, thứ Corona”. dù nghe thấy tức nhưng cũng không thể làm gì được
5. Tiếng Anh khác nhau khi du học
Nhiều khi những chuyện ngoài ý muốn đó có xảy ra đây và đó nhưng chúng ta cũng không thể quên được rằng là những du học sinh khi đi nước ngoài sẽ được mở mang tầm mắt nhiều hơn với những văn hóa khác nhau, những phong tục tập quán khác nhau và môi trường khác nhau.Đến tiếng Anh còn khác nhau, như ở Việt Nam mình có giọng Bắc giọng Nam thì ở bên đây cũng có nhé. Những trải nghiệm đối với những bạn ra nước ngoài nói chung và du học sinh nói riêng nó là 102 đó.
Vừa rồi là những tâm sự, những trải nghiệm rất thực về cuộc sống của một du học sinh xa nhà. Còn bạn? Bạn nghĩ sao về cuộc sống của sinh viên du học nước ngoài? Có hào nhoáng như mọi người vẫn nghĩ?
Mình sợ cô đơn hic