Nguyên nhân nào gây đổ mồ hôi đêm? Liệu có nguy hiểm và cần đi khám hay không? Đó là những thắc mắc mà rất nhiều người gặp phải nhưng không biết hỏi ai. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về triệu chứng này nhé!

Sponsor

Đổ mồ hôi ban đêm không phải là hiện tượng hiếm gặp. Lượng mồ hôi toát ra có thể ít hay nhiều tùy vào việc bạn có dùng chăn hay không, nhiệt độ phòng là bao nhiêu, và thậm chí cả những thực phẩm mà bạn đã ăn trước khi đi ngủ nữa. Nhưng nếu tình trạng đổ mồ hôi đêm nặng đến mức bạn thường xuyên thấy áo và giường ướt đẫm khi thức dậy thì có thể đó là dấu hiệu của một vấn đề đáng lo ngại.

Đổ mồ hôi đêm là vấn đề của không ít người hiện nay (Ảnh: Internet).
Đổ mồ hôi đêm là vấn đề của không ít người hiện nay (Ảnh: Internet).

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, và hầu hết trong số đó không phải là những bệnh lý quá nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp đổ mồ hôi đêm xảy ra thường xuyên có thể báo hiệu những vấn đề cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Những nguyên nhân ít nghiêm trọng gây đổ mồ hôi đêm

Không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm, nhưng các triệu chứng khác kèm theo có thể giúp bạn khoanh vùng một vài bệnh lý có thể là thủ phạm.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease – GERD)

Thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản (Ảnh: Internet).
Thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản (Ảnh: Internet).

Những cơn trào ngược có thể xảy ra ban ngày hoặc đêm và đôi khi gây đổ mồ hôi đêm. Ngoài ra các triệu chứng khác của GERD là:

  • Ợ nóng, thường xảy ra sau bữa ăn
  • Đau ngực, cảm giác bỏng rát hoặc như bị bóp chặt
  • Khó nuốt thức ăn
  • Trào ngược thức ăn và đồ uống
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như ho và các triệu chứng khác tăng lên ở những người mắc bệnh hen suyễn.

GERD thường được chẩn đoán nếu những triệu chứng này xảy ra ít nhất 2 lần một tuần, hoặc nếu những cơn trào ngược mức độ nặng xảy ra ít nhất 1 lần mỗi tuần.

Stress và lo âu

Mặc dù đây là những vấn đề về tinh thần nhưng có thể biểu hiện các triệu chứng của cơ thể, trong đó tăng tiết mồ hôi là một dấu hiệu thường gặp.

Rất nhiều người mắc phải chứng stress và lo âu trong cuộc sống ngày nay (Ảnh: Internet).
Rất nhiều người mắc phải chứng stress và lo âu trong cuộc sống ngày nay (Ảnh: Internet).

Nếu tình trạng đổ mồ hôi đêm của bạn có nguyên nhân do stress và lo âu thì những triệu chứng khác có thể xuất hiện là:

  • Cảm giác lo lắng, sợ hãi thường xuyên tái diễn
  • Khó suy nghĩ về những chuyện khác ngoài nỗi lo sợ
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ hoặc ác mộng
  • Rối loạn tiêu hóa, cảm giác khó chịu ở bụng
  • Đau hoặc căng cứng cơ không rõ nguyên nhân
  • Cảm giác bồn chồn, thay đổi tâm trạng
  • Cảm thấy yếu, mệt, không khỏe trong người

Nếu gặp những triệu chứng này, bạn nên tìm tới các chuyên gia trị liệu tâm lý để giải quyết tình trạng stress và lo âu của mình nhé.

Sponsor

Các vấn đề về nội tiết tố

Rất nhiều tình trạng rối loạn hormone có thể gây đổ mồ hôi về đêm, bao gồm:

  • Mãn kinh
  • Thiếu testosterone
  • Hội chứng carcinoid (rối loạn hormone do ung thư)
  • Cường giáp
Rối loạn hormone gây ra nhiều triệu chứng đa dạng (Ảnh: Internet).
Rối loạn hormone gây ra nhiều triệu chứng đa dạng (Ảnh: Internet).

Các vấn đề về nội tiết tố nêu trên có thể gây ra một loạt triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Thay đổi cân nặng ngoài ý muốn
  • Thay đổi mức năng lượng của cơ thể
  • Đau đầu
  • Rối loạn chức năng sinh lý
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Nếu được chẩn đoán và điều trị đúng, nhiều vấn đề về nội tiết tố sẽ được cải thiện và không đáng lo ngại.

Các loại thuốc

Một vài loại thuốc nhất định có thể gây tác dụng phụ là đổ mồ hôi đêm. Nếu bạn vừa bắt đầu sử dụng thuốc trong thời gian gần đây và bị đổ mồ hôi đêm thì hãy nói với bác sĩ để được tư vấn giải quyết nhé.

Một số loại thuốc có thể gây tăng tiết mồ hôi (Ảnh: Internet).
Một số loại thuốc có thể gây tăng tiết mồ hôi (Ảnh: Internet).
Sponsor

Các loại thuốc thường gặp có thể gây đổ mồ hôi đêm là:

  • Steroid, chẳng hạn như prednisone và cortisone (sử dụng trong điều trị bệnh hen, kháng viêm, ức chế miễn dịch…)
  • Thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng và SSRI (ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc)
  • Thuốc giảm đau như aspirin và acetaminophen
  • Thuốc hạ đường huyết dành cho người bị tiểu đường
  • Các thuốc thay thế hormone
  • Thuốc chống loạn thần phenothiazine dành cho người mắc các rối loạn tâm thần

Nếu tình trạng đổ mồ hôi đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thì hãy nói với bác sĩ để đổi sang loại thuốc khác, hoặc tìm các biện pháp để khắc phục tác dụng phụ này.

Những nguyên nhân nghiêm trọng gây đổ mồ hôi đêm

Ngưng thở khi ngủ

Đây là hiện tượng hoạt động hít thở bị ngưng trệ trong lúc ngủ, thường xảy ra nhiều lần trong đêm và có hai dạng khác nhau.

Đường thở bị tắc nghẽn gây ngưng thở khi ngủ (Ảnh: Internet).
Đường thở bị tắc nghẽn gây ngưng thở khi ngủ (Ảnh: Internet).

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường xảy ra khi đường thở bị chặn bởi thứ gì đó, chẳng hạn như các mô vùng họng quá dày ở người thừa cân. Trong khi đó ngưng thở khi ngủ do trung ương có nguyên nhân từ hệ thần kinh trung ương bị rối loạn chức năng điều hòa hơi thở do một bệnh lý nào đó gây ra.

Đổ mồ hôi đêm là triệu chứng thường gặp của ngưng thở khi ngủ. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2013 thực hiện trên 822 người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn không được điều trị đã cho thấy rằng những người này gặp tình trạng đổ mồ hôi đêm nhiều gấp 3 lần bình thường.

Các triệu chứng khác của ngưng thở khi ngủ là:

  • Cảm thấy mệt mỏi và đầu óc khó tập trung suốt cả ngày
  • Ngủ không ngon giấc, thường xuyên thức dậy giữa đêm
  • Khi thức dậy cảm thấy khó thở hoặc đau họng
  • Đau đầu
  • Có triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm

Ngưng thở khi ngủ ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị, chẳng hạn như tăng nguy cơ mắc hen suyễn và các bệnh tim mạch. Nếu bạn gặp tình trạng đổ mồ hôi đêm kèm theo các triệu chứng của ngưng thở khi ngủ thì hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám chính xác nhé.

Ung thư

Đổ mồ hôi đêm không rõ lý do có thể là triệu chứng của ung thư, tuy nhiên khả năng này là không cao vì ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác rõ ràng hơn. Tuy nhiên các triệu chứng này thường giống với biểu hiện của nhiều loại bệnh thôn thường khác, chẳng hạn như cảm cúm.

Đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể (Ảnh: Internet).
Đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể (Ảnh: Internet).

Nếu đổ mồ hôi đêm kèm với cảm giác mệt mỏi hoặc không khỏe trong người kéo dài hơn 2 tuần thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám. Đặc biệt nếu bạn bị sốt kéo dài hoặc giảm cân ngoài ý muốn trong thời gian gần đây thì đó có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.

Các loại ung thư thường liên quan đến đổ mồ hôi đêm bao gồm lymphoma Hodgkin, lymphoma không Hodgkin và bệnh bạch cầu. Triệu chứng của các dạng ung thư này bao gồm:

Sponsor
  • Mệt mỏi kéo dài và cơ thể yếu ớt
  • Sốt, lạnh run
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Sưng hạch bạch huyết ở đầu, cổ, nách…
  • Đau bụng, đau ngực
  • Đau trong xương

Nhiễm trùng nghiêm trọng

Một vài tình trạng nhiễm trùng đặc biệt có thể gây đổ mồ hôi đêm bao gồm:

  • Nhiễm lao, thường là lao phổi
  • Viêm nội tâm mạc, tức tình trạng nhiễm trùng và viêm xảy ra ở lớp tế bào lót mặt trong của tim
  • Viêm tủy xương
  • Nhiễm HIV
  • Các bệnh lây truyền qua bọ ve
  • Nhiễm vi khuẩn Brucella
Đổ mồ hôi đêm có thể do các bệnh nhiễm trùng (Ảnh: Internet).
Đổ mồ hôi đêm có thể do các bệnh nhiễm trùng (Ảnh: Internet).

Cũng giống ung thư, các bệnh nhiễm trùng này thường gây ra nhiều triệu chứng dễ nhận biết, chẳng hạn như:

  • Sốt và lạnh run
  • Đau cơ, đau khớp
  • Toàn thân mệt mỏi, yếu cơ
  • Sụt cân
  • Ăn không ngon miệng

Nếu những triệu chứng kể trên kéo dài hơn vài ngày hoặc đột ngột trở nặng thì hãy tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức. Ngoài ra cũng nên đi khám nếu bạn bị sốt đột ngột hoặc kéo dài không giảm.

Các rối loạn của hệ thần kinh

Trong những trường hợp hiếm gặp, đổ mồ hôi đêm có thể xảy ra do các vấn đề của hệ thần kinh, chẳng hạn như

  • Đột quỵ
  • Rối loạn tăng phản xạ tự động (autonomic dysreflexia)
  • Bệnh của thần kinh thực vật
  • Bệnh rỗng tủy sống (syringomyelia)
Những rối loạn của hệ thần kinh có thể gây đổ mồ hôi đêm (Ảnh: Internet).
Những rối loạn của hệ thần kinh có thể gây đổ mồ hôi đêm (Ảnh: Internet).
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Những tình trạng này thường bao gồm nhiều triệu chứng, trong đó một vài dấu hiệu thường gặp là:

  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn đi tiểu
  • Đầu óc mất tập trung, cảm giác choáng hoặc chóng mặt
  • Run và yếu cơ
  • Cảm giác tê bì, châm chích ở tay chân

Có cách nào để giảm bớt đổ mồ hôi đêm không?

Nếu không có các triệu chứng báo hiệu vấn đề nghiêm trọng thì bạn có thể thử những cách sau đây để giảm bớt tình trạng đổ mồ hôi đêm:

  • Làm mát phòng ngủ của mình: hãy mở hé cửa sổ vào ban đêm hoặc dùng quạt để tạo không khí mát mẻ khi ngủ.
Phòng ngủ thoáng mát giúp bạn có một đêm ngon giấc (Ảnh: Internet).
Phòng ngủ thoáng mát giúp bạn có một đêm ngon giấc (Ảnh: Internet).
  • Thay chăn ga gối nệm: bạn có thể thay thế những tấm chăn dày bằng vải mỏng, ngoài ra hãy thử bỏ bớt những tấm trải giường không cần thiết để giấc ngủ được “nhẹ nhõm” hơn.
  • Dùng túi chườm nước đá: hãy thử đặt túi nước đá bên dưới gối để tạo cảm giác mát mẻ khi ngủ. Bạn có thể tìm mua túi chườm nước đá tại đây.
  • Đắp khăn mát: dùng một tấm khăn mát đắp lên mặt, trước và trong khi ngủ.
Cũng có thể dùng túi chườm đá để đắp (Ảnh: Internet).
Cũng có thể dùng túi chườm đá để đắp (Ảnh: Internet).
  • Uống nước mát: dùng loại cốc hoặc chai giữ nhiệt để đựng nước lạnh khi bắt đầu đi ngủ. Việc nhấm nháp một chút nước mát có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn nếu thức giấc giữa đêm vì đổ mồ hôi, ngoài ra cũng giúp cơ thể không bị thiếu nước nếu đổ mồ hôi quá nhiều.
  • Sắp xếp thời gian tập thể dục: hoạt động thể lực ngay trước khi ngủ có thể góp phần làm tăng sự tiết mồ hôi trong đêm.
  • Tránh các chất gây tiết mồ hôi: không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, không hút thuốc lá và không uống rượu bia ngay trước khi đi ngủ.
Không nên ăn các món cay nóng trước khi đi ngủ (Ảnh: Internet).
Không nên ăn các món cay nóng trước khi đi ngủ (Ảnh: Internet).

Tổng kết

Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng mới đổ mồ hôi đêm và tình trạng này không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ thì có lẽ vấn đề không nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên nếu có dịp đi khám bệnh bạn cũng nên đề cập vấn đề này với bác sĩ để được tư vấn.

Sponsor

Nếu đổ mồ hôi đêm khiến bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, tỉnh dậy thấy người mình ướt đẫm mồ hôi, hoặc có các triệu chứng khác kèm theo khiến bạn lo lắng thì tốt nhất nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn nhé!

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

Đau đầu migraine là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao?

Đau đầu là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh, trong đó đau đầu migraine gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về dạng đau đầu không hề hiếm gặp này nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này có tuyệt không bạn?
Có 678 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

10 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(