Mùa mưa là thời điểm dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh nhất. Vậy triệu chứng đau mắt đỏ là gì? Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi mầm bệnh tiềm tàng? BlogAnChoi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Triệu chứng đau mắt đỏ là gì?

Thời tiết nóng nực hoặc mưa bão, độ ẩm không khí cao chính là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh đau mắt đỏ “tung hoành”. Lúc này vi rút gây bệnh phát triển, tấn công những người nhạy cảm với không khí, có hệ miễn dịch yếu thông qua 4 con đường là lây trực tiếp qua tiếp xúc tay/mắt, hởi thở, nước bọt hoặc quan hệ vợ chồng. Bạn hãy chú ý những triệu chứng đau mắt đỏ mà BlogAnChoi liệt kê dưới đây để chủ động điều trị bệnh nhé!

Triệu chứng đau mắt đỏ
Triệu chứng đau mắt đỏ không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. (Nguồn: Internet)
  • Giai đoạn báo trước: Người bệnh thường cảm thấy đau họng, sốt nhẹ, ho hoặc nổi hạch ở tai và dưới cằm.
  • Giai đoạn phát bệnh (5 – 7 ngày): Lúc này, vi rút tấn công gây đỏ một mắt rồi lan sang mắt còn lại, nhiều ghèn, đau nhức, chảy nước mắt,… vô cùng khó chịu. Song, bạn cũng lưu ý thị lực sẽ không giảm trừ trường hợp nặng khi bị sưng phù, có màng trong mắt hay chảy máu dưới kết mạc,…
  • Giai đoạn hồi phục (khoảng 5 ngày): Những triệu chứng trên sẽ giảm dần rồi biến mắt, mắt trắng trở lại.

Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Dù đa phần là lành tính, không ảnh hưởng nhiều về sau nhưng triệu chứng đau mắt đỏ vô cùng khó chịu và bất tiện. Vì thế, việc chủ động bảo vệ bản thân trước mầm bệnh là điều vô cùng cần thiết. Virus gây đau mắt đỏ có thể tồn tại vài ngày và vẫn gây nguy hại dù người bệnh đã khỏi một tuần. Do đó, hãy giữ vệ sinh và cách ly người bệnh bằng cách tuân thủ những nguyên tắc mà BlogAnChoi tổng hợp dưới đây nhé!

  • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng.
  • Không dùng chung khăn, chăn gối,… với người bệnh.
  • Giặt khăn sạch sẽ, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Không dụi mắt bằng tay.
  • Dùng riêng chai nước rửa mắt.
  • Khi đang có dịch đau mắt đỏ, hãy hạn chế đến nơi đông người (đặc biệt là đi bơi), tránh xa nguồn nước ô nhiễm và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Tìm mua nước muối sinh lý tại đây.
Triệu chứng đau mắt đỏ
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sẽ tẩy trừ các mầm bệnh. (Nguồn: Internet)

Làm gì khi bị đau mắt đỏ?

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ, bạn hãy nhanh chóng xác định mầm bệnh để loại bỏ và đến cơ sở y tế để điều trị. Dưới đây là một số gợi ý của BlogAnChoi để việc điều trị đau mắt đỏ hiệu quả hơn, cùng tham khảo nhé!

1. Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý

Đây là hai “trợ thủ” đắc lực sẽ giúp ích cho bạn trong việc rửa trôi ghèn mắt, chất dịch, giúp bạn cảm thấy dễ chịu, bớt đau rát hơn hẳn. Đừng tùy tiện sử dụng những loại thuốc nhỏ mắt khác khi không có đơn của bác sĩ chuyên môn. Bởi vì có một số loại thuốc có độ trơn cao, sẽ không phù hợp dùng trong thời gian đầu bị đau mắt đỏ.

Triệu chứng đau mắt đỏ
Đừng tùy tiện nhỏ mắt khi không có khuyến cáo của bác sĩ chuyên môn nhé! (Nguồn: Internet)

2. Đừng xông hay đắp lá

Triệu chứng đau mắt đỏ gây khó chịu sẽ được xoa dịu nếu bạn áp dụng các phương pháp dân gian như đắp/xông lá dâu, lá trầu không,… Song, thực chất bệnh không hề mau khỏi nhờ những cách này. Nghiêm trọng hơn, nếu làm sai cách còn có thể dẫn tới sưng nề, bỏng mắt, chảy máu dưới kết mạc,…

3. Kháng sinh không phải là giải pháp đúng đắn

Sốt nhẹ, sưng mắt, ho, đau họng, nổi hạch,… là những triệu chứng đau mắt đỏ khiến nhiều người lo lắng và cố gắng bổ sung thuốc kháng sinh, chống viêm, sưng,… Đây là cách xử trí sai lầm khiến tình trạng bệnh tồi tệ thêm. Những dấu hiệu trên xuất hiện chỉ là do vi rút tấn công khiến hệ bạch huyết phản ứng lại.

4. Vệ sinh mắt đúng cách

Chú ý làm đúng các nguyên tắc mà dưới đây để vệ sinh mắt bị bệnh đúng cách, tránh lây lan nghiêm trọng hơn nhé.

  • Rửa mặt nhẹ trước mắt nặng.
  • Khi rửa dùng gạc hoặc giấy sạch hứng nước, không để thấm ra chăn gối hoặc nơi khác và trở thành mầm bệnh.
  • Sau khi rửa mắt và lau khô, hãy vệ sinh tay bằng xà phòng rồi mới tiến hành nhỏ thuốc.
  • Sau 3 – 4 ngày, mắt sẽ không bị tiết ghèn nhiều nhưng vẫn chảy dịch và đỏ. Tiếp tục rửa mắt đúng cách thì không cần dùng thuốc bệnh vẫn sẽ khỏi.
  • Hạn chế tối đa dụi mắt mà thay vì đó, hãy sử dụng miếng gạc lạnh để xoa dịu cơn ngứa.
Triệu chứng đau mắt đỏ
Đừng dụi mắt nếu không muốn triệu chứng đau mắt đỏ diễn biến tệ thêm. (Nguồn: Internet)

5. Nghỉ ngơi và bổ sung dưỡng chất

Bên cạnh việc tuân thủ liệu pháp điều trị của bác sĩ có chuyên môn, người bệnh cũng cần được nghỉ ngơi để mắt được thư giãn. Ngoài ra, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng, mau khỏi bệnh cũng vô cùng cần thiết. Chú ý uống nhiều nước, tránh khói bụi và sử dụng kính mát nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan khác tại đây:

Trên đây là những thông tin hữu ích của BlogAnChoi trong việc việc phòng chống và điều trị các triệu chứng đau mắt đỏ. Hãy ghi nhớ để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Đừng quên ghé qua BlogAnChoi mỗi ngày để cập nhật những kiến thức hữu dụng khác nhé!

Xem thêm

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị

Viêm đường tiết niệu không phải là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em. Trên lâm sàng, bệnh cũng có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không, nên việc nhận biết viêm đường tiết niệu ở trẻ em nhiều khi khá khó khăn. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận