Dị ứng khá đa dạng và có thể bùng phát ở mọi nơi trên cơ thể, gây ra tình trạng mẩn đỏ, ngứa, phát ban,… khiến người mắc phải dị ứng cảm thấy tự ti. Trong bài viết này sẽ đề cập đến các triệu chứng của dị ứng da mặt và cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp điều trị.

Sponsor

Dị ứng da mặt là gì?

Dị ứng da mặt có thể xảy ra do các tác động bên ngoài như: mỹ phẩm, ăn uống, sinh hoạt thường ngày,… Ngoài ra, nó cũng có thể do tác động từ bên trong cơ thể gây ra mẩn đỏ, mụn, ngứa ngáy, khó chịu, bong tróc da, phát ban.

Vùng da trên mặt được coi là nhạy cảm hơn vùng da trên cơ thể. Chính vì vậy làn da trên mặt hay gặp vấn đề dị ứng nhiều nhất khi có tác động lên mặt. Vùng hai bên má và trán được coi là thường bị dị ứng nhất.

Triệu chứng của dị ứng da mặt

Tuỳ theo từng loại da mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên những triệu chứng chung nhất của dị ứng da mặt là:

  • Mẩn đỏ
  • Ngứa
  • Khó chịu
  • Phát ban
  • Sưng các vùng da bị dị ứng
  • Khô, nứt nẻ, bong tróc da
  • Mề đay

Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài giây hoặc trong một khoảng thời gian ngắn, chính vì vậy rất dễ nhận biết.

Triệu chứng của dị ứng da mặt (Nguồn: Internet)
Triệu chứng của dị ứng da mặt (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra dị ứng trên mặt

Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng da mặt, nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

Sử dụng các chất gây dị ứng

Khi tiếp xúc trực tiếp các chất gây dị ứng lên da, đặc biệt là da mặt có thể gây ra dị ứng, viêm da. Đặc biệt là tiếp xúc với:

  • Khói bụi
  • Mỹ phẩm làm đẹp
  • Sữa rửa mặt
  • Son
  • Thuốc

Dị ứng do thời tiết

Dị ứng do thời tiết là một trong những loại dị ứng khá phổ biến. Những người có làn da nhạy cảm thường là những người mắc dị ứng này nhiều nhất. Dị ứng do thời tiết có thể gây ra:

  • Ngứa
  • Khô da
  • Đau và rát
  • Bong tróc
  • Mẩn đỏ

Không chỉ ở mặt mà dị ứng thời tiết có thể xảy ra cả ở chân và tay hoặc trên người, gây khó chịu cho người gặp phải vấn đề này.

Dị ứng do thời tiết( Nguồn: Internet)
Dị ứng do thời tiết( Nguồn: Internet)

Dị ứng thực phẩm

Trứng, sữa, các loại hạt có thể là nguyên nhân gây ra dị ứng. Tuy nhiên không loại trừ các thực phẩm khác không gây ra dị ứng, chính vì vậy cần phải cẩn thận trước khi ăn. Nếu như gặp phải một số triệu chứng dưới đây sau khi ăn, bạn nên dừng ngay thức ăn đó lại:

  • Lưỡi sưng và ngứa
  • Mắt sưng
  • Môi sưng, ngứa
  • Khó thở
  • Nóng trong, rát
  • Da nhợt nhạt

Biện pháp phòng ngừa dị ứng da mặt

Tuỳ từng loại dị ứng khác nhau mà có cách phòng ngừa sao cho phù hợp:

  • Dị ứng thực phẩm: Khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm, thức ăn nào chúng ta nên tham khảo nhãn mác và bảng thành phần của chúng. Hạn chế ăn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Các chất gây dị ứng: Tương tự như thực phẩm, bạn cũng nên tìm hiểu rõ nguồn gốc của sản phẩm mình đang dùng. Cách tốt nhất là nên thử một lượng nhỏ trên tay, nếu không có dấu hiệu của dị ứng thì có thể sử dụng.
  • Dị ứng thời tiết: Tránh tiếp xúc da trực tiếp với thời tiết bên ngoài hoặc các tác động bên ngoài. Bạn nên che chắn kĩ khi ra ngoài, sử dụng các loại kem bảo vệ da để hạn chế tiếp xúc trực tiếp da mặt với môi trường bên ngoài.

Cách chăm sóc da bị dị ứng tại nhà

Nếu tình trạng dị ứng nhẹ, chỉ xuất hiện bong tróc vẩy, mẩn đỏ thì bạn có thể áp dụng một số cách sau đây tại nhà để giảm tình trạng đó:

  • Xông mặt: Sử dụng những nguyên liệu có sẵn tại nhà như gừng, muối, chanh, sả,… nấu thành nước và dùng để xông mặt trong vòng 10 phút mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn, chống viêm, lỗ chân lông được thu nhỏ.
  • Rửa mặt: Trước khi sử dụng bất kì loại sữa rửa mặt nào cũng phải đọc kĩ bảng thành phần của nó. Nếu bạn đang gặp tình trạng dị ứng, nên sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có pH quá cao, rửa đều đặn 1 đến 2 lần một ngày, massage nhẹ nhàng trên vùng da bị dị ứng.
Cách chăm sóc da tại nhà (Nguồn: Internet)
Cách chăm sóc da tại nhà (Nguồn: Internet)
  • Thức ăn: Loại bỏ những loại thức ăn gây dị ứng cho bạn, thay vào đó lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp giàu vitamin để bổ sung khoáng chất cho cơ thể, uống nhiều nước để cung cấp nước cho vùng da bị dị ứng, da khô, bong tróc, đào thải các độc tố ra ngoài.
  • Đắp mặt nạ: Ưu tiên những loại mặt nạ từ thiên nhiên, không chứa hương liệu, lành tính, không gây kích ứng như nha đam, sữa chua, cà chua, mật ong,… Lưu ý để đảm bảo an toàn bạn nên thử một lượng nhỏ ra tay xem phản ứng của nó, nếu không có vấn đề thì có thể sử dụng trên mặt.
  • Kem chống nắng: Đây được coi là một bước quan trọng, bất kì loại da nào cũng cần sử dụng kem chống nắng. Kem chống nắng giúp chống lại các tác nhân bên ngoài, đồng thời tạo một lớp màng bảo vệ cho da chống lại tia UV. Kết hợp với việc che chắn kĩ càng.

Nếu làn da của bạn bị dị ứng nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn, kiểm tra tình trạng da, đồng thời đưa ra những biệp pháp xử lý nhanh hoặc kê đơn thuốc phù hợp.

Dị ứng da mặt không chỉ khiến cơ thể khó chịu, ngứa ngáy mà còn khiến bạn mất tự tin về khuôn mặt của mình. Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng này thì đừng bỏ qua để tránh tình trạng dị ứng thêm nặng hơn.

Nguồn tham khảo: 2doctor.org

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây nha:

Sponsor

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Nguồn tham khảo: Nguyễn Thảo

Sponsor
Xem thêm

Mẹo điều trị viêm lợi hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ cần đến

Trong số các bệnh lý về răng miệng không thể không nhắc đến viêm lợi. Đây là bệnh lý gây ra chảy máu chân răng, khiến người bệnh mất tự tin. Hiện nay có rất nhiều mẹo giúp giảm tình trạng viêm lợi, sưng lợi. Bạn có thể tham khảo dưới đây nha.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(