Đã từ lâu Huế được xem như “cái nôi” của nền văn hóa ẩm thực lâu đời Việt Nam, với những món ăn làm nức lòng thực khách bốn phương. Nếu có dịp ghé thăm nơi đây, BlogAnChoi sẽ mách bạn cách gói ghém “chút Huế” trong 10 đặc sản làm quà Huế để đem về gửi tặng bạn bè, người thân nhé!

Vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ không chỉ được uốn nắn từ cảnh quan đẹp đẽ, hay những danh lam thắng cảnh đượm chất lịch sử. Ẩm thực Huế còn rất phong phú, là kết tinh của quá trình sáng tạo bao đời.

1. Nem chua Huế

Nem chua không phải là một món ăn hiếm gặp, nhưng mỗi nơi mỗi khác. Ở Huế, nem chua có một nét rất riêng với chút chua thanh của thịt lên men tự nhiên, vị ngọt của đường phèn, hòa cùng mùi thơm của tỏi, tiêu sọ, độ giòn của da heo… cộng hưởng tạo nên một dư vị đậm đà, nhớ mãi.

Nem chua Huế đúng chuẩn là phải được gói trong lá chuối, bên trên miếng nem phải có thêm một lát ớt tươi (ảnh:internet)
Nem chua Huế đúng chuẩn là phải được gói trong lá chuối, bên trên miếng nem phải có thêm một lát ớt tươi (ảnh: internet)

Nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng, da heo luộc chín, thái mỏng rồi trôn cùng với phần thịt nạc đã được giã nhuyễn và nêm nếm gia vị. Tiếp đó, người dân Huế tí mỉ dải hạt tiêu, lát ớt, lát tỏi rồi gói lại cũng lá chuối đã được lau rửa sạch sẽ.

Nem chua Huế đặc sản làm quà (ảnh:internet)
Nem chua Huế đặc sản làm quà (ảnh:internet)

Nem chua Huế chuẩn vị là phải có màu hồng nhạt, khi ăn ta cảm nhận rõ được vị thơm chua của thịt, dai giòn của da heo, cũng vị cay nhẹ của tỏi ớt. Là món ăn quen thuộc trên các bàn nhậu hay mâm cơm cưới hỏi giỗ chạp. Nếu có dịp ghé Huế, nhất định phải “tậu” ngay xâu chục cặp nem Huế mang về làm quà bạn nhé.

Địa chỉ tham khảo:

Nem chả, tré Bà Ngôn

Nem chả tré Đông Ba Huế

2. Tré Huế

Nhắc tới tré, nhiều người lầm tưởng rằng nó giống với nem chính bởi hình thức gói bên ngoài khá giống nhau. Nhưng cái khác biệt nằm ở hương vị, tré là món ăn kết hợp tinh tế của các gia vị đó là nước mắm kho, ớt bột, ớt tươi, mè, riềng, và thính là không thể thiếu.

Tré được gói bằng lá chuối, đậm vị cố đô (ảnh: internet)
Tré được gói bằng lá chuối, đậm vị cố đô (ảnh: internet)

Tré Huế có 2 loại đó là tré lợn và tré bò, được chọn lọc từ phần tai và phần thịt đầu của những con lợn, con bò khỏe mạnh, sau đó luộc chín rồi băm sợi. Đối với người Huế, tré Huế phải thật cay mới đúng chuẩn, tất cả gia vị trộn đều sẽ làm dịu đi mùi tanh của thịt, thêm đó là vị thơm bùi của thính và lót thêm chiếc lá ổi tất cả tạo nên một món ăn đậm vị cố đô.

Tré Huế (ảnh: internet)
Tré Huế (ảnh: internet)

Món ăn có màu hồng giống nem hoặc hơi ngả trắng, hương vị không chua như nem cũng chẳng ngọt như chả, đó là một thứ vị rất riêng hơi cay nồng nhưng khi ăn cảm giác rất dễ chịu và rất dậy mùi.

Đến Huế bạn nhớ mua về làm quà nhé, bởi chỉ ở Huế bạn mới được thẩm thử hương vị đặc biệt của tré mà không phải ở đâu cũng có.

Địa chỉ tham khảo:

Cơ Sở Sản Xuất Nem Chả Tré Bà Ký

Nem Tré – Mai Hương

3. Kẹo mè xửng

Sẽ thật thiếu sót khi thăm Huế mà không thẩm thử hương vị của kẹo mè xửng thì quả là đáng tiếc. Đặc sản mè xửng Huế với thành phần từ mạch nha, đậu phộng, mè…vị ngọt ngào, dẻo dai của mè xửng dường như chứa đựng bao tâm tình của người làm ra nó.

Mè xửng- đặc sản xứ Huế mà bạn không nên bỏ qua (ảnh:internet)
Mè xửng – đặc sản xứ Huế mà bạn không nên bỏ qua (ảnh:internet)

Kẹo vừa dẻo vừa thơm, khi cắn sẽ lộ ra màu vàng óng ánh của mạch nha vô cùng bắt mắt. Mè xửng ngon đúng điệu khi thưởng thức cùng với một tách trà nóng, ngồi hàn thuyên với bạn bè thì không còn gì vui hơn.

Mách bạn cách chọn kẹo mè xửng ngon đó là mè xửng có màu vàng óng, bóp hoặc kéo bẻ thấy mềm, dẻo nhưng khi buông tay, kẹo lại trở về hình dạng ban đầu thì đấy chính là kẹo ngon là đặc sản của Huế mộng mơ.

Địa chỉ tham khảo:

Mè xửng Thiên Hương

Cơ Sở Sản Xuất Mè Xững Nam Thuận

4. Kẹo cau

Nhắc tới đặc sản Huế, kẹo cau là thức quà mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây. Kẹo cau là món ăn dân giã lâu đời dành cho trẻ con xứ Huế, có hình dáng giống miếng cau chẻ nhỏ thoạt nhìn còn lầm tưởng đây là cau thật.

Bên trong kẹo có màu vàng của nước đường khi đông đặc, bên ngoài áo bằng hỗn hợp bột gạo và đường màu trắng.

Kẹo cau - thức quà của trẻ con xứ Huế (ảnh:internet)
Kẹo cau – thức quà của trẻ con xứ Huế (ảnh:internet)

Do kết cấu của kẹo cau được làm phần nhiều từ nước đường cô đặc nên khi ăn ta chỉ cần ngậm để miếng kẹo tan ra là được. Kẹo cau cho đến bây giờ vẫn là thức quà vặt được cả trẻ con và người lớn ưa chuộng.

Kẹo cau được đóng gói cẩn thận khi đem bán (ảnh: internet)
Kẹo cau được đóng gói cẩn thận khi đem bán (ảnh: internet)

Địa điểm tham khảo:

Bạn có thể dễ dàng tìm mua được kẹo cau ở rất nhiều điểm bán đặc sản Huế như:

Chợ Đông Ba:

Chợ An Cựu:

5. Bưởi thanh trà

Bưởi Thanh Trà thứ quả đặc sản tao nhã, thơm ngon tại Cố đô. Bưởi được trồng ở các vùng đất phù sa được bồi đắp bởi 2 dòng sông Hương và sông Lâu.

Điểm đặc biệt ở bưởi Thanh Trà là không có hình dạng tròn như bưởi thông thường mà to dần từ cuống lên, giống như hồ lô vậy đó. Kích thước cũng nhỏ không mọng nước nhưng lại ngọt thanh, đượm vị.

Thanh trà xứ Huế ngọt thanh (nguồn: intrernet)
Thanh trà xứ Huế ngọt thanh (nguồn: intrernet)

Liệu có phải thanh trà ít nước là bởi vì những tinh túy đã được hội tụ hết vào tép bưởi, tạo nên một thanh trà vừa ngon ngọt vừa để được lâu. Là món quà đặc sản Huế, để càng lâu quả ăn càng có vị ngọt đậm đà, thanh mát.

Địa điểm tham khảo:

Bưởi Thanh Trà Thủy Biều:

Nhỏ Chuối:

6. Trà cung đình Huế

Từ xa xưa ở mỗi gia đình Việt, trà là thứ mở đầu câu chuyện, là nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam. Phổ biến và đa dạng là thế, nhưng trà cung đình Huế vẫn giữ cho mình một vị trí trong lòng người thưởng trà. Bởi trà cung đình Huế không chỉ đơn giản là thưởng trà mà còn là một nét đẹp của mảnh đất Cố đô.

Trà cung đinh Huế là sự kết hợp của rất nhiều dược liệu quý (ảnh: internet)
Trà cung đinh Huế là sự kết hợp của rất nhiều dược liệu quý (ảnh: internet)

Sở dĩ gọi là trà cung đình là bởi xưa kia chỉ dành cho những bậc vua chúa thưởng thức. Là thức uống kết hợp rất nhiều loại thuốc quý nên rât có lợi giúp long thể khỏe mạnh mỗi ngày.

Địa điểm tham khảo:

Trà cung đình Đức Phượng:

Trà hoàng cung Huế:

7. Bánh đậu xanh trái cây

Người Huế có thể nói, họ không đến với ẩm thực theo lẽ thông thường, mà họ còn ăn bằng mắt, bằng mũi trước khi ăn bằng miệng. Họ tinh tế, cầu kỳ và chăm chút từng chi tiết một trên món ăn.

Bánh đậu xanh trái cây khá phổ biến ở nhiều nơi, nhưng lạc vào Huế nó được điểm thêm chút cầu kỳ và đặc biệt.

Bánh đậu xanh trái cây thường được dùng trong các yến tiệc của vua chúa ngày xưa (ảnh:internet)
Bánh đậu xanh trái cây thường được dùng trong các yến tiệc của vua chúa ngày xưa (ảnh:internet)

Bánh đậu xanh trái cây đặc sản Huế được nhào nặn bởi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế, vừa ngọt, thơm vừa bắt mắt. Chắc hẳn khi lần đầu nhìn thấy món bánh này, nhiều người phải trầm trồ vì vẻ đẹp của nó.

Khác với bánh đậu xanh dạng thỏi, bánh đậu xanh trái cây bên ngoài sẽ được áo một lớp rau câu, sau đó là màu thực phẩm tự nhiên, giúp bánh có màu giống hệt như những trái cây mini vậy.

Tùy vào mỗi loại trái cây mà người làm bánh có thể phối màu sao cho thật sống động và đẹp mắt (ảnh: internet)
Tùy vào mỗi loại trái cây mà người làm bánh có thể phối màu sao cho thật sống động và đẹp mắt (ảnh: internet)

Du khách đi đến Huế mua bánh đậu xanh trái cây về làm quà, đảm bảo không riêng gì trẻ con mà kể cả người lớn cũng đều thích mê trước vẻ đẹp và độ thơm ngon của bánh.

Địa điểm tham khảo:

Chợ Đông Ba:

Chợ An Cựu:

8. Bánh ép khô Huế

Như tên gọi của nó, quá trình tạo ra chiếc bánh ép đặc sản Huế là được người làm dùng khuôn gang ép chặt từ viên bột lọc, thêm nhân thịt mỡ, trứng gà, sả, ớt và hành lá.

Lò bánh ép khô (ảnh: internet)
Lò bánh ép khô (ảnh: internet)

Miếng bánh được ép giòn cộng thêm hương vị béo ngậy từ thịt mỡ, vị thơm của sả ớt. Tùy mỗi nơi, mỗi người làm mà nhân bánh có thể thay đổi tạo nên hương vị độc nhất mà chỉ ở Huế mới cảm nhận được.

Bánh ép khô là phiên bản của bánh ép Huế dành cho khách du lịch đem về làm quà. Có một cách ăn vô cùng thú vị đó là phết một chút tương ớt hoặc pate lên bánh và ăn, khi đó món bánh sẽ trở lên đặc biệt hơn bao giờ hết.

Đặc sản bánh ép khô huế món ăn thu hút thực khách tứ phương (ảnh:internet)
Đặc sản bánh ép khô huế món ăn thu hút thực khách tứ phương (ảnh:internet)

Địa điểm tham khảo:

Bánh ép khô Huế Thuận An:

Bánh Ép Cây Sứ:

9. Mắm tôm chua

Vốn dĩ gốc gác của mắm tôm chua không phải ở Huế, mà là ở Tiền Giang, nhưng sau chuyến thưởng ngoạn của Nam Phương Hoàng Hậu bà đã đem mắm tôm chua về và phát triển tại Huế. Khác với mắm tôm miền bắc có vị đặc trưng tôm băm nhỏ và màu tím thẫm, thì mắm tôm chua Huế vẫn giữu nguyên hình dạng con tôm, màu đỏ cam tươi ngon bắt mắt.

Mắm tôm chua Huế hội tụ tứ vị chua, cay, mặn, ngọt, gia vị thấm đẫm vào từng con tôm, nhìn đơn giản nhưng khi ăn cảm giác rất thú vị, và đưa cơm.

Mắm tôm khô được đóng vào hộp nhựa (ảnh: internet)
Mắm tôm khô được đóng vào hộp nhựa (ảnh: internet)

Nguyên liệu được chọn từ những con tôm nước ngzọt, tôm sông, không quá to, không quá nhỏ. Thớ thịt tôm dai, giòn, kết hợp các nguyên liệu như đường, ớt, tỏi, riềng, thính, bột ngọt… làm át đi độ tanh của tôm cũng như làm tăng thêm hương vị cho món ăn.

Mắm tôm chua Huế có thể ăn kết hợp cùng nhiều món khác như cơm, bánh chưng, bánh tét, gỏi cuốn và chấm với thịt luộc cũng rất ngon.

Mắm tôm chua ăn đưa com vô cùng (anht:internet)
Mắm tôm chua ăn đưa com vô cùng (ảnh:internet)

Địa điểm tham khảo:

Mắm tôm chua Trọng Tín:

Cơ sở tôm chua Cô Ri:

10. Hạt sen

Hạt sen Huế từ lâu đã trở thành thức quà đặc sản của du khách khi đến Huế và mang về làm quà. Hạt sen Huế còn được người dân gọi bằng cái tên mỹ miều “Vương hậu” của các loại sen, bởi chỉ ở Huế sen mới có hương vị tuyệt vời nhất.

Với rất nhiều công dụng như làm đẹp, bồi bổ cơ thể, đặc biệt là thực phẩm vô cùng tốt cho các mẹ bầu.

Hạt sen Huế với những công dụng tuyệt vời (ảnh:internet)
Hạt sen Huế với những công dụng tuyệt vời (ảnh:internet)

BlogAnChoi mách nhỏ bạn cách nhận biết hạn sen chuẩn Huế là có màu trắng đục, đều màu, và đọng lại một mùi thơm thoang thoảng, kích thước đồng đều, và khi đem đi luộc chín sẽ chín bở nhưng không bị nát.

Địa điểm tham khảo:

Cửa Hàng Hạt Sen Liên Hương

Hạt Sen Huế – Đặc Sản Huế ( Cô Huệ )

Bài viết bạn có thể tham khảo:

Huế đẹp Huế mộng mơ, đến với mảnh đất nơi đây bạn không chỉ có cho mình những bức hình đẹp, nên thơ mà còn được thưởng thức những món đặc sản cố đô. Hy vọng qua bài viết này của BlogAnChoi, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm những món đặc sản làm quà cho người thân, bạn bè nhé!

Xem thêm

Cách làm bánh đúc nóng cho ngày đông lạnh

Miền Bắc những ngày lạnh giá, mọi người thường ít ra ngoài ăn, thay vào đó, các bà nội trợ có xu hướng lựa chọn nấu ăn ở nhà hơn, quây quần bên gia đình ấm áp của mình hơn. Hôm nay, BlogAnChoi gợi ý cho mọi người làm món bánh đúc nóng ấm bụng đơn giản tại nhà.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận