Bánh mì là món ăn quen thuộc với tất cả chúng ta, nhưng có 7 món bánh mì độc lạ nhất Việt Nam từ hình dáng, màu sắc đến hương vị, có lẽ không phải ai cũng biết. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

Nhắc đến ẩm thực Việt Nam chắc chắn phải nói đến phở và bánh mì. Đây là hai món ăn quen thuộc nhất với người Việt nhưng cũng là món ăn nổi tiếng và được yêu thích nhiều nhất đối với các bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam.

Bánh mì Việt Nam là một trong những món ăn nổi tiếng thế giới. (Ảnh: Internet)
Bánh mì Việt Nam là một trong những món ăn nổi tiếng thế giới. (Ảnh: Internet)

Và để giúp cho độ phủ sóng của bánh mì Việt Nam trên trường quốc tế thêm rộng rãi và có vị thế cao hơn, sau scandal về “mẩu bánh mì” hồi đầu năm 2020, BlogAnChoi xin giới thiệu với bạn 7 món bánh mì độc lạ nhất Việt Nam, từ hình dáng, hương vị tới màu sắc, nguyên liệu mà có lẽ người Việt Nam cũng chưa biết hết.

Bánh mì khổng lồ An Giang “vừa ôm vừa ăn”

Không chỉ gây “sốc” trong nước mà cả báo chí quốc tế cũng có bài viết về loại bánh mì khổng lồ ở An Giang này.

Bánh mì khổng lồ lọt top món độc lạ thế giới năm 2018 (Nguồn: Internet)
Bánh mì khổng lồ lọt top món độc lạ thế giới năm 2018 (Nguồn: Internet)

Cụ thể năm 2018, trang tin Bright Side của Mỹ đã xếp hạng bánh mì khổng lồ An Giang là 1 trong 15 món ăn lạ nhất thế giới. Vậy có gì ở chiếc bánh mì này mà khiến nó lên hẳn báo Mỹ? Giống như tên gọi, bánh mì khổng lồ An Giang là chiếc bánh mì có chiều dài từ 1- 1,2m, nặng từ 2,5kg đến 3,5kg. Một người đàn ông nếu muốn ăn chiếc bánh mì này cũng phải ôm bằng hai tay khá vất vả. Và với kích thước như vậy thì một chiếc bánh mì khổng lồ cả nhà 5 người ăn cũng không sợ đói.

Ý tưởng làm ra bánh mì khổng lồ này đến từ những người thợ làm bánh có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề (Nguồn: Internet)
Những chiếc bánh mì dài đến hơn 1m, nặng gần 3kg, cả nhà ăn không hết. (Nguồn: Internet)

Bánh mì khổng lồ An Giang nhìn thì dễ nhưng thực sự không dễ làm chút nào. Để có được chiếc bánh mì nóng giòn, thơm phức ấy thì bánh phải được nướng trong khoảng từ 45-60 phút với rất nhiều sự tỉ mẩn, canh lửa, canh nhiệt chính xác, lật giở luôn tay của người thợ để bánh chín, nở đều. Bánh mì An Giang có giá bán khoảng 50.000đ một chiếc.

Chiếc bánh mì khổng lồ muốn nướng chín cũng thật vất vả. (Nguồn: Internet)
Chiếc bánh mì khổng lồ muốn nướng chín cũng thật vất vả. (Nguồn: Internet)
Những xe bánh mì khổng lồ này xuất hiện nhiều ở An Giang, gây xôn xao dư luận. (Nguồn: Internet)
Những xe bánh mì khổng lồ này xuất hiện nhiều ở An Giang, gây xôn xao dư luận. (Nguồn: Internet)

Bánh mì khổng lồ “vừa ăn vừa ôm” tại An Giang lên báo Mỹ vì quá độc đáo

Bánh mì que/cay Hải Phòng

Trái ngược với chiếc bánh mì khổng lồ vừa ăn vừa ôm ở An Giang thì Hải Phòng lại có một đặc sản bánh mì ăn hai chục cái không no. Đó chính là món bánh mì que/bánh mì cay nổi tiếng của thành phố Cảng.

Bánh mì que/bánh mì cay đặc sản Hải Phòng. (Ảnh: Internet)
Bánh mì que/bánh mì cay đặc sản Hải Phòng. (Ảnh: Internet)

Bánh mì cay có kích thước nhỏ xinh chỉ to bằng 2 ngón tay, dài khoảng 20cm, cầm lên giống như một chiếc que dài nên còn được gọi là bánh mì que. Bánh mì chỉ có 1 loại nhân duy nhất là pate, ăn kèm tương ớt và đôi khi là thêm mắm chấm tùy sở thích.

Bánh mì que chỉ có nhân pate. (Ảnh: Internet)
Bánh mì que chỉ có nhân pate. (Ảnh: Internet)
Ăn kèm tương ớt đặc trưng. (Ảnh: Internet)
Ăn kèm tương ớt đặc trưng. (Ảnh: Internet)
Hình ảnh những chiếc bánh mì que xếp tầng khiến người con Hải Phòng nhớ tha thiết. (Ảnh: Internet)
Hình ảnh những chiếc bánh mì que xếp tầng khiến người con Hải Phòng nhớ tha thiết. (Ảnh: Internet)

Nếu bạn có dịp ghé thăm Hải Phòng và muốn thưởng thức món bánh mì que đặc sản này, hãy đến:

Bánh mì cay Bà Già: 57 Lê Lợi, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng

  • Giờ mở cửa: 07:00 – 22:30
  • Giá: 2,5k/cái

Bánh mì cay ông Cuông: 184 Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng

  • Giờ mở cửa: 07:00 – 23:00
  • Giá: 2,5k/cái

Top 8 món ngon Hải Phòng phải mất công lòng vòng để thưởng thức!

Bánh mì than Quảng Ninh

“Người anh em” của Hải Phòng vốn không nổi tiếng với bánh mì, mà được mệnh danh là thành phố than Quảng Ninh. Và rồi những bạn trẻ Quảng Ninh đã nghĩ ra ý tưởng: Vì sao không làm một loại bánh mì than, mang thương hiệu bánh mì than Quảng Ninh?

Gọi là bánh mì than nhưng không phải làm bằng than đâu. (Ảnh: Internet)
Bánh mì than Quảng Ninh hay còn gọi là bánh mì thợ mỏ. (Ảnh: Internet)

Và thế là chiếc bánh mì than ra đời tại cửa hàng bánh mì Bamimo – Hạ Long, Quảng Ninh. Ngay lập tức, chiếc bánh mì đen như than này đã viral trên khắp các mạng xã hội vì sự độc đáo, khác lạ của nó. Bánh mì than nhưng đừng lo lắng, nó không làm từ than đâu, mà làm từ bột tinh than tre, không chỉ tạo được màu đen độc lạ mà còn rất tốt cho sức khỏe nữa.

Giới trẻ cực kỳ thích thú với món bánh mì than Quảng Ninh này. (ảnh: Internet)
Giới trẻ cực kỳ thích thú với món bánh mì than Quảng Ninh này. (ảnh: Internet)

Mới nhìn qua chắc không ai dám ăn vì trông nó giống như bánh mì cháy vậy. Nhưng khi ăn rồi thì thật bất ngờ rằng vỏ bánh giòn rụm, bên trong bông mềm cùng nhân bánh đậm vị, ăn mãi không chán. Bánh mì Bamimo có khá nhiều vị khác nhau cho bạn lựa chọn như bò nướng phô mai, chả cua bể, gà nướng, heo quay..vv

Mới nhìn vào mà hú hồn. (Ảnh: Internet)
Mới nhìn vào mà hú hồn. (Ảnh: Internet)
Nhưng "lên đồ" cái là hấp dẫn ngay. (Ảnh: Internet)
Nhưng “lên đồ” cái là hấp dẫn ngay. (Ảnh: Internet)
Bánh mì than có nhiều loại nhân cho bạn lựa chọn. (Ảnh: Internet)
Bánh mì than có nhiều loại nhân cho bạn lựa chọn. (Ảnh: Internet)

Cửa hàng bánh mì Bamimo:

Bánh mì thanh long đỏ

Nếu có bánh mì đen, chúng ta ăn thêm bánh mì đỏ cho đủ bộ. Chiếc bánh mì này được làm từ một nguyên liệu độc đáo hơn so với bánh mì than Quảng Ninh, đó là thanh long đỏ.

Bánh mì thanh long đỏ. (Ảnh: Internet)
Bánh mì thanh long đỏ. (Ảnh: Internet)

Đầu năm 2020, các tỉnh miền Tây như Long An, Tiền Giang rơi vào cảnh được mùa mất giá với các loại hoa quả như dưa hấu, thanh long, một phần do đại dịch Covid-19 khiến biên giới Trung Quốc đóng cửa, xuất khẩu đình trệ. Để chia sẻ khó khăn với người nông dân, người dân cả nước đã tham gia giải cứu thanh long, dưa hấu, mua ủng hộ cho bà con.

Bánh mì thanh long ra đời dựa trên ý tưởng giải cứu thanh long trong mùa dịch Covid-19. (Ảnh: Internet)
Bánh mì thanh long ra đời dựa trên ý tưởng giải cứu thanh long trong mùa dịch Covid-19. (Ảnh: Internet)

Và rồi ông Kao Siêu Lực – người sáng lập chuỗi cửa hàng ABC Bakery với hàng chục chi nhánh tại Sài Gòn đã nghĩ ra ý tưởng lấy thanh long đỏ làm…bánh mì. Những chiếc bánh mì ra lò với màu hồng tím và cả hạt thanh long đen như hạt vừng vừa độc đáo, mới lạ vừa là hành động đầy tính nhân văn để giúp đỡ đồng bào giữa mùa dịch khó khăn.

Ông Kao Siêu Lực - chủ nhân của ý tưởng bánh mì thanh long đỏ. (Ảnh: Internet)
Ông Kao Siêu Lực – chủ nhân của ý tưởng bánh mì thanh long đỏ. (Ảnh: Internet)

Bánh mì cá sấu

Lại là An Giang – thủ phủ của những chiếc bánh mì độc lạ. Ngoài bánh mì khổng lồ thì An Giang còn nổi tiếng với chiếc bánh mì được tạo hình…cá sấu.

Bánh mì cá sấu khổng lồ thơm ngon nức mũi. (Ảnh: Internet)
Bánh mì cá sấu khổng lồ thơm ngon nức mũi. (Ảnh: Internet)

Có thể bạn đã biết đến bánh mì sừng bò, bánh mì hình cua, bánh mì hình rùa…Nhưng chiếc bánh mì hình cá sấu và to khổng lồ thì có lẽ là lần đầu tiên. Tiệm bánh mì có 30 năm tuổi đời ở Long Xuyên, An Giang là nơi tạo ra những chú cá sấu vàng ươm và ăn được này.

Những chú cá sấu béo múp, vàng ươm và thơm mùi bơ sầu riêng. (Ảnh: Internet)
Những chú cá sấu béo múp, vàng ươm và thơm mùi bơ sầu riêng. (Ảnh: Internet)

Ngoài kích cỡ siêu to khổng lồ thì bạn cũng có thể mua những phiên bản bánh mì cá sấu baby đáng yêu, dễ thương. Ngoài ra trong tiệm bánh mì mà cứ như vựa hải sản với cua, cá, rùa…đa dạng vô cùng, con nào con nấy mập ú, vàng ươm, thơm phức và cực kỳ to.

Các công đoạn làm bánh mì cá sấu cũng phức tạp và khó khăn hơn so với bánh mì thường hay cả bánh mì khổng lồ 1,3kg đã từng nổi tiếng trước đó. Bởi vì bánh mì cá sấu phải nặn hình, ráp chân, khắc vẩy rồi canh lửa nướng. Khi lấy bánh ra thì rắc thêm mè và quết một lớn bơ sầu riêng thơm lừng, ngửi là muốn ăn ngay rồi.

Nhìn cái gì? Nhìn 50 nghìn! (Ảnh: Internet)
Nhìn cái gì? Nhìn 50 nghìn! (Ảnh: Internet)

Bánh mì quốc kỳ

Mấy ngày đầu tháng 10, trên mạng xã hội rần rần kháo nhau về “chiếc bánh mì yêu nước” khiến ai ai cũng tò mò.

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. (Ảnh: Internet)
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. (Ảnh: Internet)

Đây là chiếc bánh mì được làm với hình ảnh cờ đỏ sao vàng – quốc kỳ của Việt Nam, độc đáo, sáng tạo và đầy tinh thần dân tộc. Bánh mì màu đỏ được làm 100% từ củ dền hoặc thanh long đỏ, còn hình ảnh sao vàng được làm từ bột mì hòa với bột nghệ và muối để có màu vàng sáng chói chân lý của Đảng.

Bánh mì quốc kì có 5 vị để lựa chọn nhưng theo đánh giá của người ăn thì vị tóp mỡ là ngon nhất và best seller của quán, nếu có dịp bạn nên thử ngay nhé.

Bánh mì quốc kì được bọc trong giấy báo và buộc dây gai bảo vệ môi trường. (Ảnh: Internet)
Bánh mì quốc kì được bọc trong giấy báo và buộc dây gai bảo vệ môi trường. (Ảnh: Internet)
Những chiếc bánh mì quốc kỳ sẵn sàng lên đường phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. (Ảnh: Internet)
Những chiếc bánh mì quốc kỳ sẵn sàng lên đường phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. (Ảnh: Internet)
Nguyện hi sinh thân mình cho sự ấm no của dân tộc. (Ảnh: Internet)
Nguyện hi sinh thân mình cho sự ấm no của dân tộc. (Ảnh: Internet)

Tiệm bánh mì Cyburger by Homekekery (Tiệm bánh mì Tổ Quốc)

Bánh mì phở?

Như đã nói ở đầu bài, nhắc tới ẩm thực Việt Nam là nhắc tới phở và bánh mì. Vậy sẽ thế nào nếu ta kết hợp hai món ăn đó với nhau? Sẽ trở thành món ăn quốc dân mang tầm quốc tế chăng?

Bánh mì phở. (Ảnh: Internet)
Bánh mì phở. (Ảnh: Internet)

Bánh mì phở ra đời từ câu hỏi đó, giữa lòng Sài Gòn tấp nập và luôn hào hứng với những điều mới lạ. Bánh mì phở có hình dáng giống một chiếc bánh hamburger hơn là bánh mì truyền thống Việt Nam.

Bánh mì phở có hình dạng tròn giống bánh hamberger hơn. (Ảnh: Internet)
Bánh mì phở có hình dạng tròn giống bánh hamburger hơn. (Ảnh: Internet)

Điểm đặc biệt của bánh mì phở là bột bánh không dùng bơ đường sữa quen thuộc mà lại trộn với 22 loại gia vị đặc trưng để nấu lên nước phở. Bởi vậy nên khi ăn bánh mì, bạn sẽ cảm nhận được hương vị của phở nằm gọn trong chiếc bánh đó. Và cả nhân bánh đi kèm vcũng chính là những món ăn quen thuộc trên những bát phở mà ta đã từng ăn như gàu hoặc nạm bò, húng quế, ngò gai, hành tây…

Nhân bánh là nạm bò nấu mềm thái lát, rau mùi, ngò, húng quế, hành tây và ớt. (Ảnh: Internet)
Nhân bánh là nạm bò nấu mềm thái lát, rau mùi, ngò, húng quế, hành tây và ớt. (Ảnh: Internet)
Bánh mì phở dành cho ai thích phở nhưng cần chạy bus cho kịp giờ làm. (Ảnh: Internet)
Bánh mì phở dành cho ai thích phở nhưng cần chạy bus cho kịp giờ làm. (Ảnh: Internet)

Với nhiều người sẽ cảm thấy bánh mì phở hơi khác lạ và ăn không quen, nhưng đây là một ý tưởng mới, độc đáo để kết hợp, sáng tạo trên nền ẩm thực truyền thống Việt Nam lại phù hợp với nhịp sống nhanh, vội vã của thời hiện đại, rất đáng để thử.

Ro22 – Cafe & Bánh Mì Phở

Bạn đã biết và thử bao nhiêu trong số 7 món bánh mì độc lạ nhất Việt Nam trên đây? Cảm nhận của bạn như thế nào, hãy chia sẻ với BlogAnChoi nhé.

Một số thông tin thú vị khác có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Mách bạn cách làm bánh giò mềm mịn, thơm ngon, cực dễ tại nhà

Bánh giò là một món ăn sáng hoặc xế chiều hấp dẫn, quen thuộc và rất dễ ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để bánh giò thơm ngon, đạt độ mềm mịn không phải ai cũng biết. Vì thế, hôm nay hãy cùng BlogAnChoi khám phá cách làm món bánh giò cực dễ tại nhà, cùng bắt ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
5 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
mt1803

ăn ngon nha mn

Phan Thanh Hoàng Yến

Bánh mì thanh long đẹp thật đấy!

Phan Thanh Hoàng Yến

Muốn ăn thử quáaa

Mộc Chi

Nhìn ngon mắt quá <3