Lên thực đơn dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi một cách hợp lí, để đáp ứng đầy đủ và kịp thời về nhu cầu dinh dưỡng cho bé tránh bị suy dinh dưỡng là một điều rất cần thiết. Vì vậy hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về một số kiến thức dinh dưỡng cho bé, sau đó nấu một vài món ăn đưa vào trong thực đơn cho bé 1-3 tuổi của nhà mình nhé!

1. Thực đơn dinh dưỡng cho bé cần những chất gì?

1.1. Chất đạm

Chất đạm tham gia vào các quá trình chuyển hóa cơ thể (nguồn: internet)
Chất đạm tham gia vào các quá trình chuyển hóa cơ thể (nguồn: internet)

Đây là chất giúp cấu tạo nên tế bào, giúp cho bé chóng lớn và phát triển trí não. Nếu trong thực đơn dinh dưỡng cho bé bị thiếu đi chất đạm sẽ làm cho bé bị còi cọc, chậm lớn và kém thông minh. Mỗi ngày bé cần ăn đầy đủ từ 2-2.5g đạm/kg cân nặng. Nếu ăn nhiều quá lượng chất đạm cũng không tốt cho cơ thể bé, có thể sẽ dẫn đến bé bị táo bón. Và cũng nên nhớ rằng hãy kết hợp cùng với rau xanh để tăng khả năng hấp thụ đạm hơn. Các thực phẩm chất đạm gồm như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tôm, cua, trứng, các loại đậu.

1.2. Chất béo

Sự cần thiết của chất béo (nguồn: internet)
Sự cần thiết của chất béo (nguồn: internet)

Chất béo là thành phần chính có ở trong dầu và mỡ, giúp cung cấp năng lượng cho bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, bé cần khoảng 30-40g chất béo một ngày. Nên cho bé ăn đầy đủ cả dầu và mỡ, đặc biệt là để giúp cho sự phát triển tế bào não của bé thì bạn nên cho bé ăn mỡ của các loại gia cầm như gà, vịt,…

1.3. Vitamin

Các vitamin có trong rau, củ, quả (nguồn: internet)
Các vitamin có trong rau, củ, quả (nguồn: internet)

Vitamin A có ở trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, cà rốt, đu đủ, bí ngô, rau dền,…Chúng cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc và sức đề kháng của bé để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh về mắt như khô mắt, quáng gà. Trung bình một ngày bé cần được cung cấp 400mcg vitamin A.

Vitamin D có nhiều ở dầu gan cá, cá, ngũ cốc, sò, các chế phẩm phẩm từ đậu nành, sữa, trứng nấm,… Giúp cơ thể hấp thu Ca, P để duy trì và phát triển xương, răng vững chắc, chống lại bệnh còi xương. Trung bình một ngày bé cần 400UI vitamin D.

Vitamin C chủ yếu có ở các loại rau, củ, quả. Giúp tăng cường hấp thu sắt, chống lại bệnh thiếu máu, bệnh máu chảy chân răng. Trung bình mỗi ngày bé cần 60mg vitamin C.

1.4. Các khoáng chất

Các khoáng chất cần thiết cho cơ thể (nguồn: internet)
Các khoáng chất cần thiết cho cơ thể (nguồn: internet)

Đối với các bé, canxi, phốt pho, sắt, kẽm là những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Trong đó canxi, phốt pho góp phần trong quá trình tạo xương, răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Sắt thì rất cần cho sự tạo máu để phòng chống bệnh thiếu máu. Còn kẽm giúp chuyển hóa năng lượng, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn. Khi bé bị thiếu kẽm thường sẽ kén ăn, rối loạn giấc ngủ, vết thương lâu lành và chậm phát triển chiều cao.

Canxi thường có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, ốc… Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi với phốt pho khi nạp vào cơ thể bé cần theo một tỉ lệ thích hợp (Ca/P = 1/1.5, ví dụ như có ở trong sữa mẹ) như vậy mới hấp thụ tốt được. Ngoài ra để Canxi và phốt pho hấp thu và chuyển hóa được thì ngoài việc ăn uống đầy đủ nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng.

Với chất sắt ta thường thấy chúng có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, có ở trong thực vật như đậu và các loại rau có màu xanh thẫm. Tương tự như vậy, trong thịt, cá, các loài nhuyễn thể như sò huyết, hến, các loại ngủ cốc, rau quả thì lại chứa nhiều kẽm mang lại khá nhiều giá trị dinh dưỡng.

Ngoài ra các chất nêu trên thì chất xơ cũng rất cần cho bé, bởi nó giúp đưa chất thải ra khỏi đường tiêu hóa một cách thuận lợi hơn, tránh gây táo bón cho bé. Vì vậy hãy thường xuyên cho bé ăn rau xanh và các quả chín. Và bên cạnh đó thay vì cho bé uống các loại nước ngọt có gas thì hãy cho trẻ uống từ 1-1.2 lít nước mỗi ngày, có thể là nước đun sôi để nguội, nước hoa quả.

2. Giờ giấc ăn uống hợp lí

Giờ giấc ăn uống hợp lí (nguồn: internet)
Giờ giấc ăn uống hợp lí (nguồn: internet)

Giờ ăn hợp lí nhất cho bé trong một ngày đó chính là bắt đầu từ lúc 6h sáng và kết thúc vào lúc 20h. Khoảng cách giữa các bữa ăn nên là từ 3-4 tiếng. Trong đó nên chú ý vào hai khung giờ 11h và 16h30 – 17h, đây là 2 mốc giờ của bữa ăn chính. Bữa sáng nên cho bé ăn đủ các nhóm chính sau: tinh bột (như phở, bún, súp), sữa và một ít hoa quả. Bữa ăn muộn nhất thì chỉ nên cho bé uống sữa, không nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm khác sẽ khiến gây khó ngủ.

3. Một số món ăn nên có trong thực đơn dinh dưỡng cho bé

3.1. Cháo thịt gà nấm rơm

Chào thịt gà nấu với nấm rơm (nguồn: internet)
Chào thịt gà nấu với nấm rơm (nguồn: internet)

Nguyên liệu

  • 30g gạo
  • 30g thịt gà
  • 30g nấm rơm
  • nước mắm, hành tím, hành lá, ngò, dầu ăn

Cách thực hiện

  • Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào nồi có 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
  • Bước 2: Thịt gà thái miếng nhỏ, nấm thái mỏng.
  • Bước 3: Phi thơm hành tím, cho thịt gà và nấm vào xào. Nêm vào một chút nước mắm và ít muối i-ốt cho vừa vị.
  • Bước 4: Cho thịt gà và nấm đã xào xong vào nồi cháo. Đợi nồi cháo sôi lên lại thì nêm lại sao cho vừa ăn. Sau đó thêm hành ngò vào, nấu thêm 1,2 phút nữa rồi tắt bếp.

3.2. Cháo thịt bò, rau cải

Cháo thịt bò nấu với rau cải (nguồn: internet)
Cháo thịt bò nấu với rau cải (nguồn: internet)

Nguyên liệu

  • 30g gạo
  • 30g thịt bò
  • 30g rau cải
  • 10g dầu ăn
  • nước mắm, 300ml nước

Cách thực hiện

  • Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào nồi có sẵn 300ml nước, nấu nhừ thành cháo.
  • Bước 2: Thịt bò băm nhuyễn, rau cải thái nhuyễn.
  • Bước 3: Thịt bò xào với 1 muỗng cafe dầu ăn. Sau đó cho vào nồi cháo, rồi cho rau cải vào.
  • Bước 4: Nấu cho chín thịt và rau rồi nêm nếm lại cho vừa ăn.
  • Bước 5: Nấu thêm 1,2 phút nữa, rồi tắt bếp, cho cháo ra chén.

3.3. Cháo tôm bí đỏ

Cháo tôm nấu với bí đỏ (nguồn: internet)
Cháo tôm nấu với bí đỏ (nguồn: internet)

Nguyên liệu

  • 30g gạo
  • 30g tôm đã bóc vỏ
  • 30g bí đỏ
  • 10g dầu ăn
  • 5g nước mắm
  • 5g hành lá
  • 300ml nước

Cách thực hiện

  • Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào nồi có sẵn 300ml nước để nấu cháo.
  • Bước 2: Bí đỏ cắt hạt lựu. Sau đó cho vào cháo để nấu mềm.
  • Bước 3: Cho dầu vào 1 cái chảo, phi thơm hành, rồi cho tôm đã thái nhỏ vào xào.
  • Bước 4: Sau khi tôm xào qua xong thì mới cho vào nồi cháo, rồi nêm cho vừa ăn.
  • Bước 5: Khi nồi cháo sôi thì thêm hành lá vào rồi tắt bếp.

3.4. Cháo óc heo, đậu hà lan

Cháo óc heo nấu với đậu hà lan ( nguồn: internet)
Cháo óc heo nấu với đậu hà lan ( nguồn: internet)

Nguyên liệu

  • 20g gạo
  • 30g óc heo
  • 30g đậu hà lan
  • 2.5g dầu ăn
  • 5g nước mắm hoặc muối i-ốt
  • 300ml nước

Cách thực hiện

  • Bước 1: Gạo vo sạch, đậu hà lan bóc vỏ cũng rửa sạch. Đem cả hai cho vào nồi có chứa 300ml nước để nấu chín nhừ.
  • Bước 2: Óc heo bỏ màng, bỏ các gân máu rồi tán nhuyễn qua với một vài muỗng nước. Sau đó cho vào nồi cháu đã chín.
  • Bước 3: Cho sôi lên thì cho dầu ăn vào, nêm nước mắm hoặc muối i-ốt vào, chú ý là nên nêm vị nhạt nhạt thôi.
  • Bước 4: Nếu bé ăn được hành ngò thì thái nhuyễn rồi cho vào ở bước cuối cùng, rồi tắt bếp.

3.5. Bánh trứng sữa nhân mứt

Bánh trứng sữa nhân mứt (nguồn: internet)
Bánh trứng sữa nhân mứt (nguồn: internet)

Nguyên liệu

  • 60g bột mì
  • 2g trứng gà
  • 150ml sữa tươi
  • 5g mứt hoa quả
  • 1 miếng mỡ lợn
  • 15g bơ
  • 1 ít muối

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cho bột mì vào bát, đập trứng gà vào, dùng đũa đánh đều. Sau đó thêm chút muối, bơ, sữa tươi vào tiếp tục khuấy đều. Để yên 20 phút.
  • Bước 2: Đặt chảo lên bếp, dùng mỡ lợn tráng đều khắp bề mặt chảo. Rồi cho bột vào, đãi đều khắp xung quanh.
  • Bước 3: Đợi cho lớp bột phía dưới chín thì lật ngược lại (tránh làm vỡ). Làm những miếng bánh như vậy cho đến khi hết bột thì thôi.
  • Bước 4: Trên những miếng bánh mỏng ấy, phết lên một ít mứt hoa quả rồi cuộn lại là được.

3.6. Bánh bơ

Nguyên liệu

  • 10g bột mì
  • 10g bơ
  • 1 trứng cút
  • 50ml sữa bò
  • 10g dầu ăn

Cách thực hiện

  • Bước 1: Trứng cút luộc chín, bóc vỏ, dầm cho nát nhuyễn để trộn đều với sữa bò, bơ.
  • Bước 2: Cho bột mì từ từ vào hỗn hợp trên rồi khuấy đều.
  • Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, sau đó cho bột vào dàn đều ra thành bánh và rán cho đến khi 2 mặt vàng đều là được.

3.7. Súp thịt gà nấu bắp

Súp thịt gà nấu bắp (nguồn: internet)
Súp thịt gà nấu bắp (nguồn: internet)

Nguyên liệu

  • 50g thịt ức gà
  • 20g hạt bắp tươi
  • 1 quả trứng gà
  • 5g dầu ăn
  • 500ml nước
  • 5g muối, bột năng
  • 5g hành, gừng

Cách thực hiện

  • Bước 1: Thịt gà băm nhuyễn, rồi cho lòng trắng trứng, bột năng trộn đều.
  • Bước 2: Sau đó cho muối, hành, gừng băm nhuyễn vào trộn đều.
  • Bước 3: Dùng dao đập cho hạt bắp hơi nát.
  • Bước 4: Đặt nồi lên bếp, đun sôi nước dùng, thì vặn nhỏ lửa cho thịt gà vào, khuấy đều. Sau đó vặn lửa lớn cho sôi.
  • Bước 5: Tiếp tục cho bắp vào, khuấy đều. Cho đến khi thịt gà chín, bắp mềm cho dầu ăn vào, rồi tắt bếp.

Trên đây là một phần nhỏ kiến thức về thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 1-3 tuổi mà BlogAnChoi muốn chia sẻ đến bạn. Với mong muốn rằng sẽ giúp được một phần nào đó cho sức khỏe các bé. Nhưng có thể bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ cho các bé đâu các mẹ ạ! Hãy vì sự phát triển toàn diện của con em mình mà đầu tư vào việc nghiên cứu thêm nhiều kiến thức về thực đơn dinh dưỡng cho bé nhé!

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy đánh giá cho BlogAnChoi 5 sao, hoặc có thắc mắc gì chưa rõ có thể để lại bình luận ở phía bên dưới nhé! BlogAnChoi sẽ tích cực cho ra những bài viết sau thêm về thực đơn dinh dưỡng cho bé nữa ạ!

Xem thêm

5 món ăn đơn giản mà lại giàu dinh dưỡng từ nấm chân dài

Những món ăn đơn giản mà lại giàu dinh dưỡng luôn là kết quả tìm kiếm rất nhiều của những người biết quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Hôm nay BlogAnChoi sẽ chia sẻ đến các bạn 5 món ăn đơn giản từ nấm chân dài mà vẫn đảm bảo bữa ăn đầy sức khỏe nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận