Hồi đi học, điểm môn vẽ của tôi luôn chỉ vừa đủ trên trung bình, hình như đạt 7 điểm là cao nhất, chẳng khi nào được đến điểm 8. Cách phối màu, sự tưởng tượng hay nét vẽ của tôi không xuất sắc, cũng ít sáng tạo. Thế nhưng, tôi chưa bao giờ ghét hay sợ những giờ học mỹ thuật. Tôi vẫn thích thú và tận hưởng nó trong khả năng của mình. Và khi trưởng thành tôi nhận ra, mình nên “sống” với thái độ như trong những giờ học mỹ thuật năm xưa, hãy cứ coi cuộc đời là một giờ học vẽ.

Cuộc sống của một người chưa bao giờ chỉ gói gọn trong phạm vi “một người”

Dù muốn hay không, nó cũng là sự tổng hòa, đan xen của rất nhiều con người khác trong những mối quan hệ cả thân quen lẫn hời hợt. Nếu cứ muốn tách biệt “một mình một thế giới”, sẽ rất khó để tồn tại hay thích nghi với xã hội, điều này chắc ai cũng hiểu.

Nhưng…

Đúng vây, cuộc sống luôn có chữ “nhưng”, nó tồn tại là để giúp cân bằng mọi điều xảy đến. Vậy trong trường hợp này, đằng sau chữ “nhưng”, hay bên kia cùa “cán cân”, ta có những gì để cân bằng cuộc sống và luôn cảm thấy hạnh phúc?

“Mệt mỏi” là một trạng thái con người thường xuyên phải đối mặt trong đời sống hiện đại. Khi bé thì là chuyện học hành, thi cử, giấy khen, thành tích. Khi lớn lại đến chuyện cơm áo gạo tiền, lập gia đình, sinh con cái, nuôi dạy chúng, đối nhân xử thế với những mối quan hệ xung quanh. Có thể nói, cuộc đời một con người, khi “đang sống” sẽ là chuỗi những lo lắng, mệt mỏi mà chỉ đến khi “nhắm mắt xuôi tay” mới có thể được phép “buông”.

Bức tranh của bạn đã hoàn thành hay còn dang dở (Ảnh: Internet).
Bức tranh của bạn đã hoàn thành hay còn dang dở (Ảnh: Internet).

Rồi ta nghĩ, “ai mà chẳng phải sống như thế”, dòng chảy đó là một quy luật, nên cách tốt nhất để “sống” là hòa mình và cuốn theo nó, để không bị lạc lõng, không bị đào thải.

Ngẫm lại thì, có nhiều người, chặng đường đời của họ diễn ra thật suôn sẻ, mọi thứ trong đời họ đều vuông vức, vẹn toàn. Học hành giỏi giang, dễ dàng có một công việc tốt, thăng tiến nhanh, gia đình ấm êm, đầy đủ. Đó là bức tranh ai ai cũng khao khát vẽ nên. Nó giống như một tấm bằng để ta khẳng định với đời, với người xung quanh rằng ta đã hoàn thành tốt chặng đường của đời mình.

Bức tranh của bạn, bạn đã vẽ được đến đâu rồi? Từng mảng màu, nét vẽ trong đó, có hài hòa, có rực rỡ? Như những bức tranh của “người khác”?

Hồi đi học, điểm môn vẽ của tôi luôn chỉ vừa đủ trên trung bình, hình như đạt 7 điểm là cao nhất, chẳng khi nào được đến điểm 8. Cách phối màu, sự tưởng tượng hay nét vẽ của tôi không xuất sắc, cũng ít sáng tạo. Thế nhưng, tôi chưa bao giờ ghét hay sợ những giờ học mỹ thuật. Tôi vẫn thích thú và tận hưởng nó trong khả năng của mình. Có thể những bức tranh của tôi, để chấm điểm thì không thể được điểm cao, nhưng vẫn khiến tôi cảm thấy vui vẻ, hài lòng. Và khi trưởng thành tôi nhận ra, mình nên “sống” với thái độ trong những giờ học mỹ thuật năm xưa.

Tôi muốn tận hưởng cuộc sống như trong những giờ học vẽ năm xưa (Ảnh: Internet).
Tôi muốn tận hưởng cuộc sống như trong những giờ học vẽ năm xưa (Ảnh: Internet).

Hãy cứ coi cuộc đời là một giờ học vẽ

Hộp bút chì màu của bạn, có thể chỉ có 7 màu, 12 màu…trong khi người khác có hộp 24 màu, 64 màu hay thậm chí 150 màu. Bạn có thể chỉ dùng một hộp màu chì, trong khi người khác có cả màu dạ, màu sáp, màu nước… nhưng cơ bản thì bảng màu sắc cũng chỉ cần có 7 màu thôi. Đó là vạch xuất phát cho tất cả, còn sử dụng thế nào, là do bạn.

Bạn có thể thấy hộp màu của mình thật “nghèo nàn” so với 150 màu sắc của người khác. Bạn có thể nhìn chằm chằm vào đó, ghen tị, tiếc nuối cho đến khi giờ học kết thúc. Bức tranh của bạn vẫn trống không, hoặc dang dở. Hoặc bạn chọn cách tập trung vào bức tranh của mình. Dù nhiều hay ít, trong tay bạn cũng có những thứ cơ bản để có thể vẽ một bức tranh hoàn chỉnh, theo cách bạn chọn.

Tôi luôn cho rằng, “vẻ đẹp nằm trong mắt người nhìn” không nên chỉ dành để tả vẻ đẹp của một người phụ nữ. Nó nên là thái độ, là cách nhìn nhận, đánh giá nhiều thứ khác nữa. Đó không phải là sự dễ dãi, xuề xòa, đó là một sự công nhận một cách công bằng cho những gì người khác cố gắng, đạt được và cũng là sự tôn trọng những giá trị khác biệt trong tư duy sống của người khác.

Tập trung vào cuộc sống của chính mình, tận hưởng và “vẽ” chúng theo những gì bạn cảm – bạn nghĩ – bạn muốn, không phải là “lập dị”, “tách biệt”, không phải là “tự đào thải” khỏi dòng chảy chung. Ở khía cạnh tích cực, tôi cho rằng đó là một thái độ sống văn minh. Nó giúp ta tự đào sâu vào bên trong tiềm thức, khai mở và hỗ trợ để chúng ta phát huy được đúng những sở trường, điểm mạnh của bản thân. Và quan trọng hơn, bức tranh mà bạn vẽ cho bản thân mình, cũng chính là một mảnh ghép trong một bức tranh tổng thể, nối liền những nét vẽ, màu sắc khác để tạo nên một thế giới rực rỡ và đa dạng.

Tự do "sáng tạo" nên bức tranh duy nhất của đời bạn (Ảnh: Internet).
Tự do “sáng tạo” nên bức tranh duy nhất của đời bạn (Ảnh: Internet).

Bạn không cần vẽ hay tô màu theo một khuôn khổ, chuẩn mực nào. Hãy cứ vẽ bằng chính con người mình, hãy cứ tô bằng chính màu sắc bạn đang có, màu sắc của bản thân bạn. Hộp bút chì có 7 màu thì có sao, quan trọng nhất bức tranh, mảng màu bạn tạo ra là duy nhất, mang dấu ấn của riêng bản thân bạn.

Giờ học mỹ thuật trước đây ta chỉ có 45 phút để thỏa sức sáng tạo nên môt bức tranh, nhưng cuộc đời thì rất dài. Vậy nên đừng để ai hay điều gì ngăn cản bạn tận hưởng và sống trọn vẹn với những điều mình có, bạn nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ vườn trường ngọt ngào, dễ thương nhất

Đề tài học đường với những mối tình thanh xuân vườn trường ngọt ngào, hài hước vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tín đồ truyện tranh. Nếu bạn cũng là fan của thể loại này, hãy lưu ngay danh sách những bộ truyện tranh đam mỹ vườn trường hay đang được phát hành sau đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận