Chirashi sushi là một loại sushi truyền thống của Nhật Bản thường được phục vụ trong các bữa tiệc và lễ hội. Món ăn đẹp mắt này được làm từ cơm sushi trộn với nhiều loại rau khác nhau và các nguyên liệu đã nấu chín rải bên trên. Hãy cùng khám phá những điều đặc biệt về chirashi sushi nhé!
Người Nhật Bản có nhiều món ăn đặc biệt gắn liền với những dịp đặc biệt hoặc lễ hội, và một trong số đó là chirashi sushi (ちらし寿司) có màu sắc rực rỡ.
Chirashi sushi là gì?
Từ chirashi có nghĩa là “rải rác” (散らし), vì vậy chirashi sushi có nghĩa đen là “sushi rải rác”. Đó là phong cách sushi truyền thống được cho là nguồn gốc của món sashimi thời hiện đại.
Điểm đặc biệt nhất của chirashi sushi là cách trình bày. Không giống như những loại sushi thông thường được ép riêng từng miếng bằng tay hoặc cuộn rồi cắt lát, chirashi được phục vụ dưới dạng một hộp cơm lớn được phủ nhiều loại cá sống và rau trang trí bên trên.
Nhìn chung có 2 loại chirashi sushi phổ biến ở Nhật Bản:
Loại 1: Cơm sushi sashimi
Loại chirashi sushi này còn được gọi là chirashi don là món mà hầu hết mọi người đều quen thuộc. Khi gọi món chirashi sushi tại các nhà hàng Nhật Bản, bạn sẽ thấy một hộp chứa các loại sashimi đẹp mắt ở trên cơm sushi.
Khoảng đầu những năm 1900, các đầu bếp sushi ở Edo (khu vực Tokyo hiện nay) bắt đầu chế biến các loại sashimi (hải sản sống) bên trên cơm sushi và gọi nó là chirashi sushi. Nhưng nếu bạn đến những khu vực ngoài Tokyo thì món này được gọi là Edomae chirashi sushi (江戸前ちらし寿司) hoặc kaisen chirashi sushi (海鮮ちらし寿司) để phân biệt với loại chirashi sushi phổ biến thứ 2 sau đây. Edomae có nghĩa là phong cách Edo.
Một lưu ý nhỏ là khi sashimi được đặt trên cơm hấp thông thường chứ không phải cơm sushi tẩm giấm, nó sẽ được gọi là kaisen don (海鮮丼). Bạn có thể mua món sashimi này tại các nhà hàng không chuyên sushi vì các nhà hàng sushi chỉ làm cơm sushi nên họ chỉ có sashimi chứ không có sushi cơm giấm. Như vậy sự khác biệt giữa kaisen don và kaisen chirashi sushi là phần cơm.)
Loại 2: Chirashi sushi
Món chirashi sushi đẹp mắt này thường xuất hiện trong các sự kiện lễ hội vui vẻ hoặc ăn mừng, chẳng hạn như Hinamatsuri (Ngày của các bé gái) vào tháng 3 và Kodomo no hi (Ngày của trẻ em) vào tháng 5. Cơm được phục vụ trong đĩa gỗ lớn gọi là hangiri, sau đó các nguyên liệu khác được trộn và phủ lên trên cơm sushi. Đây thường là món chay hoặc chỉ có hải sản đã được nấu chín như unagi và tôm thay vì cá sống.
Các biến thể theo vùng miền
Tùy theo vùng miền, chirashi sushi còn được gọi là gomoku sushi (五目寿司), gomoku chirashi (五目ちらし), hoặc barazushi (ばら寿司). Cách đặt tên khác nhau liên quan tới sắc thái vùng miền và giúp phân biệt món này với các món chirashi khác (loại 1 ở trên).
Nguyên liệu và lựa chọn topping
Hầu như mỗi gia đình đều có công thức chirashi sushi của riêng mình. Dưới đây là một công thức tham khảo giúp bạn lựa chọn nguyên liệu để làm món chirashi sushi. Bạn có thể thay thế các nguyên liệu khó tìm bằng các loại thực phẩm có sẵn.
Nguyên liệu để trộn với cơm sushi:
- Nấm hương khô
- Cà rốt
- Gobo (rễ cây ngưu bàng)
- Kanpyo khô (dải bầu)
- Măng (đã chần)
- Inari (đậu phụ chiên giòn)
- Kamaboko và chikuwa (bánh cá)
- Koyadofu (đậu hũ khô)
Topping:
- Bơ (thái lát hoặc cắt khối)
- Hạt đậu tuyết
- Đậu xanh (đã chần)
- Bánh trứng
- Tôm
- Thịt cua hoặc thanh cua
- Bạch tuộc (đã luộc chín)
- Sakura denbu (cá tuyết xay tẩm gia vị) – nguyên liệu này có màu hồng tạo thêm nét đẹp cho ngày lễ của các bé gái
- Tobiko (trứng cá chuồn)
Lời kết
Theo truyền thống, chirashi sushi thường được ăn vào ngày Hinamatsuri (雛祭り) hay Lễ hội búp bê vào ngày 3 tháng 3 hàng năm. Đây là một loại sushi rất dễ làm và không sử dụng cá sống, một món ăn hoàn hảo cho những buổi họp mặt gia đình và các bữa tiệc đông vui.
Mời bạn xem thêm các bài liên quan:
- Muối nở và bột nở có gì khác nhau? Cách sử dụng trong làm bánh như thế nào?
- Tại sao lá chuối được dùng phổ biến trong nền ẩm thực của nhiều nước?
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Hãy để lại một lời nhắn cho mình để mình biết bạn đã ghé thăm và có cảm nhận gì về nó nhé!