Ngoài 8 loại vaccine phòng COVID-19 từ nước ngoài đã được phê duyệt sử dụng ở Việt Nam, thì sắp tới đây khoảng đầu năm 2022 nước ta sẽ có thêm các loại vaccine sản xuất trong nước, trong đó có 2 loại do nước ta tự nghiên cứu, 2 loại được chuyển giao công nghệ và 1 loại theo hình thức gia công sản xuất tại Việt Nam. Hãy cùng xem các loại vaccine này gồm những cái tên nào.

1. Vaccine phòng COVID-19 Nano Covax

Trong các loại vaccine phòng COVID-19 được sản xuất trong nước thì Nano Covax là cái tên được biết tới rộng rãi vì nó có độ khả thi cao nhất sẽ được sử dụng. Đây là sản phẩm được nghiên cứu phát triển bởi các nhà khoa học của Học viện Quân y hợp tác với Công ty Nanogen.

Vaccine Nanocovax của Việt Nam (Nguồn: Internet).
Vaccine Nanocovax của Việt Nam (Nguồn: Internet).

Vaccine Nano Covax sử dụng mảnh kháng nguyên vô hại (protein) của virus để kích thích cơ thể tạo miễn dịch phù hợp. Giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng trên người của loại vaccine này đã được Học viện Quân y và Viện Pasteur TP. HCM thực hiện.

Vaccine này đã được Hội đồng Đạo đức đánh giá về tính an toàn, nếu các thủ tục diễn ra thuận lợi thì tháng 3/2022 Nano Covax sẽ chính thức được đưa vào sản xuất và sử dụng.

2. Vaccine COVIVAC

Vaccine phòng COVID-19 tiếp theo do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu sản xuất tên là COVIVAC. Đây là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC).

Vaccine này đã được IVAC đã hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu chế tạo từ tháng 5 năm ngoái, ngoài ra cũng hợp tác với các tổ chức quốc tế để đánh giá tính khả thi, và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ là đơn vị thử nghiệm cùng với Đại học Y Hà Nội.

Vaccine Covivac của Việt Nam (Nguồn: Internet).
Vaccine Covivac của Việt Nam (Nguồn: Internet).

Vaccine COVIVAC hiện tại đang trong thời gian thử nghiệm giai đoạn 2, kết quả hiện nay cho thấy nó an toàn và sinh miễn dịch tốt. Vaccine đã được Hội đồng Đạo đức cho phép thử nghiệm các giai đoạn tiếp theo. Tính khả thi đã được chứng minh, và chúng ta cùng hy vọng rằng Việt Nam sẽ là một trong số ít quốc gia trên thế giới phát triển được 2 loại vaccine phòng COVID-19 nội địa cùng một lúc.

3. Vaccine Sputnik V

Với quá trình ngoại giao vaccine được triển khai của cả hệ thống, Việt Nam đã đàm phán và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thành công lô vaccine Sputnik-V do Nga nghiên cứu phát triển, đây là tin vui đối với người dân. Công ty VABIOTECH của nước ta đã ký hợp đồng nhận gia công vaccine Sputnik V để người dân sớm tiếp cận được vaccine ngừa COVID-19 của Nga một cách đơn giản hơn.

Hiện tại các lô vaccine đã được chuyển đến Trung tâm Gamaleya (Nga) để đánh giá chất lượng. Hy vọng rằng vaccine Sputnik V sẽ sớm có số lượng lớn để người dân Việt Nam sử dụng.

4. Vaccine VBC-COV19-154

Công ty VinBioCare là thành viên của tập đoàn VinGroup đã nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA của hãng Arcturus Therapeutics từ Mỹ. Loại vaccine phòng COVID-19 này có tên là VBC-COV19-154.

Vaccine Vingroup nhận chuyển giao công nghệ (Nguồn: Internet).
Vaccine Vingroup nhận chuyển giao công nghệ (Nguồn: Internet).

Quá trình sản xuất vaccine này được đặt tại nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại KCN Hòa Lạc ở Hà Nội, theo dự kiến mỗi năm có thể cung cấp 200 triệu liều vaccine theo công nghệ hiện đại.

Hiện nay VinBiocare đã chuẩn bị xong thiết bị sản xuất, việc lắp đặt nhà máy cũng dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2021, sau đó tháng 12 sẽ gửi hồ sơ xin cấp phép cho vaccine này được sử dụng khẩn cấp. Lô vaccine đầu tiên có thể ra mắt vào đầu năm 2022 nếu thử nghiệm giai đoạn 3 trong tháng 12 năm nay cho kết quả tốt.

5. Vaccine Spike Protein

Vaccine này được Công ty Shionogi của Nhật Bản chuyển giao công nghệ cho Công ty Vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cùng với công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) của nước ta để sản xuất.

Loại vaccine tái tổ hợp ngừa COVID-19 của công ty Nhật Bản dự kiến sẽ được sử dụng từ tháng 06/2022 sau khi các thủ tục được thông qua và nhà máy sản xuất được lắp đặt xong tại Việt Nam.

Các loại vaccine phòng COVID-19 dù là Việt Nam tự nghiên cứu sản xuất hay nhận chuyển giao công nghệ thì đều nhằm mục đích cuối cùng là bao phủ vaccine cho người dân – điều kiện cần thiết để thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19. Chúng ta cùng hy vọng sẽ có thêm nhiều loại vaccine nữa với số lượng lớn và an toàn để tất cả mọi người đều được tiêm chủng.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Xem thêm

Hội chứng sợ đám đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng sợ đám đông là một rối loạn lo âu gây ra sợ hãi quá mức đối với một số tình huống nhất định. Một số người mắc phải hội chứng này còn không muốn rời khỏi nhà. Vậy nguyên nhân của hội chứng này là gì, và có điều trị được không?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận