Ngày nay có rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đời sống của chúng ta, trong đó bệnh tay chân miệng đang diễn ra phức tạp. Mỗi chúng ta nên chuẩn bị cho mình kiến thức cơ bản để phòng bệnh và tìm hiểu thêm 3 bước giúp bệnh tay chân miệng nhanh khỏi, không để lại sẹo.

Sponsor

Tay chân miệng là bệnh gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, nhưng hay gặp ở các bé nhỏ hơn 5 tuổi với biểu hiện đáng lo ngại. Bệnh này thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm.

Nguyên nhân gây bệnh là do virus đường ruột Enterovirus, chủ yếu hai chủng CA16 và EV71. Triệu chứng bao gồm sốt (38-40 độ C), đau rát miệng, trẻ biếng ăn, đau họng, chảy nước bọt nhiều. Sau 1 đến 2 ngày sẽ xuất hiện mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, ở mông và vết loét ở miệng.

Bệnh tay chân miệng lây qua các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, dịch mũi miệng và phân. Bệnh này chưa có vacxin phòng ngừa nên chỉ chủ động quan sát và theo dõi để phát hiện sớm nhất. Trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, các trường hợp nặng như sốt liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt, bỏ ăn, giật mình nhiều, thở nhanh, run người… cần đưa trẻ đến bệnh viện, không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

3 bước giúp bệnh tay chân miệng nhanh khỏi, không để lại sẹo cha mẹ cần lưu ý

1. Sử dụng dung dịch sát khuẩn Povidon pha nước tắm

Dung dịch Povidon hay còn gọi là cồn đỏ, là một phức chất bền của polyvinylpyrrolidone và iod với công dụng sát khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở vết cắt, vết trầy, vết bỏng nhỏ, sát khuẩn trước và sau khi làm phẫu thuật, giảm các vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng.

Dung dịch povidon (Ảnh: Internet)
Dung dịch povidon (Ảnh: Internet)

Dung dịch Povidon bạn có thể mua tại các hiệu thuốc đều có bán.

Cách làm: Lấy 5 đến 10 giọt dung dịch Povidon pha với thau nước sạch đủ độ ấm, cho bé tắm 2 đến 4 lần/ ngày để cải thiện tình trạng loét trên tay chân. Povidon có tác dụng sát khuẩn nên khi tắm giúp tránh vết loét bị nhiễm trùng.

2. Bôi su bạc và dưỡng ẩm

Su bạc có thành phần chính là bạc nano và chitosan, có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn, kích thích tái tạo mô mới chữa lành vết thương.

Su bạc (Ảnh: Internet)
Su bạc (Ảnh: Internet)

Sau khi tắm xong, chúng ta bôi cho trẻ một lớp su bạc lên vết thương để một lúc cho khô rồi dùng kem dưỡng ẩm phủ lên một lượt nữa. Su bạc kháng viêm kháng khuẩn làm vết thương nhanh liền miệng và khô, tránh nhiễm trùng.

3. Tăng sức đề kháng để phục hồi nhanh

Uống thêm vitamin C và kẽm để vết thương của bé nhanh lành và tăng sức đề kháng. Hai chất đều có tác dụng tăng cường miễn dịch cho trẻ, hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật.

Kẽm là vi chất thiết yếu cho cơ thể, có trong nhiều loại thực phẩm như thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, gan động vật, hải sản. Kẽm giúp hỗ trợ miễn dịch, chữa lành vết thương, kích thích tế bào lympho để tăng sức đề kháng và chống nhiễm trùng.

Kẽm cho trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)
Kẽm cho trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)

Vitamin C hay gọi acid ascorbic có tác dụng kích thích tăng trưởng và phát triển tế bào, tăng hấp thu sắt khi dùng cùng, hỗ trợ cấu tạo collagen của cơ thể và giúp tăng miễn dịch. Vitamin C có trong nhiều loại hoa quả như ổi, chanh, dâu, kiwi… các loại rau như cải bó xôi, cà chua, bông cải xanh và loại ngũ cốc hoa quả…

Trên đây là 3 bước hỗ trợ bệnh tay chân miệng ở trẻ nhanh phục hồi hơn. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn cẩn trọng và phòng bệnh mọi lúc mọi nơi bằng các biện pháp:

  • Người lớn phải luôn rửa tay chân sạch sẽ khi bế trẻ hay chăm trẻ
  • Luôn vệ sinh tay chân của trẻ sạch sẽ, cắt móng tay móng chân cho trẻ, không nên cho trẻ tiếp xúc đất cát bẩn chứa nhiều vi khuẩn
  • Hạn chế tập trung đông người phòng lây nhiễm từ người khác sang
  • Ăn chín uống chín
  • Thường xuyên cọ rửa sát trùng nhà vệ sinh gia đình
  • Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

Huyết áp thấp là gì và các biện pháp phòng ngừa như thế nào?

Huyết áp thấp (hypotension) là tình trạng áp lực máu trong mạch dưới mức bình thường. Thông thường, huyết áp của người khỏe mạnh là 120/80 mmHg. Huyết áp thấp xảy ra khi áp lực máu hạ xuống dưới 90/60 mmHg.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Nếu bạn cảm thấy bài viết này có ích, hãy để lại một lời đánh giá tích cực và động viên mình tiếp tục chia sẻ những kiến thức hữu ích hơn nữa.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(