Trí tuệ nhân tạo (AI) đã thâm nhập vào hầu hết mọi hoạt động trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là trên không gian mạng. Điều đó mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng kéo theo mối lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư cá nhân. Vậy làm cách nào bạn có thể bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình khỏi tác động của AI?

Sponsor

Các thuật toán mạnh của AI có khả năng vượt qua các biện pháp bảo mật thông thường, thậm chí có thể bị kẻ xấu lợi dụng để lấy cắp dữ liệu. Dưới đây là 6 cách giúp bạn bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong thời đại AI bùng nổ hiện nay.

Không tiết lộ dữ liệu quan trọng với chatbot AI

Sử dụng chatbot để hỗ trợ cho mọi công việc đang trở thành thói quen của nhiều người. Ví dụ khi cần soạn email, lên kế hoạch cho một chuyến đi, thậm chí tìm thông tin về sức khỏe và y tế – rất nhiều người dựa vào các chatbot AI như ChatGPT để xử lý. Nhưng làm vậy có an toàn không?

Chatbot AI có thể thu thập dữ liệu của người dùng (Ảnh: Internet)
Chatbot AI có thể thu thập dữ liệu của người dùng (Ảnh: Internet)

Trên thực tế các chatbot AI có thể giúp bạn rất hiệu quả trong nhiều vấn đề như trên, nhưng đồng thời chúng lại khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị mất an toàn về bảo mật và quyền riêng tư cá nhân. Ví dụ: nếu bạn yêu cầu ChatGPT viết các tài liệu cho công việc, tư vấn về các vấn đề sức khỏe hoặc chuyện tình cảm, thì thông tin mà bạn cung cấp khi chat sẽ trở thành “mỏ vàng” có thể bị kẻ xấu khai thác và lợi dụng để tấn công bạn.

Các công ty sở hữu chatbot AI được nhiều người sử dụng như Google, Microsoft và OpenAI cam kết sẽ không sử dụng thông tin từ các cuộc trò chuyện của người dùng để thực hiện mục đích xấu. Nhưng đối với hacker, các tài khoản sử dụng chatbot AI như ChatGPT là mục tiêu hàng đầu của chúng. Cách tốt nhất để tránh hậu quả là đừng tự biến mình trở thành nạn nhân, không cung cấp thông tin cá nhân và thông tin nhạy cảm của bạn khi chat với AI.

Cân nhắc những nội dung bạn chia sẻ trên mạng

Hãy cực kỳ cẩn thận về những điều bạn chia sẻ trên mạng. Nền tảng của AI được xây dựng bằng dữ liệu – các nhà phát triển sử dụng dữ liệu của tất cả mọi người để huấn luyện AI. Ví dụ như văn bản mà bạn đăng trên các diễn đàn, hình ảnh bạn chia sẻ trên mạng xã hội, cũng như âm thanh và video – tất cả những nội dung này đều là mục tiêu của những người chuyên tìm kiếm dữ liệu để huấn luyện AI.

Thông tin mà bạn chia sẻ trên mạng có thể bị thu thập để huấn luyện AI (Ảnh: Internet)
Thông tin mà bạn chia sẻ trên mạng có thể bị thu thập để huấn luyện AI (Ảnh: Internet)

Hơn nữa, do chưa có luật quy định chặt chẽ về quyền truy cập dữ liệu để huấn luyện AI nên hầu hết mọi nội dung trên mạng đều có thể bị thu thập một cách dễ dàng. Dữ liệu của bạn có thể đang nằm trong một máy tính ở nước khác và được dùng để huấn luyện AI, thậm chí có thể bị kẻ xấu lấy cắp.

Ví dụ một video quay cảnh bạn hát được đăng trên mạng, điều gì có thể xảy ra? Các thuật toán AI hiện nay được thiết kế cực kỳ thông minh, chúng có thể bắt chước nội dung trong video, hình ảnh và âm thanh giống thật đến mức khó tin. Hậu quả là nếu để lộ quá nhiều thông tin và nội dung cá nhân trên mạng sẽ làm tăng nguy cơ hình ảnh của bạn bị lợi dụng cho mục đích xấu.

Cẩn thận với các hoạt động của bạn trên mạng

Các thuật toán AI có khả năng tổng hợp và phân tích nội dung rất hiệu quả, thậm chí các nội dung nhạy cảm mà bạn không muốn tiết lộ công khai, nhằm mục đích “hiểu” về bạn một cách chính xác. Điều này không chỉ xâm phạm quyền riêng tư cá nhân mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn, các mối quan hệ, cơ hội việc làm, v.v. Đặc biệt nếu bạn đã thực hiện các hoạt động không đẹp trên mạng, AI có thể phát hiện và khuếch đại tính chất tiêu cực, khiến mọi người đánh giá không tốt về bạn.

Những việc bạn làm trên mạng có thể bị AI theo dõi (Ảnh: Internet)
Những việc bạn làm trên mạng có thể bị AI theo dõi (Ảnh: Internet)
Sponsor

Tất nhiên chúng ta vẫn phụ thuộc phần lớn vào các công cụ tìm kiếm như Google để tra cứu thông tin, nhưng hiện nay chatbot AI đang dần trở thành lựa chọn thay thế được nhiều người ưa thích. Điều này có ảnh hưởng rất lớn vì các hoạt động trên mạng của bạn chính là nguồn dữ liệu mà các thuật toán AI thu thập và sử dụng để cung cấp thông tin về bạn khi mọi người tìm kiếm.

Ẩn danh hết mức có thể

Nếu bạn không có thói quen ẩn danh khi lên mạng thì bây giờ là lúc thích hợp để bắt đầu. Trước đây mối đe dọa về quyền riêng tư của mọi người chủ yếu là các ứng dụng mạng xã hội bán dữ liệu của người dùng hoặc các ứng dụng trong điện thoại theo dõi và thu thập thông tin. Nhưng ngày nay vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì các hệ thống AI có thể sử dụng dữ liệu của bạn để phân tích về bạn một cách chính xác.

Các công ty AI không nhất thiết phải dựa vào các ứng dụng và dịch vụ mà bạn sử dụng để có được thông tin về bạn. Thay vào đó chỉ cần cung cấp “mồi” phù hợp cho các công cụ AI, chúng sẽ theo dõi và phát hiện ra các hoạt động của bạn trên mạng và dựa trên thông tin đó để hiểu về bạn.

Đây là vấn đề không dễ giải quyết, nhưng bạn có thể làm cho bản thân mình khó bị theo dõi bằng cách ẩn danh bất cứ khi nào có thể. Hãy sử dụng trình duyệt web ẩn danh, đăng ký VPN, đổi tên khi tham gia các hoạt động trên mạng, email dùng một lần, v.v. Đó là những cách có thể giúp bạn ẩn danh khi lướt web.

Ẩn danh trên mạng để tránh bị theo dõi (Ảnh: Internet)
Ẩn danh trên mạng để tránh bị theo dõi (Ảnh: Internet)

Dùng mật khẩu mạnh

Nên dùng mật khẩu mạnh là điều ai cũng biết từ lâu, nhưng các mật khẩu trước đây được coi là “mạnh” thì hiện nay không còn mạnh nữa khi đối mặt với các công cụ AI cực kỳ thông minh.

Các công cụ bẻ khóa mật khẩu được AI hỗ trợ có khả năng phá giải các mật khẩu vốn được coi là mạnh. Ví dụ như PassGAN là một mô hình AI bẻ khóa mật khẩu, được huấn luyện dựa trên hàng triệu mật khẩu được thu thập từ cơ sở dữ liệu thực tế. Sự khác biệt về tốc độ và hiệu quả của AI hiện nay chưa đáng kể, nhưng đó là bằng chứng cho thấy chúng có thể mạnh đến mức nào. Ngoài PassGAN, các công cụ bẻ khóa bằng AI khác sử dụng các kỹ thuật xã hội để đoán mật khẩu tốt hơn.

Giải pháp là gì? Bạn phải tạo mật khẩu mạnh hơn trước rất nhiều, mật khẩu phải dễ nhớ nhưng khó đoán, thậm chí có thể đặt mật khẩu dài như 20 ký tự nếu muốn.

Đọc Chính sách Quyền riêng tư của các dịch vụ và ứng dụng

Đây là việc mà hầu hết mọi người không làm, bởi không ai muốn đọc hết chính sách bảo mật dài lê thê trên các trang web. Nhưng nếu bạn sử dụng các ứng dụng hay dịch vụ có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân thì hãy dành chút thời gian để đọc chính sách về quyền riêng tư. Bạn sẽ biết dữ liệu của mình được xử lý như thế nào, nếu bạn thấy các điều khoản và chính sách không đảm bảo an toàn thì hãy từ chối cho phép sử dụng dữ liệu của bạn.

Đối với chatbot cũng vậy. Các dịch vụ có uy tín đều đưa ra chính sách bảo mật nêu rõ thông tin của bạn sẽ được sử dụng như thế nào.

Tóm lại: Bảo vệ quyền riêng tư một cách chủ động

AI ngày càng phát triển nhanh chóng kéo theo những vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của người dùng. Điều đó buộc chúng ta phải chủ động thực hiện các biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân của mình và sử dụng các công cụ AI một cách có ý thức để tránh trở thành nạn nhân của kẻ xấu trên mạng.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Sponsor
Xem thêm

5 dấu hiệu cảnh báo trang web lừa đảo phishing bạn phải chú ý

Phishing là thủ đoạn lừa đảo ngày càng phổ biến, không chỉ nhắm vào email và mạng xã hội mà có thể được xây dựng thành các trang web lừa đảo. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo giúp bạn nhận ra trang web phishing.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này ok không?
Có 10 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(