Con người có nhu cầu bẩm sinh là khẳng định giá trị của bản thân, vì vậy nếu bạn cảm thấy không muốn đi làm nữa thì thực ra bạn đang cảm thấy không hài lòng với công việc và cuộc sống hiện tại của mình chứ không phải là do lười biếng. Dưới đây là một số lý do khiến bạn không muốn đi làm và cách giải quyết chúng.

1. Đồng nghiệp và môi trường làm việc không tốt

Khi bạn có mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp và sếp, bạn sẽ cảm thấy tiêu cực với công việc. Cũng có thể bạn đang làm việc trong một môi trường độc hại, nơi có những hành vi phi đạo đức và không lành mạnh về tinh thần diễn ra mỗi ngày. Nếu không có ai để chia sẻ có thể khiến bạn mất động lực hơn nữa và khiến bạn muốn ngừng làm việc.

Bạn có hài lòng với nơi làm việc hiện tại? (Ảnh: Internet)
Bạn có hài lòng với nơi làm việc hiện tại? (Ảnh: Internet)

Làm cách nào để khắc phục?

Hãy đánh giá xem bạn có đang làm việc trong môi trường tiêu cực và mọi người không thực sự quan tâm đến bạn hay không. Nếu bạn thích làm việc tại nhà hơn, hãy thảo luận điều đó với sếp hoặc cân nhắc thay đổi công việc hoặc chuyển sang bộ phận khác để rời khỏi môi trường độc hại.

2. Bạn không thích công việc, đó không phải là đam mê của bạn

Nhu cầu và sở thích của chúng ta có thể thay đổi, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bạn cảm thấy mất hứng thú với công việc mà bạn từng yêu thích. Khi niềm đam mê của bạn không còn nữa, hãy xem xét lý do tại sao bạn không còn cảm thấy mọi thứ tuyệt vời như trước đây. Bạn phải tìm ra điều gì đã làm mất đi sự hứng thú của bạn, tìm cách lấy lại nó để cảm thấy hứng thú trở lại với công việc của mình.

Bạn có thích công việc hiện tại? (Ảnh: Internet)
Bạn có thích công việc hiện tại? (Ảnh: Internet)

Làm cách nào để khắc phục?

Khi bạn nhận ra rằng trái tim mình không còn dành cho công việc nữa, bạn có thể cân nhắc sắp xếp một kỳ nghỉ ngắn để tìm lại niềm đam mê của mình. Ngoài ra bạn có thể nói chuyện với người quản lý hoặc sếp để tìm lại sự hứng thú trong công việc của mình, hoặc nghiên cứu các xu hướng mới của lĩnh vực đó hoặc nâng cao trình độ học vấn của bạn để tìm ra hướng đi mới.

3. Bạn không cảm thấy mình được đánh giá cao ở nơi làm việc

Không có gì tệ hơn việc mọi người không nhìn thấy, không nghe thấy và không đánh giá cao bạn. Có thể giải quyết trực tiếp vấn đề này nếu xảy ra ở nhà, nhưng ở nơi làm việc lại khó khăn hơn. Nếu môi trường làm việc của bạn không có tính cởi mở thì bạn sẽ không thể thảo luận về việc mình cảm thấy bị đánh giá thấp.

Nếu sếp của bạn chỉ tập trung vào những gì bạn làm sai mà bỏ qua tất cả những điều bạn đã làm đúng thì bạn sẽ không muốn làm việc nữa.

Làm cách nào để khắc phục?

Sự công nhận của mọi người là rất quan trọng, nhưng bạn cũng có thể học cách tự coi trọng và đánh giá cao bản thân. Hãy ghi nhận những việc bạn đã làm và tự khen ngợi bản thân hoặc tìm cách tự thưởng cho mình. ví dụ như mua một ly cà phê ưa thích ở Starbucks khi bạn đã hoàn thành công việc trước thời hạn, hoặc dành thêm 10 phút để chăm sóc bản thân mỗi ngày.

Tuy nhiên không có gì sai khi muốn đồng nghiệp và sếp đánh giá cao mình. Hãy thử nói chuyện với đồng nghiệp về việc triển khai các giải thưởng trong công việc để mọi người đều được hưởng lợi.

4. Quãng đường quá dài để đi làm

Nơi làm việc của bạn có quá xa? (Ảnh: Internet)
Nơi làm việc của bạn có quá xa? (Ảnh: Internet)

Việc di chuyển đường dài khiến bạn kiệt sức và nếu bạn mất 1 tiếng mỗi ngày để đi làm (2 tiếng cả hai chiều) thì bạn sẽ cảm thấy kiệt sức về thể chất và tinh thần, khiến bạn tự hỏi liệu công việc này có xứng đáng hay không. Nếu bạn mất 2 giờ để di chuyển mỗi ngày, điều đó có nghĩa là ngày làm việc của bạn đã kéo dài từ 8 giờ thành 10 giờ.

Làm cách nào để khắc phục?

Bạn có thể không muốn nghỉ việc chỉ vì mất nhiều thời gian để đi lại. Vậy có cách nào để hoàn thành công việc nhanh hơn và nghỉ làm sớm hơn không? Hoặc bạn có thể làm việc và giải trí trong lúc ngồi trên tàu xe, thậm chí bạn có thể ngủ.

Các lựa chọn khác là chuyển nơi ở đến gần nơi làm việc hơn, yêu cầu chuyển vị trí làm việc hoặc làm việc tại nhà vài ngày một tuần, chỉ đến nơi làm việc khi có các cuộc họp quan trọng.

5. Bạn không được tăng lương và thăng chức

Điều này rất khó chịu. Bạn làm việc hết sức nhưng vẫn không được tăng lương hoặc thăng chức, điều đó khiến bạn cảm thấy mình bị đánh giá thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn. Sự kiệt sức về tinh thần thường có biểu hiện là cảm giác chán nản, mệt mỏi, kích động, không có động lực và cô đơn. Điều này sẽ thay đổi thái độ của bạn đối với công việc.

Bạn có được thăng tiến trong công việc? (Ảnh: Internet)
Bạn có được thăng tiến trong công việc? (Ảnh: Internet)

Nó cũng có thể là một vấn đề về kinh tế. Nếu bạn cần kiếm thêm tiền, bạn phải cân nhắc xem liệu bạn có thể tiếp tục làm công việc hiện tại hay không khi rõ ràng bạn sẽ không được tăng lương, hoặc rời đi để tìm một công việc tốt hơn.

Làm cách nào để khắc phục?

Hãy thử đề xuất tăng lương và thăng tiến. Khi tìm công việc mới, hãy thảo luận với sếp về cơ hội thăng tiến và cam kết bằng văn bản. Bạn cũng có thể nâng cao kỹ năng của mình trong công việc để khiến bạn nổi bật hơn so với những người khác.

6. Bạn mệt mỏi và kiệt sức

Khi cơ thể mệt mỏi, bạn sẽ đi ngủ. Nhưng khi bộ não của bạn kiệt sức, nó có thể khiến bạn cảm thấy tiêu cực và khó chịu hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đánh giá xem bạn có bị kiệt sức về tinh thần hay không và thảo luận về các lựa chọn điều trị. Kể cả khi bạn nghỉ việc, sự kiệt sức vẫn bám theo bạn và gây ảnh hưởng xấu đến nơi làm việc mới.

Mệt mỏi và kiệt sức (Ảnh: Internet)
Mệt mỏi và kiệt sức (Ảnh: Internet)

Làm cách nào để khắc phục?

Sự kiệt sức không dễ khắc phục. Bạn cần dành thời gian để chăm sóc bản thân và chọn lối sống lành mạnh như tập thể dục (kể cả khi bạn mệt mỏi đến mức không muốn đứng lên), ngủ đủ giấc, bổ sung cho cơ thể những thực phẩm bổ dưỡng, dành thời gian cho những người thân yêu và làm những sở thích mà bạn yêu thích.

Dành ít nhất 30 phút đến 1 giờ cho bản thân mỗi ngày để nạp lại năng lượng. Và nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi kiệt sức về thể chất và tinh thần, có lẽ đã đến lúc phải tìm sự trợ giúp của bác sĩ.

7. Bạn sợ thất bại

Bản năng của chúng ta khi thất bại là trốn chạy. Vì vậy nếu bạn cảm thấy muốn bỏ việc, hãy tự hỏi bạn có cảm thấy như vậy vì sợ mình sẽ thất bại hay không. Sợ hãi là một yếu tố làm mất động lực, và khi đối mặt với nguy cơ mắc sai lầm, bạn có thể cảm thấy muốn bỏ cuộc và đầu hàng trước khi thực sự hành động. Nỗi sợ thất bại cũng có thể cản trở bạn nắm bắt những cơ hội khi chúng đến.

Làm cách nào để khắc phục?

Đối mặt với nỗi sợ hãi của bạn. Hãy viết chúng ra, ghi nhận những điều mà bạn lo sợ và đưa chúng ra ánh sáng để giải quyết.

8. Bạn đang gặp vấn đề về tinh thần hoặc có chuyện khẩn cấp trong gia đình

Khi bạn phải gánh chịu những khó khăn về tinh thần hoặc những chuyện khẩn cấp trong gia đình, bạn sẽ không thể cố gắng hết sức ở nơi làm việc. Kết quả thường là bạn sẽ trút giận lên người khác, điều này chỉ làm tăng thêm sự tiêu cực ở môi trường làm việc và thậm chí cả cuộc sống gia đình của bạn. Khi đó bạn không thể tập trung vào công việc và sức khỏe thể chất của bạn cũng bị ảnh hưởng.

Khi cuộc sống có quá nhiều chuyện phải lo, bạn cảm thấy như mình bị kéo ra nhiều hướng, vì vậy công việc sẽ bị ảnh hưởng và bạn không bao giờ cảm thấy tích cực khi đi làm.

Làm cách nào để khắc phục?

Thật không dễ dàng để tách biệt hoàn toàn công việc và cuộc sống cá nhân, đặc biệt là khi bạn phải giải quyết rất nhiều việc. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giải quyết vấn đề này:

  • Nói chuyện với sếp của bạn, nhưng đừng chia sẻ quá nhiều chuyện. Hãy xem bạn có thể từ chối bớt khối lượng công việc trong vài tuần hay không.
  • Hãy nghỉ ngơi hoặc đi nghỉ để bạn có thể tập trung vào sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và gia đình của mình.
  • Hãy dành thời gian cho bản thân và chăm sóc bản thân, đối xử tốt hơn với chính mình.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia nếu bạn đang mắc chứng trầm cảm, lo âu hoặc các vấn đề tâm lý khác.

9. Bạn ghét làm việc trong môi trường văn phòng

Môi trường văn phòng (Ảnh: Internet)
Môi trường văn phòng (Ảnh: Internet)

Nhiều người ghét làm việc ở văn phòng và suy nghĩ “Tôi không muốn làm việc nữa” thường xuyên xuất hiện. Họ chỉ ngồi và xem đồng hồ cho đến khi hết giờ làm và có thể về nhà. Thậm chí không phải do môi trường văn phòng độc hại, chỉ là bạn là người hướng nội và không muốn ngồi trong văn phòng với nhiều người xung quanh.

Làm cách nào để khắc phục?

Một số công việc yêu cầu bạn phải ở văn phòng và bạn không có lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục làm việc hoặc nghỉ việc. Nếu có thể, hãy yêu cầu một văn phòng chỉ dành riêng cho bạn hoặc có ít người hơn để bạn có cảm giác tĩnh lặng, hoặc yêu cầu làm việc từ xa vài ngày trong tuần.

Nếu bạn là người hướng nội, hãy dành thời gian để nạp năng lượng cho mình mỗi ngày, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn một chút.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ xuyên không hay nhất, hot nhất hiện nay

Trong năm nay, có rất nhiều bộ manhua đam mỹ được ra mắt trên các nền tảng đọc truyện online, trong đó xuyên không là một trong những đề tài hot và được độc giả ưa chuộng nhất. Hãy cùng BlogAnChoi điểm qua một vài bộ truyện tranh đam mỹ xuyên không phổ biến nhất hiện nay nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phạm Long Thuyên

tại lười đi làm đó trời