Đây là cấp độ cơ bản nhất mà chúng ta tự ngăn cản mình sử dụng sức mạnh sáng tạo của bản thân. Chúng ta tự nhủ rằng mình chưa sẵn sàng và cho rằng mình cần học hỏi thêm trước khi có thể bắt đầu.
Đúng là bạn có thể không bao giờ cảm thấy sẵn sàng 100%, nhưng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vui hơn và tự tin hơn rất nhiều một khi cho phép mình bắt tay vào hành động.
Bạn đã bao giờ gặp những người có tài năng nhưng lại chọn cách sống thầm lặng suốt cả đời vì họ không tin mình có tài? Một người giáo viên chuẩn bị cho buổi giảng bài, cô ta đứng trước gương và lo lắng liệu mình có được đón nhận nồng nhiệt hay không. Cô nhìn thẳng vào mắt mình trong gương và tự nhủ rằng mình đủ giỏi để hoàn thành nhiệm vụ này. Kết quả là buổi giảng bài đã thành công. Kể từ ngày đó, cô ta đã kết hợp nhiều kỹ thuật sáng tạo vào phương pháp giảng dạy của mình, không chỉ giảng bài mà còn kể chuyện, sử dụng mô hình và thu hút học sinh tham gia các hoạt động thực hành.
Thời gian là một cái cớ tuyệt vời để trì hoãn kế hoạch, bởi vì chúng ta luôn nghĩ rằng mình sẽ chuẩn bị tốt hơn hoặc có nhiều thời gian hơn sau này. Nhưng bạn hãy tự hỏi liệu mình có thể dành chút thời gian cho những ý tưởng sáng tạo của mình hay không? Câu trả lời luôn là “có”, bởi vì bạn biết đó là một trải nghiệm xứng đáng, trọn vẹn và bổ ích mà bạn cần phải dành thời gian để thực hiện.
Tính cầu toàn có thể giết chết sự sáng tạo. Bạn sẽ tự làm mình kiệt sức khi nghĩ rằng kế hoạch của mình chưa đủ tốt và bạn cứ mắc kẹt trong việc phân tích nó. Bạn không ngừng phân tích những ưu và nhược điểm của một dự án, và bạn không bao giờ vượt qua giai đoạn đó, không bao giờ thực hiện bất kỳ hành động thực sự nào để biến nó thành hiện thực.
Chúng ta tự tạo ra các tiêu chuẩn cho sự hoàn hảo dựa trên niềm tin của chính mình, và nghĩ rằng mọi thứ vẫn chưa hoàn hảo. Điều đó khiến bạn tự giới hạn khả năng của mình. Chính bạn là người đặt ra tiêu chuẩn cao, và cũng chính bạn có quyền lựa chọn chấp nhận sự không hoàn hảo và cho phép mình tự do thể hiện sự sáng tạo.
Quá nhiều việc phải làm có thể khiến bạn rơi vào trạng thái choáng ngợp và mọi thứ trở nên quá tải. Làm sao bạn có thể sáng tạo nếu không biết bắt đầu từ đâu? Mỗi khi cảm thấy như vậy, hãy dành thời gian để thư giãn, hít thở và sống chậm lại. Hãy dọn dẹp không gian của mình, dọn dẹp xung quanh và đặt mọi thứ trở lại đúng chỗ của chúng. Hãy cho phép bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn và làm những gì bạn thích.
Chúng ta không được thiết kế để luôn ở chế độ “làm”, làm quá nhiều khiến chúng ta cảm thấy như những con chuột phải chạy liên tục trong bánh xe. Thay vì vậy hãy chọn cách đi chậm lại, thực hiện từng bước nhỏ.
Con người có tính xã hội, chúng ta rất sợ thất bại và sợ mất hình ảnh trong mắt mọi người xung quanh. Tìm kiếm thành công và cuộc sống tốt đẹp hơn là mục tiêu đã ăn sâu vào bản năng của chúng ta. Không phải lúc nào chúng ta cũng học cách đối diện với thất bại, đứng lên và đi tiếp , chúng ta không chấp nhận rằng thất bại có thể xảy ra và thậm chí là không thể tránh khỏi.
Những người hiểu rõ điều này nhất có lẽ là nhân viên làm việc trong môi trường phòng thí nghiệm. Trong nghiên cứu khoa học, phần lớn những việc bạn làm hàng ngày đều thất bại, nhưng đó sẽ là bước đệm cho thành công cuối cùng.
Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy không chắc chắn và không muốn làm những điều mới mẻ, và cuối cùng bị mắc kẹt trong chính cuộc sống của mình? Khi nhận ra rằng sự không chắc chắn chỉ là một bước trong quá trình sáng tạo, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn và tập trung vào việc tiến về phía trước.
Khi tức giận, chúng ta thường nhớ lại những câu chuyện về việc người khác gây ra vấn đề cho mình, khiến mình gặp khó khăn và không ai thấu hiểu hay quan tâm đến mình. Nhưng sự thật là khi bị cuốn vào những câu chuyện, bạn sẽ tự kìm hãm sự sáng tạo và phát triển của bản thân. Thay vì vậy, hãy lấy sự tức giận và những câu chuyện đó làm động lực để cố gắng nhiều hơn nữa.
Khi những điều không vui trong quá khứ xuất hiện trở lại, hãy học cách chấp nhận và tha thứ. Hãy cho phép cảm xúc dâng trào, sau đó cảm ơn những điều đó và tự hỏi rằng bạn có thể học được gì từ chúng. Sau đó hãy tha thứ và buông bỏ để giải phóng năng lượng của bạn và tạo ra nhiều thành công hơn trong hiện tại.
Mời bạn xem thêm các bài liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn, và mình rất mong muốn các bạn chia sẻ những suy nghĩ và ý kiến của mình ở phần bình luận.