Sống thử là một khái niệm đang ngày dần trở nên khá phổ biến với các bạn trẻ cũng như các cặp đôi trong xã hội phát triển hiện nay. Vậy sống thử là gì? quan niệm của bạn là có nên sống thử hay không?
Khái niệm sống thử
Về cơ bản có thể hiểu “sống thử” là chung sống như vợ chồng ý chỉ những cặp đôi có tình cảm và sống chung với nhau như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn cũng như chưa ký kết hôn nhân theo pháp luật, sau một thời gian “sống thử”, nếu cảm thấy đủ thấu hiểu, dung hòa và phù hợp họ sẽ tiến tới hôn nhân và ký chứng nhận đăng ký kết hôn dưới sự chứng kiến của pháp luật.

Hiện nay một số cặp đôi trẻ sau thời gian “sống thử’ cảm thấy không hợp nhau và chia tay, và vẫn chọn phương án “sống thử” khi quen người mới.
Tại sao các bạn trẻ cũng như các cặp đôi chọn “sống thử” ?
Việc dẫn đến giới trẻ cũng như các cặp đôi chọn “sống thử” do nhiều nguyên nhân.
- Nguyên nhân từ bản thân: Đi làm xa nhà, sống thiếu thốn tình cảm gia đình, thiếu tài chính,…
- Nguyên nhân từ gia đình: do gia đình đỗ vỡ không hạnh phức, gia đình xào xáo, bạo lực gia đình cũng chính việc này dẫn đến giới trẻ sợ hôn nhân.
- Nguyên nhân ảnh hưởng từ Phương Tây: Do ảnh hưởng văn hóa theo Phương Tây nên suy nghĩ giới trẻ giờ có phần thoáng hơn trước.
Hai mặt lợi và hại của việc “sống thử”
Về mặt lợi ích
- Hiểu nhau rõ hơn: Hẹn hò hoặc sống cùng nhau bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu rõ đối phương nhiều hơn, bạn có thể hiểu rõ hơn về thói quen, sở thích, tính cách của đối phương và ngược lại giúp bạn phát hiện ra những thói quen, tật xấu,…
Sống thử giúp hiểu rõ điểm tốt và chưa tốt của đối phương hơn. - Kiểm tra mức độ hợp nhau: chắn chắc rằng phải sau một khoảng thời gian dài quen nhau và tìm hiểu các bạn mới quyết định tiến tới hôn nhân nhưng làm sao biết được người ấy có phải là lựa chọn đúng, là một người đáng để kết hôn. Chỉ có thể trải qua khoảng thời gian “sống thử” thì các bạn mới giải đáp được.
- Có nhiều thời gian cho nhau hơn: chắc chắn khi quen nhau cả hai cần có thời gian dành cho nhau, nhưng nếu mỗi người đều có công việc vậy thì việc lựa chọn “sống thử” các bạn không cần lo lắng nữa vì ngoài những giờ làm việc các bạn sẽ có thời gian dành cho nhau khi gặp mặt ở nhà.
Sông thử sẽ giúp các cặp đôi có thời gian cho nhau sau một ngày làm việc dài. - Chia sẽ kinh tế: sống riêng lẻ các bạn sẽ phải tự chi trả hóa đơn sinh hoạt, tiền nhà của mỗi người, vì vậy việc “sống thử” các cặp đôi sẽ cùng chia sẽ tiền nhà, điện, nước và sinh hoạt mỗi tháng chính vì thế áp lực tài chính cũng giảm đi.
Đây cũng là các cùng nhau tiết kiệm tài chính.
Về mặt có hại
Ngoài việc mang lại rất nhiều lợi ích, việc “sống thử” cũng mang lại những rủi ro tiềm ẩn.
- Không còn niềm tin vào hôn nhân: việc chọn “sống thử” bạn đã quá quen và không thấy vướng bận việc gì cả và dần trở nên phụ thuộc vào nó. Có một số bạn trẻ chỉ thích sống thử nhưng không muốn kết hôn. Trong khoảng thời gian quen, yêu nhau và sống chung bạn cảm thấy hào hứng nhưng càng về lâu nhiều mâu thuẫn, tính cách, khiếm khuyết của đối phương dần bộc lộ nhiều hơn khiến bạn có cái nhìn không tốt về đối phương nữa, nếu không còn thấu hiểu dẫn đến đỗ vỡ các bạn dần hình thành nỗi ám ảnh và mất thiện cảm với hôn nhân.
- Định kiến xã hội: một số gia đình còn giữ khái niệm và truyền thống xưa họ thường phản đối việc “sống thử”, đặc biệt họ còn chỉ chích, cười chê người phụ nữ, xem thường không biết giữ thân mình.
Việc Sống Thử vẫn chưa được xã hội xem trọng.(Nguồn ảnh: Bloganchoi) - Định kiến gia đình đối phương: việc “sống thử” có thể tạo ấn tượng xấu với gia đình đối phương, bạn sẽ bị xem là dễ dãi, và không được tử tế.
Tâm lý: Tâm lý cũng sẽ bị ảnh hưởng phần nào. Trong khoảng thời gian “sống thử” như vợ chồng, như một gia đình. Vậy sau khi chia tay sẽ cảm thấy buồn, hụt hẵng cũng như ảnh hưởng tâm lý và khó tiếp nhận người mới.

Việc sống thử của các cặp đôi có vi phạm pháp luật hay không? Như thế nào là vi phạm pháp luật?
Việc sống thử là quyết định cá nhân của mỗi người, nên việc “sống thử” không vi phạm pháp luật. Nhưng khi quyết định “sống thử” mỗi cá nhân cần xác định đối phương của mình đã có Vợ hoặc chồng hay chưa.
Trường hợp “sống thử” với người đã có vợ hoặc chồng sẽ được xem là hành vi trái quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Vậy có nên chọn sống thử?
“Sống thử” không phải là một điều xấu, tuy nhiên các bạn không nên sống thử, theo với phong tục của người Việt Nam thì việc “sống thử” ảnh hưởng tới danh tiến của bản thân và gia đình là việc không nên. Không nên học theo xu hướng của Phương tây vì mỗi nước, vùng miền có văn hóa thuần phong mỹ tục riêng biệt.
Mình mong muốn nhận được sự đóng góp của các bạn về bài viết này, hãy để lại ý kiến của mình để mình có thể cải thiện hơn.