Khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc, chắc chắn bạn luôn cảm thấy căng thẳng. Những câu hỏi hóc búa làm bạn đổ mồ hôi và không biết nói gì. Bạn cảm thấy bối rối đến mức hoàn toàn trống rỗng. Bạn không thể loại bỏ cảm giác đó, nhưng việc chuẩn bị đầy đủ có thể giúp bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn.

Sponsor

Bạn không thể biết chính xác nhà tuyển dụng sẽ hỏi điều gì, nhưng có một số câu hỏi thường gặp và khả năng cao là chúng sẽ xuất hiện trong cuộc phỏng vấn của bạn. Bằng cách chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến nhưng khó nhằn này, bạn sẽ tăng cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn.

1. “Bạn có thể tự giới thiệu một chút về bản thân được không?”

Mục đích câu hỏi: Đây thường là một trong những câu hỏi đầu tiên mà bạn được hỏi. Bằng cách cho bạn có cơ hội nói chuyện cởi mở về bản thân, người phỏng vấn sẽ tạo nền tảng vững chắc để hiểu rõ bạn là ai trước khi chuyển sang phần còn lại của cuộc trò chuyện.

Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Internet)
Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Internet)

Cách trả lời: Thoạt nhìn có vẻ rất đơn giản nhưng câu hỏi này thực sự rất khó trả lời để mang lại cho người phỏng vấn những thông tin mà họ cần trong khi vẫn thể hiện mình là một ứng viên đủ tiêu chuẩn.

Các chuyên gia khuyên rằng hãy nói về kinh nghiệm của bạn, mục tiêu theo đuổi hiện tại và mục tiêu trung hạn hoặc dài hạn trong tương lai. Tại sao bạn phù hợp cho công việc này, công việc cũ giúp bạn phát triển kỹ năng như thế nào, và mục tiêu sự nghiệp của bạn liên quan đến công việc ra sao.

Có thể chia sẻ một vài thông tin cá nhân nhưng phải đảm bảo chuyên nghiệp và an toàn cho công việc. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng muốn biết một chút về con người bạn bên ngoài công việc.

Ví dụ: “Tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm làm chuyên gia marketing. Mặc dù tôi có nhiều kinh nghiệm nhưng tôi coi marketing qua email là chuyên môn và niềm đam mê của mình. Trên thực tế, gần đây tôi đã được giao nhiệm vụ cải thiện tỷ lệ click qua email cho công ty cũ của mình và đã đạt được mức tăng 4% chỉ sau 3 tháng. Hiện tại tôi đang tìm kiếm một cơ hội để tiếp tục thử thách bản thân và sử dụng các kỹ năng marketing của mình để tạo ảnh hưởng tại một công ty mới. Khi không làm việc, tôi là một người đam mê chạy bộ và hiện đang tập luyện cho cuộc đua marathon.”

2. “Điều gì khiến bạn trở thành phù hợp hơn các ứng viên khác cho công việc này?

Mục đích câu hỏi: Đây là một cách tuyệt vời để người phỏng vấn tóm tắt ngắn gọn về những gì bạn trình bày. Họ cũng muốn thử thách xem bạn có thể tự tin trình bày lý do tại sao bạn muốn có công việc đó và tại sao bạn xứng đáng với nó.

Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Internet)
Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Internet)

Họ không thực sự cần bạn nêu lý do tại sao bạn là ứng viên phù hợp hơn bất kỳ ai khác, thay vào đó họ chỉ muốn xem bạn tự quảng cáo bản thân như thế nào cũng như những năng lực nào của bản thân mà bạn cho là có giá trị.

Cách trả lời: Đây không phải là lúc để bạn hạ thấp các ứng viên khác, mà bạn cần tập trung vào những gì bạn có. Đây là cơ hội để bạn thu hút sự chú ý đến kinh nghiệm và kỹ năng đặc biệt khiến bạn trở thành người phù hợp cho công việc này. Chỉ cần thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với công việc cũng là một cách tuyệt vời để khiến câu trả lời của bạn trở nên ấn tượng hơn.

Ví dụ: “Tôi chắc chắn rằng công ty không thiếu những ứng viên chất lượng cho công việc này. Nhưng tôi biết rằng tôi có rất nhiều thứ để cống hiến, đặc biệt với kinh nghiệm làm việc tại các công ty nhỏ, tôi nghĩ khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò và giải quyết vấn đề sẽ phục vụ tốt cho công việc này. Tôi thực sự hào hứng bắt đầu và tạo ra sự khác biệt mạnh mẽ ở đây!”

3. “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”

Mục đích câu hỏi: Câu hỏi này không chỉ tồn tại để làm khó bạn mà thực sự có lý do chính đáng. Đó là một cách hay để nhà phỏng vấn xem bạn thực sự là người như thế nào. Bạn có định trả lời câu hỏi một cách hoàn toàn trung thực và nói ra điểm yếu thực sự không? Hay bạn sẽ cứng đầu và không chịu trả lời?

Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Internet)
Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Internet)

Cách trả lời: Có lẽ bạn đã từng nghe lời khuyên rằng bạn cần tìm ra điểm yếu mà bạn có thể biến thành điểm tích cực, nhưng người phỏng vấn có thể dễ dàng nhìn thấu điều đó. Họ muốn đánh giá khả năng tự nhận thức của bạn và xem bạn có sẵn sàng thừa nhận những thiếu sót của mình hay không, và quan trọng nhất là tìm cách phát triển hoặc cải thiện bản thân.

Ví dụ: “Tôi là người có xu hướng siêu tập trung và luôn cắm đầu vào công việc. Điều đó giúp tôi làm được nhiều việc nhưng cũng khiến cho mối quan hệ đồng nghiệp thường không thành công. Tôi biết điều đó quan trọng như thế nào nên tôi đang nỗ lực để trở nên tốt hơn. Tôi thậm chí còn dành thời gian hàng tuần để xây dựng và duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp.”

4. “Bạn có thể trả lời [câu đố hoặc bài test] không?”

Mục đích câu hỏi: Không có gì lạ khi người phỏng vấn đưa ra một số câu hỏi hóc búa hoặc bài test kỳ quặc, ví dụ như kể một câu chuyện cười một cách ngẫu hứng trong cuộc phỏng vấn hay bài kiểm tra toán gồm 30 câu hỏi. Mặc dù những yêu cầu này có vẻ bất ngờ nhưng chúng thực sự khiến bạn mất cảnh giác và sau đó đánh giá cách bạn xử lý các tình huống bất ngờ hoặc căng thẳng.

Sponsor

Mục đích của bài test là để xem cách bạn xử lý những bất ngờ và mức độ tận tâm của bạn, vì một số ứng viên bỏ đi khi biết rằng có bài kiểm tra.

Cách trả lời: Thật không may, những câu hỏi hóc búa này hầu như không thể đoán trước, cách tốt nhất là dành một chút thời gian để suy nghĩ. Khi bạn bối rối, bạn sẽ muốn nói bất kỳ điều gì đó, nhưng việc hít một hơi thật sâu và tập trung suy nghĩ trong giây lát sẽ cho thấy bạn không hoảng sợ khi đối mặt với căng thẳng, bạn có thể giữ bình tĩnh ngay cả khi những tình huống bất ngờ xảy ra.

5. “Bạn đã tạo ra sự khác biệt như thế nào ở công ty trước đây?”

Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Internet)
Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Internet)

Mục đích câu hỏi: Nhà tuyển dụng muốn tìm những ứng viên có kỹ năng phù hợp và làm việc chăm chỉ. Nhưng trên hết, họ quan tâm đến giá trị, họ muốn bạn sử dụng các kỹ năng để tạo nên sự khác biệt thực sự có ý nghĩa cho công ty.

Bạn cần thu hút sự chú ý không chỉ về những việc bạn đã làm ở công ty trước đây mà còn tại sao điều đó lại quan trọng và bạn đã đạt được những gì.

Cách trả lời: Đừng coi đây là cơ hội để nêu tất cả những thành tựu cá nhân của bạn, điều quan trọng hơn là bạn phải tìm cách gắn kết những điều đó với mục tiêu chung của công ty và những thay đổi lớn hơn.

Sponsor

Ví dụ:Tôi đã làm rất nhiều việc mà tôi tự hào ở công ty cũ, trong đó một dự án thực sự tạo được ảnh hưởng cho công ty là thiết kế lại toàn bộ trang web. Bằng cách tập trung làm cho trang web gọn hơn và thân thiện hơn với người dùng, chúng tôi đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 28%. Thật tuyệt khi thấy rằng sự chăm chỉ của tôi thực sự đã mang lại sự cải thiện đáng kể cho công ty.”

6. “Sai lầm lớn của bạn trong sự nghiệp là gì và bạn học được gì từ nó?”

Mục đích câu hỏi: Câu hỏi này không phải để khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân. Thật đáng ngưỡng mộ những người có thể thừa nhận sai sót của mình, kể cả khi cảm thấy xấu hổ. Các nhà tuyển dụng muốn thuê những người không chỉ chịu trách nhiệm về sai lầm của mình mà còn biến chúng thành sự phát triển và cải tiến không ngừng.

Cách trả lời: Tương tự như việc nêu ra điểm yếu của bản thân, bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi chia sẻ những sai lầm của mình. Tuy nhiên đây là lúc bạn phải thành thật và thẳng thắn – tất nhiên là không khiến mình trông quá tồi tẹ.

Bạn phải nói đến sai lầm mà bạn đã mắc, nhưng hãy dành phần lớn câu trả lời để tập trung vào những việc bạn đã làm sau sai lầm đó để tránh lặp lại trong tương lai và thậm chí còn trở nên tốt hơn.

Ví dụ: “Ban đầu trong sự nghiệp của mình, tôi đã không thiết lập tính năng theo dõi link phù hợp cho email bán hàng lớn mà chúng tôi đã gửi đi. Điều này khiến chúng tôi thực sự khó khăn trong việc đo lường và giám sát doanh số bán hàng qua email. Tôi đã học được tầm quan trọng của việc kiểm tra kỹ mọi thứ, thậm chí còn thiết lập một quy trình làm việc cố định cho chính mình bao gồm một số bước kiểm tra cuối cùng. Tôi không bao giờ phạm sai lầm tương tự nữa”.

7. “Điều gì khiến bạn hào hứng nhất về văn hóa công ty chúng tôi?”

Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Internet)
Phỏng vấn xin việc (Ảnh: Internet)
Sponsor

Mục đích câu hỏi: Khá đơn giản, họ muốn thấy rằng bạn đã tìm hiểu về công ty. Không ai muốn thuê một người thiếu sự chuẩn bị, và đây là một cách tuyệt vời để tìm hiểu xem bạn đã biết những gì về họ.

Cách trả lời: Điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu đầy đủ về công ty trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. Hãy chọn ra một hoặc hai yếu tố trong văn hóa công ty thực sự gây ấn tượng với bạn, ví dụ như sự cam kết của họ đối với dịch vụ cộng đồng và những ngày tình nguyện, hay cách làm việc hợp tác trong các dự án.

Ví dụ: “Tôi đam mê công việc của mình nhưng tôi cũng thực sự muốn giúp đỡ và phục vụ người khác. Tôi rất vui khi thấy công ty này đặt nhiều giá trị vào dịch vụ cộng đồng. Tôi đã nghĩ ra hàng chục tổ chức khác nhau mà tôi muốn tham gia tình nguyện trong những ngày tình nguyện hàng quý của công ty!”

8. “Tại sao bạn muốn rời bỏ công việc cũ?”

Mục đích câu hỏi: Câu hỏi này giúp người phỏng vấn hiểu sâu sắc hơn về những điều bạn đang tìm kiếm ở công việc mới để xác định xem liệu bạn và công ty này có phù hợp với nhau hay không. Ngoài ra họ có thể hiểu rõ về phẩm chất tính cách của bạn, ví dụ như bạn có thể rơi vào bẫy nói xấu công ty cũ.

Cách trả lời: Thay vì tập trung vào những điều bạn không thích ở công việc cũ, hãy chuyển sự chú ý sang những điều bạn đang tìm kiếm ở công việc mới. Ví dụ: có thể công ty cũ quá nhỏ và có ít cơ hội phát triển, bạn muốn tìm kiếm một nơi nào đó mà bạn có thể mở rộng và thử thách bản thân. Hoặc bạn cảm thấy kỹ năng của mình không được sử dụng đúng mức và bạn muốn được làm việc với những người biết tận dụng khả năng của bạn.

Ví dụ: “Tôi đã học được rất nhiều điều ở công ty cũ, nhưng tại thời điểm này tôi biết mình đã sẵn sàng tiến lên một bước trong sự nghiệp và tìm kiếm một nơi có nhiều cơ hội và nguồn lực hơn để hỗ trợ tôi phát triển và tăng trưởng trong sự nghiệp.”

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

15 truyện đam mỹ ngược trước ngọt sau cho hội hủ yếu tim nhưng thích ngược

Truyện đam mỹ ngược kết HE là thể loại được tìm kiếm rất nhiều nhờ plot twist hay, nội dung bi hài vừa đủ. Dưới đây là danh sách những bộ truyện đam mỹ ngược trước sủng sau hay nhất mà các bạn có thể tham khảo, cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này có hay không bạn?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Các bạn có thể góp ý để bài viết trở nên tốt hơn, hãy để lại những ý kiến của mình ở phần bình luận nhé.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(