Sự hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 60-70 của thế kỷ XX ở miền Nam Việt Nam sau khi chế độ Ngô Đình Diệm cùng với hệ tư tưởng của nó là chủ nghĩa duy linh nhân vị sụp đổ.

Nơi khởi đầu của chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện ở Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX, thời điểm đó rơi vào cuối chiến tranh thế giới thứ nhất với hai đại diện là triết gia Martin Heidegger (1889-1976) và nhà tâm lý học, đồng thời cũng là một triết gia Karl Jasper (1883-1969). Ban đầu, chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu văn học phản ánh triết lý sống tự nhiên, tự do, không có ràng buộc, được thể hiện thông qua văn học và nghệ thuật. Theo dòng thời gian, triết lý sống đó được đa số người chấp nhận. Nó được lý luận hóa, trừu tượng hóa trở thành một trường phái triết học, một phong trào xã hội và có tác động lớn tới đời sống của giới trẻ.

Chân dung của triết gia người Đức Martin Heidegger (Ảnh: Internet)
Chân dung của triết gia người Đức Martin Heidegger (Ảnh: Internet)
Chân dung của nhà tâm lý học và triết gia người Đức Karl Jasper (Ảnh: Internet)
Chân dung của nhà tâm lý học và triết gia người Đức Karl Jasper (Ảnh: Internet)

Thuật ngữ “Existentialism” (Chủ nghĩa hiện sinh) với gốc từ “Existence” có nghĩa là sự tồn tại hay hiện hữu, nhưng đây chỉ là sự tồn tại độc nhất của con người, chứ không phải là sự tồn tại của các sinh vật hay những hiện tượng vật lý nào khác. Bên cạnh đó, chính triết lý sống tự nhiên, tự do, không có ràng buộc đã khiến con người trở nên đơn độc trong thế giới này.

Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là hiện tượng xã hội tất yếu, khi mà nó phản ánh tâm trạng bi quan của người dân Đức trong bối cảnh nước Đức thua trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất và bị tàn phá nặng nề. Và rồi, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, trung tâm của triết học hiện sinh từ nước Đức chuyển sang nước Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản tiếp tục tăng lên mạnh mẽ. Các cuộc khủng hoảng như khủng hoảng nguồn nhiên liệu, khủng hoảng sinh thái, cùng với đạo đức xã hội suy thoái đã làm gia tăng sự khủng hoảng về mặt tinh thần con người trong xã hội tư bản chủ nghĩa, khiến cho tư tưởng hiện sinh lan sang nước Mĩ và các nước phương Tây khác một cách nhanh chóng.

Sự hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam

Chủ nghĩa hiện sinh quan niệm con người là một thực thể tự do, nhưng do tội tổ tông truyền kiếp, con người luôn bị trói buộc vào hoàn cảnh sống, bị lệ thuộc vào xã hội. Có thể thấy chủ nghĩa hiện sinh đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm thông qua sự manh nha của nó trong các tác phẩm văn học.

Ở “Cung oán ngâm khúc”, Nguyễn Gia Thiều đã miêu tả thân phận của những thiếu nữ được tuyển vào cung vua phủ chúa chờ ngày ân ái. Thông qua đó, tác giả nói lên thân phận “bèo dạt mây trôi” của kiếp làm người nói chung: “Thảo nào khi mới chôn nhau / Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra/ Khóc vì nỗi thiết tha sự thế/ Ai bày trò bãi bể nương dâu/ Trắng răng đến thuở bạc đầu… Trăm năm còn có gì đâu – Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì”.

Ngoài ra, Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là một thi phẩm phản ánh cuộc đời “hồng nhan bạc phận” của nàng Kiều với những tiếng kêu xé lòng đứt ruột: “Trăm năm trong cõi người ta/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng… Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Các thi nhân đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền, hay nói cách khác là bảo vệ quyền được tự do làm người, thay cho những số phận “thấp cổ bé họng” bị chà đạp ở thời đại xưa.

Tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" (Ảnh: Internet)
Tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” (Ảnh: Internet)
Tác phẩm "Truyện Kiều" (Ảnh: Internet)
Tác phẩm “Truyện Kiều” (Ảnh: Internet)

Sự hiện diện rõ nét của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 60-70 của thế kỷ XX ở miền Nam Việt Nam sau khi chế độ Ngô Đình Diệm cùng với hệ tư tưởng của nó là chủ nghĩa duy linh nhân vị sụp đổ. Chủ nghĩa hiện sinh được du nhập vào miền Nam lúc đó với mong muốn tạo ra sự hài hòa xã hội, khỏa lấp khoảng trống về hệ tư tưởng.

Thực ra, ngay từ năm 1955, chủ nghĩa hiện sinh đã được xếp trong chương trình của hệ thống giáo dục tiếng Pháp, tiếng Việt ở nội dung của bộ môn siêu hình học, đạo đức học… Sau này, nó hiện diện trên một loạt các sách báo, văn chương như Sáng tạo, Văn, Văn nghệ, Văn học, Đại học… Đặc biệt là nó còn xuất hiện trong các tác phẩm văn học, thơ, kịch. Như vậy, chủ nghĩa hiện sinh đã du nhập vào nước ta từ sớm và có ảnh hưởng nhất định trong xã hội ta cho đến tận ngày nay.

Xem thêm

200+ câu nói hay về phụ nữ truyền cảm hứng và động lực cho bạn!

Dịu dàng, yếu đuối là đặc quyền của phụ nữ, còn mạnh mẽ, tự tin, độc lập là điều phụ nữ nên có và cần có. Hãy đọc 200+ câu nói hay về phụ nữ dưới đây để truyền cảm hứng, động lực phát triển bản thân bạn nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận