Có bao giờ bạn cảm thấy mất đi hết động lực để tiếp tục cố gắng, thậm chí là để tồn tại? Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao bản thân lại như thế không? Và có khi nào bạn muốn lấy lại động lực để tiếp tục phát triển? BlogAnChoi xin mách nhỏ 5 tips giúp bạn lấy lại động lực.
- 1. Động lực là gì?
- 2. Nguyên nhân mất đi động lực?
- Không có mục tiêu rõ ràng
- Quá quan trọng kết quả mà không công nhận quá trình
- Chưa có kế hoạch rõ ràng cho bản thân
- 3. 5 Tips giúp bạn lấy lại động lực
- Hãy nhớ đến lý do bạn bắt đầu
- Chia sẻ với người mà bạn tin tưởng nhất
- Hãy nghĩ đến cuộc sống mà mình mơ ước
- Cho bản thân nghỉ ngơi
- Giữ cho bản thân một thái độ sống tích cực
- 4. Lời kết
1. Động lực là gì?
Động lực là một nguồn năng lượng siêu hình thúc đẩy bản thân để làm một việc nào đó cho đến khi đạt được mục tiêu đã đề ra, có thể là những mục tiêu đơn giản nhất cho đến khó khăn nhất.
Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy động lực khi: Bạn muốn mình đạt một kết quả học tập tốt môn Tiếng Anh, vì thế bạn nỗ lực học bài và làm bài, tìm kiếm thêm kiến thức thông qua Internet để đạt được điều mình muốn. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc rằng điều gì khiến mình nỗ lực nhiều đến thế? Có phải là một nguồn năng lượng vô hình nào đấy thúc đẩy mình ngồi vào bàn học, bởi vì bản chất của chúng ta luôn muốn được nghỉ ngơi thay vì học tập hay làm việc. Nguồn năng lượng vô hình ấy chính là động lực.
Động lực lại được chia làm 2 loại: Động lực tiêu cực và động lực tích cực.
- Động lực tích cực: động lực khiến con người hướng tới những giá trị cao đẹp, nỗ lực bằng chính sự kiên trì, cố gắng của bản thân.
- Động lực tiêu cực: động lực đưa con người đến với mục đích muốn đạt được bằng bất cứ giá nào, bất chấp mọi nguyên tắc và quy tắc của đạo đức, cuộc sống và thậm chí là pháp luật. Ví dụ như: Trong một cuộc đua marathon, A muốn là người vô địch vì thế anh ấy không từ mọi thủ đoạn mà loại bỏ đối thủ, làm cho đối thủ ngã chấn thương không thể tiếp tục đường đua được nữa. Chỉ vì mục đích ích kỷ của cá nhân mà không từ thủ đoạn thì loại động lực này cần được tiêu trừ.
2. Nguyên nhân mất đi động lực?
Không có mục tiêu rõ ràng
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho chúng ta mất đi động lực để phấn đấu. Bạn hãy thử nghĩ xem, bạn đi phương hướng nào, bạn còn không xác định được thì lấy gì mà phấn đấu. Hoặc chỉ có các mục tiêu chung chung như: muốn giàu, muốn có nhà đẹp, xe sang,… bạn nên nhớ tất cả chỉ là “muốn” chứ không có làm. Vậy tại sao bạn không đặt những mục tiêu rõ ràng cho bản thân hơn như muốn giàu thì cần có thu nhập bao nhiêu một tháng mới đạt được điều mình muốn?
Quá quan trọng kết quả mà không công nhận quá trình
Bạn hay kêu ca rằng: “Dường như mọi thứ đang chống lại tôi” mà bạn không xem lại bản thân đã nỗ lực như thế đủ chưa? Nếu nỗ lực thêm xíu nữa liệu có đạt kết quả tốt hơn không? Hãy luôn nhớ “Chỉ cần một xíu nữa là bạn có thể với tới chiếc cúp vàng”.
Cũng có thể hiểu được rằng, khi mọi cố gắng bạn đã bỏ ra nhưng không mang lại một kết quả mong muốn, buồn chứ, thất vọng chứ; bởi vì mọi nỗ lực của bản thân lại không bằng sự may mắn của người khác. Nhưng bạn hãy nhìn lại xem cả một quá trình dài thế, bạn đã cố gắng rồi, bạn đã không hổ thẹn với chính mình, dù sao cũng đã nỗ lực đến thế, có thể mình chưa thành công nhưng chỉ cần bản thân tốt hơn ngày hôm qua đã là một loại thành công.
Chưa có kế hoạch rõ ràng cho bản thân
Dù cho bạn đã có mục tiêu rõ ràng cho bản thân, nhưng bạn không đề ra một kế hoạch cụ thể về thời gian và phương pháp, thì khó có thể mà đạt được mục tiêu. Nên dẫn đến việc chúng ta dễ dàng từ bỏ, chẳng muốn làm bất cứ điều gì, và cứ để mọi việc ở đó.
3. 5 Tips giúp bạn lấy lại động lực
Hãy nhớ đến lý do bạn bắt đầu
Những lúc bạn mất đi động lực, hãy nhớ đến lý do:
- Vì sao bạn tồn tại trên thế giới này?
- Bạn tồn tại để làm việc gì?
- Bạn làm điều đó vì điều gì?
- Bạn ở mãi một chỗ liệu có tốt hơn không?
Có thể lắm lúc, mọi thứ không như ý mình muốn, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Mình tin chắc rằng “Mọi nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng”, chỉ cần bạn đứng dậy và bước tiếp với điều mình đã chọn, mục tiêu mà mình đã đặt ra, tự khắc mọi năng lượng sẽ giúp bạn. Và bạn nên nhớ câu nói này khi mất đi động lực: “Bạn đã nỗ lực nhiều đến thế, bạn nỡ từ bỏ sao?”. Hy vọng với chiếc video bên dưới có thể vực dậy tinh thần của bạn:
Chia sẻ với người mà bạn tin tưởng nhất
Không phải ai cũng sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của bạn. Vì vậy, bạn cần tìm cho mình một người tri kỉ, đó có thể là cha mẹ, bạn bè hay anh chị em, người mà sẵn sàng lắng nghe bạn khi bạn mất đi nguồn động lực vốn có, họ sẽ cho bạn những lời khuyên hợp lý nhất, khích lệ bạn, truyền cho bạn động lực của họ, giúp bạn vượt qua “hố đen” của bản thân, gián tiếp đưa bạn đến với thành công.
Khi bạn có thể giãi bày nỗi lòng của chính mình, bạn sẽ nhẹ đi được phần nào, và người bạn ấy sẽ gợi ý cho bạn con đường đúng đắn nhất, có thể chỉ là một gợi ý đơn giản để bạn nhìn ra bạn là ai? Đam mê của bạn là gì? Và điều gì bạn cần làm ngay bây giờ? Nhỏ thôi nhưng chắc chắn giúp bạn trấn tĩnh lại ngay.
Hãy nghĩ đến cuộc sống mà mình mơ ước
Nghĩ đến cuộc sống mà mình mơ ước là cách nhanh nhất để giúp bạn vực dậy tinh thần, động lực của bản thân. Không sai vào đâu cả, để cuộc sống sau năm 30 tuổi không phải vì 30 ngàn lẻ mà đau đầu thì bạn cần phải nỗ lực và nỗ lực hơn nữa. Không có bất kì lý do nào cho phép bạn ngừng phấn đấu cả. Bạn không có quyền chọn nơi mình được sinh ra nhưng có quyền chọn trở thành một người tầm thường hay một người xuất chúng đều ở chính bạn: “Anh hùng không hỏi xuất thân” đâu nhé!
Cho bản thân nghỉ ngơi
Chiếc xe nào chạy rồi cũng đến lúc hư, chúng ta cũng vậy. Khi làm việc quá năng suất, bạn cần cho bản thân nghỉ ngơi một vài ngày, để bản thân lấy lại năng lượng. Chúng ta có thể nghe những bài hát nhẹ nhàng để làm dịu đi tâm trạng của bản thân, hoặc nghe những bài hát động lực để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra bạn có thể đọc một vài quyển sách để thư giãn.
Giữ cho bản thân một thái độ sống tích cực
Tại sao cần giữ cho bản thân một thái độ tích cực? Khi bạn rơi vào khoảnh khắc tuyệt vọng, mất đi động lực để sống, nếu bạn là một người tiêu cực, bạn sẽ dễ dàng nghĩ quẩn và làm tổn hại đến cơ thể mình. Vậy làm thế nào để trở nên tích cực hơn?
- Bỏ theo dõi những trang và bạn bè Facebook chứa đầy nội dung buồn bã, tiêu cực, thay vào đó hãy theo dõi những trang có trích dẫn những câu nói truyền năng lượng tích cực.
- Cười! Vâng, hãy đi gặp lũ bạn thân để bọn nó giúp bạn vui vẻ hơn. Đừng quên mỗi ngày hãy tập ngắm nhìn bản thân ở trong gương để mỉm cười. Vì bạn là phiên bản tuyệt vời và xinh đẹp nhất rồi.
- Đọc những quyển sách hữu ích để vừa có thêm kiến thức, đồng thời nuôi dưỡng nguồn động lực bên trong bản thân. Bạn có thể tìm mua quyển “Tôi quyết định sống cho chính tôi!” tại đây. Quyển sách này sẽ giúp bạn lấy lại động lực sống.
4. Lời kết
Trên đây là 5 tips giúp bạn lấy lại động lực. Hy vọng bạn có thể dễ dàng tìm lại bản thân mình mà đứng dậy và vững chân bước tiếp đến cánh cổng tương lai. Và xin gửi bạn đôi lời khích lệ cho chặng đường tương lai: “Con người cần ít nhất một ước mơ, một lý do để kiên cường. Nếu trong tim không có chốn dừng chân, vậy đi đâu cũng sẽ lạc lối”. Mong rằng ai cũng sẽ tìm được một “chốn dừng chân” cho riêng mình, một nơi yên bình sau cơn bão. Xin gửi tới bạn một cái ôm thật ấm áp.
Đừng quên theo dõi chuyên mục Bạn đọc trên BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:
Hay quá, thanks bạn