Khi nói đến các yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị đau tim, ngoài các bệnh lý của bệnh tim mạch thì còn có rất nhiều hành vi và thói quen mà nhiều người không ngờ đến. Hãy ghi chú lại ngay 10 điều có thể làm tăng nguy cơ đau tim sau đây.

Những nguy hiểm xảy ra khi bạn bị đau tim

Nhiều người thường nghĩ đau tim hay đau ngực xảy ra cũng chỉ vì tâm trạng hồi hộp hay mới vừa vận động mạnh. Nhưng nếu bạn gặp cảm giác này kéo dài lâu, không giảm bớt dù đã nghỉ ngơi thì khả năng cao là cơ thể bạn đã gặp vấn đề.

Đau tim ảnh hưởng rất nguy hiểm đến sức khỏe của bạn (Nguồn: Internet).
Đau tim ảnh hưởng rất nguy hiểm đến sức khỏe của bạn (Nguồn: Internet).

Nếu không chữa trị kịp thời, bạn có thể bị nặng nhất là tình trạng nhồi máu cơ tim ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến cho các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị suy yếu, về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Do vậy khi vừa có các dấu hiệu bị đau tim hoặc cảm thấy đau ngực bạn nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chữa trị kịp thời nhé!

10 điều có thể làm tăng nguy cơ đau tim

Các nhà khoa học đã phát hiện ra đau tim không chỉ xảy ra ở những người mắc bệnh tim mạch, mà ngay cả trong hoạt động hằng ngày của chúng ta cũng có thể vô tình khiến làm xuất hiện cơn đau tim. Thế nên hãy chú ý thay đổi lối sống để trái tim khỏe mạnh hơn nhé.

1. Thiếu ngủ

Thiếu ngủ không chỉ khiến chúng ta mất sức sống, buồn ngủ mà còn làm nguy cơ mắc đau tim gấp nhiều lần. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày có thể bị đau tim nhiều hơn những người ngủ đủ từ 6-8 tiếng. Khi mất ngủ, huyết áp sẽ tăng lên và ảnh hưởng trực tiếp đến tim.

Thiếu ngủ có thể khiến bạn đau tim (Nguồn: Internet).
Thiếu ngủ có thể khiến bạn đau tim (Nguồn: Internet).

2. Đau nửa đầu có liên quan đến đau tim

Chứng đau nửa đầu có liên quan đến sức khỏe trái tim. Người bị bệnh này sẽ dễ bị đau tim trong tương lai, với các triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng, nhạy cảm với âm thanh hay có cảm giác khác lạ ở tim như tim đập nhanh hơn, hơi thở không đều,…

3. Thời tiết lạnh dễ gây đau tim

Thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể nói chung và trái tim cũng như vậy. Vào những ngày trời quá lạnh, nếu bạn không giữ ấm cơ thể tốt sẽ khiến cho các mạch máu bị co hẹp lại, làm cho máu khó lưu thông hơn và tăng gánh nặng cho tim. Thế nên hãy giữ ấm cơ thể để tránh nguy cơ bị đau tim.

Thời tiết lạnh dễ gây đau tim (Nguồn: Internet).
Thời tiết lạnh dễ gây đau tim (Nguồn: Internet).

4. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tim

Nhiều nghiên cứu cho thấy khi bạn hít nhiều không khí bẩn sẽ ảnh hưởng đến trái tim, có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và tim sẽ phải hoạt động mạnh hơn bình thường. Ngoài tim thì các bộ phận khác cũng phải hoạt động tích cực hơn để loại bỏ lượng chất độc hại này ra khỏi cơ thể.

5. Bữa ăn quá no cũng có thể gây đau tim

Sau khi dùng bữa quá no, nhất là vào buổi tối, nồng độ hormone căng thẳng tăng cao trong cơ thể sẽ khiến bạn dễ bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim và tăng nguy cơ đau tim.

Bữa ăn quá no có thể gây đau tim (Nguồn: Internet).
Bữa ăn quá no có thể gây đau tim (Nguồn: Internet).

6. Đau tim xảy ra khi bạn có cảm xúc mạnh, dù là tiêu cực hay tích cực

Khi bạn tức giận, nhịp tim sẽ tăng lên rất nhiều. Nhưng khi bạn vui quá mức thì nhịp tim cũng tăng nhanh hơn. Bất cứ khi nào bạn có cảm xúc mạnh dù là tiêu cực hay tích cực cũng đều khiến tim đập nhanh hơn, có thể gây nguy cơ đau tim mà bạn không ngờ đến.

7. Thay đổi hoạt động đột ngột dễ gây đau tim

Tập thể dục quá sức làm tăng nhịp tim lên cao. Đó là lý do vì sao khi bạn chạy bộ sẽ thường “nghe” được cả nhịp tim của mình sau khi kết thúc cuộc chạy, hoặc tập luyện bất kỳ môn thể thao nào cũng đều gặp tình trạng tương tự. Trong trường hợp này bạn nên hoạt động nhẹ một chút để nhịp tim trở lại bình thường thay vì ngồi nghỉ.

Luyện tập thể thao quá mức khiến chúng ta dễ bị đau tim (Nguồn: Internet).
Luyện tập thể thao quá mức khiến chúng ta dễ bị đau tim (Nguồn: Internet).

8. Cảm cúm có thể tác động đến tim

Khi cơ thể của bạn bị vi rút tấn công, hệ miễn dịch có thể gây ra một số tổn thương cho tim, nhất là van tim và các động mạch. Nhiễm trùng đường hô hấp được cho là có ảnh hưởng đến nhịp tim cũng như tăng nguy cơ bị đau tim lên gấp đôi.

9. Hen suyễn gây đau tim

Người bị hen suyễn thường khó thở, và điều đó có ảnh hưởng đến tim, có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn so với người bình thường. Ngay cả khi đã kiểm soát được bệnh của mình, bạn vẫn có nguy cơ bị đau tim nếu không điều hòa nhịp tim tốt.

Hen suyễn làm tăng nguy cơ đau tim (Nguồn: Internet).
Hen suyễn làm tăng nguy cơ đau tim (Nguồn: Internet).

10. Xem một trận đấu thể thao, phim kinh dị hay gặp thảm họa

Có thể thấy vào những lúc tâm trạng hồi hộp, chờ đợi thì nhịp tim của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Điều này hay xảy ra khi bạn theo dõi một trận đá banh, xem một bộ phim kinh dị, thậm chí là chứng kiến một thảm họa hay tai nạn nào đó. Vì những trường hợp này khó tránh khỏi được nên hãy cố gắng bình tĩnh và thở đều nhé!

Mời bạn đọc thêm các bài viết về sức khỏe tại đây:

Để giúp trái tim khỏe mạnh, bạn hãy cố gắng cải thiện các hoạt động trên để tránh nguy cơ bị đau tim nhé!

Xem thêm

Ung thư cổ tử cung: Những lưu ý phụ nữ cần biết về căn bệnh nguy hiểm này

Một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất của phụ nữ phải nói đến là ung thư cổ tử cung. Nếu như trong giai đoạn đầu mắc bệnh mà không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm về sau. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn thông tin về ung ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận