Bạn có từng xung đột với ai đó chưa? Tất nhiên, chúng ta đều đã từng có xung đột, tranh cãi với người khác. Đó là một phần tất yếu của các mối quan hệ và đó không phải là một điều xấu. Xung đột như một sự va chạm giúp chúng ta đạt tới mức độ thân mật cao hơn. Vì vấn đề không phải bản thân của sự xung đột mà đó là cách bạn phản ứng. Hãy cùng tìm hiểu làm thế nào để xung đột một cách tích cực qua bài viết này nhé.
Đừng hung hăng thụ động
Hung hăng thụ động là gì ? Có thể hiểu đơn giản đây là gây hấn một cách gián tiếp với người khác. Gây hấn thụ động là cách giết chết ngấm ngầm các mối quan hệ của chúng ta. Khi bạn lựa chọn thể hiện bản thân theo cách thụ động nhưng cảm xúc và hành động của bạn lại đầy sự thù ghét thì bạn sẽ không bao giờ đạt được thứ bạn muốn.
Vậy nên, bạn có hai lựa chọn khi bạn cảm thấy mình có vấn đề với ai đó: Cách thứ nhất, bạn tự vượt qua cảm xúc tiêu cực đó một mình. Hoặc cách thứ hai, bạn phải nói với người đó. Đừng có trừng trừng mắt nhìn người ta, cũng đừng đi nói xấu họ với người khác và mong họ tự hiểu vấn đề dù bạn không nói nửa lời. Cần tự nhắc bản thân rằng: chúng ta đã đủ trưởng thành để có một cuộc nói chuyện nghiêm túc với nhau.
Hãy tìm thời gian và không gian hợp lý
Ngay cả khi bạn muốn giải quyết mâu thuẫn với ai đó, bạn không thể bắt đầu cuộc trò chuyện tại bất cứ thời điểm hay ở bất cứ đâu bạn muốn. Luôn có thời gian và địa điểm thích hợp hơn cho mọi thứ. Chúng ta thường có xu hướng nói ra những bức xúc trong khi cảm xúc lấn át mà không quan tâm đến không gian và thời gian. Chính điều này làm xung đột của bạn với người khác thêm phần trầm trọng. Ví dụ về thời điểm tồi tệ khi bạn muốn đề cập đến các vấn đề cần giải quyết: trong bữa ăn, trước khi ra ngoài đi làm vào buổi sáng, nơi công cộng…
Khi bạn bình tĩnh và tìm ra thời gian cũng như không gian thích hợp, cơ hội để bạn tìm ra hướng giải quyết sẽ cao hơn và đảm bảo tương lai yên bình hơn cho mối quan hệ giữa bạn và người đang có mẫu thuẫn với bạn.
Giữ riêng tư
Việc chia sẻ với bạn bè xung quanh về những điều diễn ra trong cuộc sống, tích cực lẫn tiêu cực luôn được khuyến khích. Hoàn toàn không có vấn đề gì khi bạn chia sẻ những mẫu thuẫn xảy ra giữa bạn và một ai đó cho bạn bè của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chia sẻ sau khi mọi việc đã được giải quyết êm đẹp. Bởi nếu bạn phàn nàn về ai đó một cách quá tiêu cực trước mặt những người khác, hình ảnh bạn cũng sẽ bị ảnh hướng xấu.
Chính vì vậy, bạn nên tìm cách giải quyết xung đột trực tiếp với một người. Sau đó, nếu muốn, bạn có thể nói chuyện với người khác về bản thân cuộc xung đột thay vì nói về đối tượng tranh cãi với bạn. Hãy thật cẩn trọng với những điều bạn chia sẻ.
Hãy lý trí
Rất khó cho chúng ta khi phải giữ lý trí trong các cuộc xung đột vì lúc này cảm xúc, thường là tiêu cực, sẽ lấn át. Bạn có thể dành thêm chút thời gian suy nghĩ về những cảm xúc tiêu cực mình đang có, nguồn gốc thực sự của nó là gì và nên giải quyết nó như thế nào. Nếu bạn thực sự trân trọng đố phương, hãy cố gắng thật bình tĩnh và logic vì cuối cùng bạn đâu có muốn đánh mất mối quan hệ này, đúng không ? Với suy nghĩ mạch lạc, giọng nói bình tĩnh cùng thái độ tôn trọng thì xung đột sẽ rất nhanh chóng được giải quyết.
Cuối cùng thì chúng ta sẽ không thể nào tránh được những cuộc cãi vã, xung đột trong cuộc sống. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống không hề phụ thuộc vào việc bạn có ít hay nhiều xung đột, mà đó là cách bạn phản ứng lại với chúng.
Hãy tìm hiểu cách các nhóm nhạc Kpop giải quyết mâu thuẫn tại BlogAnChoi:
- TWICE chia sẻ về cách giải quyết mâu thuẫn nhóm bằng cách “bà tám” thật nhiều
- Irene (Red Velvet) tiết lộ cách các thành viên giải quyết tranh cãi
Ghé thăm BlogAnChoi để cập nhật các thông tin giải trí thú vị bạn nhé!
Quan trọng là biết lắng nghe và giữ hòa khí với đối phương.
Ao cũng hạ cái tôi của mình xuống là đc