Trong cuộc đua hướng đến phát triển bền vững, doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) cần chú trọng các yếu tố về nguồn lực, cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ mới để đạt được hiệu quả chuyển đổi tối ưu.

Mỗi giai đoạn của TMĐT sẽ có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào xu hướng của người tiêu dùng và tình hình kinh tế thị trường. Nếu 2020-2022 là sự bứt tốc của kinh tế số, đưa thương mại trực tuyến thâm nhập sâu mạnh vào cuộc sống người tiêu dùng thì năm 2023 trở đi là cuộc đua của những giá trị bền vững và dài hạn.

Sự chuyển dịch sang mô hình phát triển bền vững sẽ giúp cả hệ sinh thái được hưởng lợi, từ doanh nghiệp TMĐT đến nhà bán hàng và người tiêu dùng, tạo ra tác động kép và sức mạnh cộng hưởng cho sự phát triển lâu dài. Ai có thể kịp thời chuyển đổi và thích nghi với xu hướng này sẽ vững vàng trụ lại, tỏa sáng trên thị trường.

Tính cần thiết xây dựng mô hình bền vững

Không phải tự nhiên mà khái niệm bền vững được lặp lại ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông, cũng như trong chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp bất kể lớn nhỏ. Trong lĩnh vực TMĐT, phát triển bền vững sẽ mở ra cánh cửa để doanh nghiệp tiếp cận môi trường kinh doanh lành mạnh, qua đó đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế và xây dựng sự trung thành từ người tiêu dùng, cũng như mở rộng tệp khách hàng mới. Ở vị trí người tiêu dùng, TMĐT theo hướng bền vững mang lại các dịch vụ, sản phẩm vượt trội, cải thiện về chất lượng, giá thành và tăng trải nghiệm trong quá trình mua sắm.

TMĐT theo hướng bền vững mang lại các dịch vụ, sản phẩm vượt trội, cải thiện về chất lượng, giá thành và tăng trải nghiệm trong quá trình mua sắm (Ảnh: Internet)
TMĐT theo hướng bền vững mang lại các dịch vụ, sản phẩm vượt trội, cải thiện về chất lượng, giá thành và tăng trải nghiệm trong quá trình mua sắm (Ảnh: Internet)

Hành trang phát triển bền vững của các doanh nghiệp TMĐT

Trong xu hướng phát triển bền vững, TMĐT sẽ tiếp tục hướng đến các đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng, công nghệ, logistics hay con người. Ở giai đoạn trước, những mô hình doanh nghiệp TMĐT bền vững đã cho thấy mức độ hiệu quả trong việc duy trì và phát triển kinh doanh trước những “con sóng” của thị trường. Và trong tương lai các doanh nghiệp TMĐT cũng được khuyến khích hướng đến các giá trị dài hạn, thay vì chỉ “đốt tiền” để chạy theo các mục tiêu ngắn hạn.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ dẫn đến xu hướng thứ hai – tạo ra nhiều giá trị hơn cho các bên liên quan trong kinh doanh. Thông qua việc xây dựng cộng đồng với các giá trị cộng hưởng từ tam giác: Đối tác – doanh nghiệp – người tiêu dùng, TMĐT bền vững sẽ tạo dựng nền tảng giúp doanh nghiệp đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số, đưa ra chiến lược phát triển dài hạn, tận dụng triệt để các giải pháp từ công nghệ, cơ sở hạ tầng, logistics, đến tiếp thị trong hệ sinh thái TMĐT.

TMĐT bền vững sẽ tạo dựng nền tảng giúp doanh nghiệp đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số (Ảnh: Internet)
TMĐT bền vững sẽ tạo dựng nền tảng giúp doanh nghiệp đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số (Ảnh: Internet)

Về trải nghiệm khách hàng, TMĐT bền vững sẽ kết nối các hành vi riêng lẻ của người tiêu dùng, hướng đến xu hướng mua sắm toàn diện và cá nhân hóa cho mỗi khách hàng từ giai đoạn tìm kiếm, lựa chọn, mua hàng, thanh toán, đổi trả. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động marketing, các doanh nghiệp TMĐT cũng cần kiện toàn chính sách đổi trả hàng hóa, để trải nghiệm khách hàng không bị “gãy” ở những nút thắt cuối cùng. Khách hàng sẽ ngày càng ưa chuộng phương thức mua trước, trả sau vì tính linh hoạt và thuận tiện.

Khách hàng sẽ ngày càng ưa chuộng phương thức mua trước, trả sau vì tính linh hoạt và thuận tiện (Ảnh: Internet)
Khách hàng sẽ ngày càng ưa chuộng phương thức mua trước, trả sau vì tính linh hoạt và thuận tiện (Ảnh: Internet)

Tóm lại

Chặng đường mới của TMĐT đã sang trang mới. Đây là thời điểm để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang các chiến lược bền vững hơn để mang lại lợi ích cho khách hàng, cộng đồng lẫn chính bản thân doanh nghiệp.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn nhé!

Xem thêm

Chiến dịch Oreo Codes của thương hiệu Oreo có gì thú vị?

“Xoay bánh - Nếm kem - Chấm sữa” là quảng cáo quen thuộc với đông đảo người tiêu dùng, khiến họ vô thức thực hiện các thao tác này khi thưởng thức một chiếc bánh Oreo. Với hai lớp bánh quy socola kẹp kem ngọt ở giữa, Oreo đã là món ăn vặt phổ biến ở nhiều thị trường ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận