Các tín đồ yêu gà rán có lẽ không thể nào bỏ qua những món ăn nóng sốt, thơm ngon từ thương hiệu Kentucky Fried Chicken, hay còn được biết rộng rãi với cái tên KFC. Để có thể tạo dựng một thương hiệu “ai cũng biết” như hiện nay, “cha đẻ” của KFC đã trải qua nhiều gian khó và thất bại cả nghìn lần.

Hành trình tạo nên “bí kíp” chế biến gà rán của nhà sáng lập

Sinh ra và lớn lên tại Henryville (Mỹ), ông Harland Sanders có một tuổi thơ không mấy êm đềm. Khi ông vừa lên 5, bố của ông chẳng may qua đời, người mẹ trở thành lực lượng lao động chính của gia đình. Trong thời gian mẹ vất vả đi làm, ông nghiễm nhiên là người lớn nhất trong nhà và buộc phải chăm sóc các em. Cuộc sống vất vả đã tu luyện cậu bé đang trong “tuổi ăn tuổi ngủ” thông thạo kỹ năng nấu nướng và làm bếp chẳng kém gì người lớn.

Vài năm sau, mẹ ông tái giá. Tưởng chừng họ đã có một khởi đầu mới ấm áp và sung túc hơn nhưng mọi thứ lại không diễn ra như mong muốn. Người cha dượng không thích có con riêng. Sau một năm chịu đựng cùng gia đình mới, ông Sanders đã bỏ nhà ra đi và tự kết thúc con đường học vấn của mình. Thế là chặng đường tự nuôi sống bản thân của ông bắt đầu!

Trong suốt 30 năm, ông Sanders đã vất vả mưu sinh, bắt tay vào làm tất cả công việc có thể tạo ra thu nhập: nông dân, người điều khiển xe điện, bán bảo hiểm, lính cứu hỏa đường sắt, kinh doanh lốp xe, và thậm chí là luật sư. Dù đã thử vận may trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ông vẫn không thể có được thành công.

Năm 1930, ông Sanders nhận được công việc điều hành một trạm xăng ở Corbin, bang Kentucky. Để kiếm thêm thu nhập, ông đã bắt tay vào phục vụ đồ ăn cho khách hàng của mình. Tại đây, ông phục vụ món gà rán và nhiều món ăn khác mà ông được mẹ chỉ dạy khi còn nhỏ.

Năm 1930, ông Sanders nhận được công việc điều hành một trạm xăng ở Corbin, bang Kentucky. Để kiếm thêm thu nhập, ông đã bắt tay vào phục vụ đồ ăn cho khách hàng của mình (Ảnh: Internet)
Năm 1930, ông Sanders nhận được công việc điều hành một trạm xăng ở Corbin, bang Kentucky. Để kiếm thêm thu nhập, ông đã bắt tay vào phục vụ đồ ăn cho khách hàng của mình (Ảnh: Internet)

Chẳng mấy chốc, tài nấu ăn của ông Sanders được mọi người truyền tai nhau và danh tiếng của ông đã lan rộng. Nhiều vị khách từ những bang khác hay vùng quê cũng đã lặn lội đường xa đến trạm xăng này để nếm thử những món ăn hấp dẫn do ông chế biến. Đặc biệt, món gà của ông Sanders đắt khách đến mức cuối cùng ông đã quyết định dỡ bỏ các máy bơm xăng, biến trạm xăng thành một nhà hàng chính thức. Khi bước sang tuổi 40, ông mua thêm một nhà nghỉ ven đường ở và bắt đầu phục vụ món gà kiểu miền Nam của mình.

Đến năm 1937, ông mở rộng kinh doanh bao gồm cả nhà nghỉ và quán cà phê Sanders Courts & Cafe có sức chứa khoảng 142 người. Những vị khách ghé đến địa điểm này đều mong muốn được thưởng thức món gà rán thơm ngon đặc trưng của ông Sanders. Trước đây, ông dành hẳn 30 phút để thực hiện bởi đây là món ăn nổi tiếng nhất trong thực đơn. Gà phải được chiên ngập dầu và chế biến kỹ lưỡng. Để phục vụ nhu cầu của đông đảo thực khách, ông đã phải thay đổi cách chế biến của mình. Thay vì dùng nồi chiên thông thường, ông quyết định chuyển sang dùng nồi áp suất và rút ngắn thời gian chuẩn bị chỉ còn 8 – 9 phút. Điều này đã làm hài lòng những vị khách không muốn phải chờ đợi quá lâu, giúp món gà của ông lại càng bán chạy hơn.

1.009 lời từ chối nhượng quyền và hành trình mang tên tuổi KFC vang danh 145 quốc gia

Vào những năm 1950 khi Chính phủ xây dựng đường cao tốc xung quanh khu vực kinh doanh, ông Sanders đã hứng chịu một đòn nặng nề. Ngày càng ít khách hàng ghé đến cửa hàng, doanh thu sụt giảm và gần như không thể duy trì hoạt động kinh doanh được nữa, ông đành phải bán cửa hàng. Thành công gần ngay trước mắt đã vỡ tan, ông Sanders chật vật duy trì cuộc sống nhờ vào tấm séc an sinh xã hội trị giá 105 USD.

Trong bối cảnh khó khăn bủa vây, một ý tưởng đã vực dậy ông Sanders: nhượng quyền công thức của mình dưới tên Kentucky Fried Chicken (KFC). Ông Sanders đã đóng gói nồi áp suất và những gia vị, thảo mộc cần thiết và một mình rong ruổi trên con đường tìm kiếm đối tác. Ông kiên trì gõ cửa từng gia đình và cửa hàng để mời chào họ cộng tác. Sau khi họ nếm thử sản phẩm mẫu, ông thương lượng về thỏa thuận nhượng quyền thương mại với các chủ nhà hàng. Ông sẽ nhận được phần hoa hồng 0,04 USD cho mỗi miếng gà họ bán được. Đổi lại, ông sẽ hướng dẫn họ cách chế biến món ăn theo công thức độc quyền. Trước khi trở nên nổi tiếng như hiện nay, công thức làm gà rán của ông Harland Sanders đã bị từ chối đến 1.009 lần.

Trước khi trở nên nổi tiếng như hiện nay, công thức làm gà rán của ông Harland Sanders đã bị từ chối đến 1.009 lần (Ảnh: Internet)
Trước khi trở nên nổi tiếng như hiện nay, công thức làm gà rán của ông Harland Sanders đã bị từ chối đến 1.009 lần (Ảnh: Internet)

Công thức “Kentucky Fried Chicken” là sự kết hợp của 10 loại gia vị bí mật. Sau khi sáng tạo công thức thành công, ông Sanders đã kiên trì gõ cửa từng gia đình, từng cửa hàng để trổ tài chế biến, đồng thời mời chào họ cộng tác. Tuy nhiên, chỉ một số ít cửa hàng thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh gà rán theo công thức của Harland. Sau khi thuyết phục được ông Dave Thomas – người lập ra thương hiệu burger Wendy sau này, ông Sanders đã có được hàng trăm mối quan hệ kinh doanh từ Dave. Tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông đã tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu.

Công thức "Kentucky Fried Chicken" là sự kết hợp của 10 loại gia vị bí mật (Ảnh: Internet)
Công thức “Kentucky Fried Chicken” là sự kết hợp của 10 loại gia vị bí mật (Ảnh: Internet)

Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 thương hiệu nhượng quyền ở Mỹ và ở Canada. Với sự bền bỉ và đam mê nấu nướng, ông Sanders đã nỗ lực phát triển thương hiệu gà rán KFC đến từng ngóc ngách trên thế giới. Tuy nhiên, công việc kinh doanh bề thế này có lẽ đã quá sức với một người lớn tuổi như ông. Vì thế, ông bán cổ phần trị giá 2 triệu USD của mình ở công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR – người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky vào năm 1964. Ông đã đưa ra điều kiện là chất lượng sản phẩm phải luôn được duy trì, ngoài ra ông sẽ được nhận lương trọn đời và trở thành gương mặt đại diện của thương hiệu. Đấy là lý do vì sao khi nhắc đến KFC, nhiều người lại liên tưởng đến một ông cụ mặc áo vest trắng, đeo kính và nụ cười phúc hậu luôn thường trực trên môi.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Twitter đổi tên thành X và tham vọng làm ra WeChat kiểu Mỹ của Elon Musk

Kể từ ngày 24/7, Twitter chính thức lột xác với tên gọi mới là X cùng với logo và giao diện mới màu đen. Elon Musk đã đưa ra lời tạm biệt với Twitter trên tài khoản của mình vào ngày 23/7. Việc biến Twitter thành X không đơn thuần chỉ là hành động thiết kế lại thương hiệu, ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận